-
- Tổng tiền thanh toán:
XÉT NGHIỆM MỠ MÁU LÀ GÌ? GỒM NHỮNG CHỈ SỐ NÀO?
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 19/08/2023
Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu XÉT NGHIỆM MỠ MÁU LÀ GÌ? GỒM NHỮNG CHỈ SỐ NÀO?
Xét nghiệm mỡ máu là gì?
Xét nghiệm mỡ máu (blood lipid test) là một xét nghiệm máu để đo lượng cholesterol và chất béo trung tính có trong máu. Xét nghiệm này rất quan trọng và được thực hiện thường quy nhằm xác định nguy cơ tích tụ chất béo (mảng) trong động mạch có thể dẫn đến thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch khắp cơ thể (xơ vữa động mạch).
Trong máu và dịch máu (huyết dịch) có rất nhiều thành phần khác nhau như: mỡ máu, hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, các yếu tố đông máu, kháng thể, muối khoáng, nước… là cách gọi chung cho tất cả các loại mỡ có trong huyết dịch, mỡ máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau.
Phương pháp này giúp kiểm tra định lượng cholesterol toàn phần, đồng thời phân tích cụ thể từng loại mỡ máu như: Triglyceride, HDL-c (cholesterol tốt), LDL-c (cholesterol xấu)… trong máu. Cholesterol là chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt.
Cholesterol là thành phần quan trọng trong máu, có mặt trong các mô của cơ thể, tham gia vào cấu tạo một số hormone, cấu trúc màng tế bào, vận hành chức năng của não, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, dự trữ vitamin, tiền chất tạo vitamin D.
Vì cholesterol là chất mỡ không tan trong nước nên để di chuyển trong máu, buộc phải kết hợp với protein để “tự do” di chuyển. Cholesterol chỉ gây hại khi xảy ra tình trạng rối loạn cholesterol do tăng cao trong máu. Nếu mỡ máu cao, người bệnh đối diện nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não… Để biết được nồng độ cholesterol cao hay thấp, người bệnh phải xét nghiệm mỡ máu.
Vì sao cần xét nghiệm mỡ máu?
Tổng hội Y học Việt Nam cảnh báo gần 50% người thành thị bị mỡ máu cao. Hiện gần 4,4 triệu người trên thế giới tử vong liên quan đến mỡ máu cao, tương đương 7,78% số ca tử vong do các bệnh mạn tính không lây gây ra.
Điều đáng lo khi người có mỡ máu xấu không có dấu hiệu hay triệu chứng khác thường. Người bệnh được phát hiện khi vô tình đi khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu, điều trị các bệnh khác, nhiều trường hợp ghi nhận mỡ máu cao khi xảy ra tai biến mạch máu não, đột quỵ. Vì vậy, người dân cần khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ tầm soát nguy cơ diễn tiến đến các bệnh tim mạch, bệnh mạch máu.
Xét nghiệm mỡ máu thường được chỉ định cho tất cả đối tượng ở độ tuổi trung niên trở lên, người có người thân trong gia đình có mỡ máu cao, thừa cân béo phì, nguy cơ bị tim mạch, mạch máu, đái tháo đường, bệnh thận, suy giáp…; thậm chí người dân thành thị có thể xét nghiệm sớm từ 20 tuổi do lối sống lười vận động, dùng nhiều thức ăn nhanh.
Xét nghiệm mỡ máu gồm những chỉ số nào và ý nghĩa
Mỗi ngày, gan sản xuất từ 1,5g – 2g cholesterol (nguồn gốc nội sinh) và do cơ thể ăn uống các thực phẩm có nguồn gốc từ mỡ động vật (nguồn gốc ngoại sinh).
4 chỉ số quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu cho người bệnh, bao gồm:
- Cholesterol toàn phần
- LDL-cholesterol (LDL-c)
- HDL-cholesterol (HDL-c)
- Triglyceride.
Dựa vào những chỉ số xét nghiệm về mỡ máu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng người bệnh có bị rối loạn mỡ máu hay không, rối loạn mỡ máu ở mức độ nào, có ảnh hưởng đến các bệnh liên quan khác như tim mạch, đái tháo đường, tim mạch, xơ vữa động mạch… không.
1. Cholesterol toàn phần
Xét nghiệm cholesterol toàn phần nhằm biết được tổng hàm lượng cholesterol có trong máu. Với người càng lớn tuổi, lượng cholesterol toàn phần trong máu càng cao. (1)
- Dưới 50 tuổi, nam giới thường có lượng cholesterol toàn phần cao hơn nữ giới.
- Trên 50 tuổi, phụ nữ có lượng cholesterol cao hơn nam.
Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến cáo, những người từ 20 tuổi trở lên nên xét nghiệm cholesterol toàn phần để tiên lượng trước nguy cơ rối loạn mỡ máu, nhất là người dân sống ở khu vực thành thị, chủ yếu làm việc văn phòng, ít vận động thể lực.
Cholesterol toàn phần |
Tình trạng sức khỏe |
Nguy cơ tiến triển |
<200 mg/dL (5,1 mmol/L) | Bình thường | Khả năng mắc bệnh động mạch vành rất thấp |
200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) | Đã hoặc đang có vấn đề về sức khỏe | Sinh hoạt điều độ và theo dõi sức khỏe định kỳ |
>= 240 mg/dL (6,2 mmol/L) | Cholesterol trong máu tăng cao | Nguy cơ xơ vữa động mạch |
2. Triglyceride
Triglyceride là loại chất béo trung tính được tìm thấy trong máu, chiếm đến 95% chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sau ăn, cơ thể chuyển bất kỳ lượng calo nào vừa ăn vào chưa sử dụng ngay thành chất béo trung tính và lưu trữ trong các tế bào mỡ. Sau đó, các hormone giải phóng chất béo trung tính để tạo năng lượng giữa các bữa ăn.
Nếu một người thường xuyên ăn nhiều calo hơn số lượng calo được đốt cháy, nhất là những thực phẩm nhiều năng lượng thì cơ thể chứa nhiều chất béo trung tính hơn, đồng nghĩa lượng triglyceride trong máu tăng cao. Người có chỉ số triglyceride tăng cao thường thừa cân, ăn quá nhiều đồ ngọt, uống nhiều bia rượu, hút thuốc, ít vận động hoặc mắc bệnh đái tháo đường với lượng đường trong máu cao.
Định lượng triglyceride trong máu giúp đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid máu:
< 100 mg/dL (1,7 mmol/L) | Bình thường |
150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L) | Mức ranh giới cao |
200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L) | Mức cao |
> 500 mg/dL (6 mmol/L) | Mức rất cao |
Dựa vào kết quả xét nghiệm của người bệnh, bác sĩ sẽ đối chiếu với các chỉ số này để đánh giá người bệnh đang khỏe mạnh hay đối diện nguy cơ mắc các bệnh về tim, tiểu đường, từ đó đưa ra phương pháp điều trị y tế phù hợp và điều chỉnh, cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nếu không xét nghiệm và điều trị sớm, hàm lượng triglycerid cao trong máu sẽ phối hợp với cholesterol HDL thấp hoặc cholesterol LDL cao có thể tăng nguy cơ đau tim và thúc đẩy tình trạng đột quỵ.
3. LDL cholesterol
LDL được viết tắt từ “low density lipoprotein cholesterol”, đây là “cholesterol xấu”, có tỷ trọng lipoprotein cholesterol thấp. Cơ thể chứa nhiều cholesterol xấu thì càng tích tụ chất béo, mảng báo trong lòng mạch máu, cản trở máu lưu thông, thậm chí vỡ ra gây tắc nghẽn mạch máu. Giá trị tối ưu của LDL dưới 100 mg/dL. Nếu người bệnh có chỉ số LDL cao càng đối diện tình trạng vữa xơ động mạch, rơi vào nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
4. HDL cholesterol
Trái ngược với LDL, HDL có tỷ trọng cholesterol lipoprotein với mật độ cao nên được ví là cholesterol tốt, giúp “tiêu diệt” bớt cholesterol xấu, giúp mạch máu thông thoáng, lưu thông dễ dàng trong hệ tuần hoàn.
Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường?
Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần <130 mg/dL (<3.3 mmol/L), chứng tỏ bạn có nồng độ mỡ máu toàn phần bình thường.
Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần > 160 mg/dL (>4.1mmol/L), chứng tỏ sức khỏe của bạn đang ở ngưỡng nguy hại.
Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Cholesterol có trong máu được hình thành từ 2 nguồn: thức ăn được đưa vào cơ thể mỗi ngày (nguồn ngoại sinh) và gan – ruột tổng hợp (nguồn nội sinh).
Chính vì liên quan đến nguồn thực phẩm đưa vào, do đó, kết quả xét nghiệm mỡ máu chịu ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của người bệnh. Nếu như trước khi đi xét nghiệm, người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ, da gà, da vịt, thức ăn nhanh… sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch.
Ngoài ra, các chỉ số xét nghiệm mỡ máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như:
- Thời tiết: vào mùa lạnh (chủ yếu ở các nước ôn đới), lượng mỡ máu sẽ cao hơn mùa hè.
- Độ tuổi: người nghiện thuốc lá, tuổi cao (nam, nữ > 45 tuổi) thường tăng cholesterol trong máu.
- Bệnh mạn tính: người cao huyết áp > 140/90 mmHg hoặc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh tim và đái tháo đường cũng có cholesterol cao hơn.
- Thuốc: một số loại thuốc an thần, thuốc ngừa thai, thuốc chẹn bêta giao cảm, steroid tăng chuyển hóa, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid… cũng tăng cholesterol.
Quy trình thực hiện xét nghiệm
Xét nghiệm mỡ máu gồm đến 4 chỉ số (cholesterol toàn phần, triglyceride, mỡ máu xấu LDL, mỡ máu tốt HDL). Hiện nay trên thị trường có nhiều dịch vụ xét nghiệm mỡ máu với chất lượng khác nhau, do đó mức giá xét nghiệm cũng khác nhau. Người bệnh khi đặt hẹn xét nghiệm cần chọn bệnh viện uy tín, có máy móc xét nghiệm hiện đại, sinh phẩm chuẩn châu Âu, bác sĩ xét nghiệm có trình độ chuyên môn sâu, bác sĩ tim mạch điều trị mỡ máu giỏi… Điều này giúp quy trình xét nghiệm chuẩn chỉnh, có kết quả chính xác cao, đáng tin cậy và luôn có bác sĩ theo dõi, chẩn đoán, điều trị mau hết bệnh.
Quy trình thực hiện xét nghiệm mỡ máu đơn giản, việc lấy máu diễn ra thường qui. Các bước xét nghiệm mỡ máu:
1. Trước xét nghiệm:
- Nhịn đói tối thiểu 10 giờ và tối đa 14 giờ (tránh quá lâu sẽ thay đổi chuyển hóa năng lượng làm tăng triglycerides).
2. Xét nghiệm:
- Bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm nếu cần.
- Người bệnh được lấy máu xét nghiệm.
- Mẫu máu được vận chuyển đến ngay Trung tâm Xét nghiệm
3. Sau xét nghiệm:
- Người bệnh nhận được kết quả xét nghiệm
- Bác sĩ đọc kết quả và đưa ra hướng tư vấn, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.
- Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định tần suất xét nghiệm vào những lần tiếp theo.
Một số lưu ý khi xét nghiệm mỡ máu
1. Thời điểm xét nghiệm
- Tùy vào thời điểm lấy máu, nồng độ một số chất có thể thay đổi, đơn cử như xét nghiệm nồng độ cortisol, sắt huyết thanh, đường huyết sẽ cao nhất vào buổi sáng từ 6 – 8 giờ nhưng giảm dần vào buổi chiều và đến nửa đêm. Do đó, thời điểm lấy máu xét nghiệm mỡ máu tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng.
2. Nhịn ăn
- Người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 10 tiếng, việc ăn uống quá mức dẫn đến huyết tương/huyết thanh đục sẽ gây sai số.
- Không uống sữa, cafe, hút thuốc…
- Không hút thuốc lá trong thời gian lấy máu, tránh uống rượu bia, thức uống có ga quá mức vào đêm trước ngày lấy máu và tốt nhất là trước thời điểm xét nghiệm 24 giờ. Nếu không, kết quả xét nghiệm máu sẽ không chính xác do thuốc lá, các loại nước này tác động đến chỉ số sinh hóa máu.
3. Uống đủ nước
- Uống nước lọc đầy đủ rất cần thiết, giúp người bệnh tránh mệt mỏi, bụng đói do chưa thể ăn sáng. Chưa kể, uống đủ nước góp phần giúp người bệnh giảm căng thẳng vì ít khi đi khám bệnh hay sợ lấy máu.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu XÉT NGHIỆM MỠ MÁU LÀ GÌ? GỒM NHỮNG CHỈ SỐ NÀO? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc
Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:
ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Hotline: 0912.129.228
Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG
Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn
có thể bạn quan tâm :