Xây dựng thực đơn cho người bệnh tim

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 27/05/2023

Gan nhiễm mỡ là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Xây dựng thực đơn cho người bệnh tim

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh tim

1.1. Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào

Lượng thức ăn bạn nạp vào bao nhiêu cũng quan trọng như việc bạn ăn gì. Việc chất đầy thức ăn trên đĩa khiến bạn thường có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường, dẫn tới lượng calo nạp vào quá mức mà cơ thể thực sự cần

Để kiểm soát tình trạng này, bạn nên chia khẩu phần ăn của mình vào các đĩa, bát nhỏ. Trong đó chia ra phần lớn hơn dành cho những thức ăn chứa ít calo, giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau củ quả; phần nhỏ hơn dành cho thực phẩm giàu calo, nhiều muối như thực phẩm đã qua tinh chế, chế biến sẵn hay thức ăn nhanh. Cách làm này có thể giúp bạn kiểm soát

1.2. Ăn nhiều rau và trái cây

Rau và trái cây là những nguồn thực phẩm cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng giàu chất xơ và đặc biệt chứa ít calo. Ăn nhiều rau, trái cây sẽ giúp chúng ta cắt giảm khẩu phần dành cho những thực phẩm có calo cao hơn như thịt, phô mai hay thức ăn nhanh.

Nên chọn công thức nấu ăn có rau hoặc trái cây làm nguyên liệu chính, chẳng hạn như rau xào hay trái cây trộn salad rau. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng không phải cứ miễn là rau củ quả thì dù chế biến theo cách nào cũng tốt cho sức khỏe tim mạch. Bạn có thể tham khảo những lưu ý sau để chọn loại rau củ quả cũng như cách chế biến chúng tốt nhất:

Trái cây và rau quả nên chọn:

  • Rau quả phải tươi hoặc được để đông lạnh;
  • Nếu là rau đóng gói hoặc chế biến sẵn thì phải chứa ít muối;
  • Nếu là trái cây đóng hộp thì phải được chứa trong nước hoặc nước ép trái cây, không thêm đường hoặc các chất phụ gia khác.

Trái cây và rau quả nên hạn chế:

  • Rau trộn với nước sốt kem;
  • Rau xào hoặc tẩm bột chiên;
  • Trái cây đóng gói trong nước siro nhiều đường;
  • Trái cây đông lạnh có thêm đường.

1.3. Chọn ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chứa chất xơ dồi dào cùng nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho việc điều hòa huyết áp nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung. Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn cho người bệnh tim bằng cách dùng chúng để thay thế cho ngũ cốc đã qua tinh chế

Các sản phẩm ngũ cốc nên chọn:

  • Bột mì nguyên cám;
  • Bánh mì nguyên hạt, tốt nhất là nguyên cám 100%;
  • Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ (từ 5g trở lên/khẩu phần);
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch và kiều mạch;
  • Mì ống nguyên chất;
  • Bột yến mạch.

 

Các sản phẩm ngũ cốc nên tránh hoặc dùng hạn chế:

  • Các loại bột trắng đã qua tinh chế;
  • Bánh mì trắng;
  • Bánh muffins;
  • Bánh quế đông lạnh;
  • Bánh mì bắp (ngô);
  • Bánh rán;
  • Bánh quy;
  • Bánh mì lên men nhanh;
  • Bánh nướng;
  • Sợi mì trứng;
  • Bỏng ngô.

1.4. Hạn chế chất béo không lành mạnh

Hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong khẩu phần ăn là một bước quan trọng để giảm cholesterol trong máu giúp giảm nguy cơ mắc

Bạn có thể giảm lượng  trong chế độ ăn uống bằng cách chọn thịt nạc có ít hơn 10% chất béo; dùng bơ, bơ thực vật với lượng ít cho vào món ăn trong khi nấu hoặc chế biến.

Sử dụng chất ít béo để thay thế cho chất béo bất cứ khi nào có thể, ví dụ chấm khoai tây nướng với salsa (một loại sốt của Mexico làm từ cà chua) hoặc sữa chua ít béo thay vì chấm cùng bơ; sử dụng trái cây tươi cắt lát hoặc trái cây chế biến ít đường phết lên bánh mì thay cho bơ thực vật.

Chất béo nên sử dụng là loại đơn như dầu oliu hoặc dầu hạt cải. Ngoài ra chất béo không bão hòa đa - được tìm thấy trong một số loại cá, bơ, hạt - cũng là những lựa chọn tốt cho người bệnh tim. Hai loại chất béo này khi được thay thế cho chất béo bão hòa có thể giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu, tuy nhiên cần dùng điều độ bởi tất cả các loại chất béo đều có lượng calo cao.

1.5. Chọn nguồn protein ít béo

Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa ít béo là những nguồn thực phẩm bổ sung protein ít béo tốt nhất bạn nên chọn. Nhưng cần lựa chọn cẩn thận để đảm bảo lượng chất béo trong chúng là thấp nhất, ví dụ chọn sữa tách kem thay vì sữa nguyên chất, chọn ức gà không da thay vì có da,...

Một số loại cá rất giàu  có thể làm giảm - một chỉ số trong mỡ máu. Lượng axit béo omega-3 cao nhất có trong các loại cá sống ở nước lạnh, ví dụ cá hồi, cá thu hay cá trích; trong một số nguồn khác như hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, dầu hạt cải.

Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng cũng là những thực phẩm giàu protein, chứa ít chất béo là lựa chọn để thay thế cho thịt rất tốt. Việc dùng protein thực vật thay protein động vật sẽ giúp giảm lượng chất béo và cholesterol, tăng cường chất xơ cho cơ thể, tốt cho người bệnh tim.

1.6. Giảm muối trong khẩu phần ăn

Ăn nhiều muối có thể góp phần gây bệnh, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Do vậy cắt giảm muối là một phần quan trọng cần chú ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tim.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị:

  • Người trưởng thành khỏe mạnh nên nạp vào không quá 2.300mg muối mỗi ngày (tương đương 1 muỗng cà phê muối);
  • Lượng muối lý tưởng cần nạp vào ở người trưởng thành là dưới 1.500mg mỗi ngày.

Giảm lượng muối bạn thêm vào thức ăn khi chế biến là đúng nhưng chưa đủ, bởi phần lớn lượng muối nạp vào cơ thể đến từ thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn như súp, đồ nướng,... Hãy khắc phục bằng cách ăn thực phẩm tươi, tự nấu súp và món hầm để cắt giảm muối hiệu quả nhất.

Nếu buộc phải dùng đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn, hãy chọn ăn những món có lượng muối ít. Cảnh giác với những thực phẩm trông có vẻ là ít muối, vì chúng được nêm bằng muối biển thay vì muối thông thường, mà 2 loại muối này tương đương nhau về giá trị dinh dưỡng.

Một cách khác để cắt giảm muối là tìm gia vị thay thế muối hoặc chọn những gói gia vị được sản xuất theo phiên bản ít muối.

Hãy tham khảo bảng liệt kê sản phẩm ít muối và nhiều muối dưới đây để lựa chọn chúng hợp lý trong bữa ăn của mình:

1.7. Lên kế hoạch trước thực đơn hàng ngày

Qua các mục trên, bạn đã nắm được thực phẩm nào tốt cho tim mạch và thực phẩm nào nên hạn chế. Giờ là lúc bạn có thể lên kế hoạch thực đơn và đưa chúng áp dụng vào thực tế.

Lưu ý rằng khi chọn thực phẩm cho bữa ăn chính và phụ, hãy luôn chú trọng vào rau, trái cây và ngũ cốc. Chọn nguồn protein là thịt nạc, dùng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và hạn chế đồ ăn mặn. Cuối cùng xem xét khẩu phần đồ ăn xem đã đảm bảo về số lượng chưa.

Quá trình xây dựng thực đơn tốt cho tim mạch cũng cần chú ý đổi món, đổi cách chế biến để tăng cảm giác thèm ăn, không gây nhàm chán. Cách làm này cũng giúp đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.

1.8. Thỉnh thoảng cho phép ăn ngoài thực đơn

Một thanh kẹo hoặc một ít khoai tây chiên sẽ không phá hỏng hiệu quả của chế độ ăn đã xây dựng. Tuy nhiên chỉ được sử dụng với một lượng nhỏ và không thường xuyên, tránh để chúng trở thành cái cớ khiến bạn từ bỏ chế độ ăn hiện tại.

2. Tham khảo thực đơn cho người bệnh tim

Dưới đây là 2 thực đơn tham khảo cho người bệnh tim. Bạn có thể dựa vào chúng để ước lượng và xây dựng thực đơn trong cả tuần.

2.1. Thực đơn ngày 1

Bữa sáng:

  • 1 chén bột yến mạch nấu chín, rắc thêm một muỗng canh hạt óc chó băm nhỏ và 1 muỗng cà phê bột quế.
  • 1 quả chuối.
  • 1 cốc sữa tách kem.

Bữa trưa:

  • 1 cốc sữa chua trắng ít béo với 1 muỗng cà phê hạt lanh.
  • 1/2 cốc có nửa quả đào đóng hộp với nước ép đào.
  • 5 cái bánh quy nướng.
  • 1 chén súp lơ xanh và trắng (có thể luộc, hấp hoặc ăn sống).
  • 2 muỗng canh kem phô mai ít béo.
  • 1 cốc nước có ga.

Bữa tối:

  • 4 ounce cá hồi (khoảng 0.1132 kg).
  • 1/2 chén đậu xanh với 1 muỗng hạnh nhân nướng.
  • 2 chén salad rau xanh trộn.
  • 2 muỗng canh nước sốt salad ít béo.
  • 1 muỗng hạt hướng dương.
  • 1 cốc sữa tách kem.
  • 1 quả cam nhỏ.

Bữa ăn nhẹ:

  • 1 cốc sữa tách kem.
  • 9 cái bánh quy.

2.2. Thực đơn ngày 2

Bữa sáng:

  • 1 cốc sữa chua nguyên chất, ít béo, từ 3/4 cốc lên đỉnh cốc phủ một lớp quả việt quất.
  • 3/4 cốc nước cam.

Bữa trưa:

  • 1 chiếc bánh mì tròn từ ngũ cốc nguyên cám, kẹp với 1 chén rau diếp xắt nhỏ, 1/2 chén cà chua thái lát, 1/4 chén dưa chuột thái lát, 1 muỗng canh phô mai vụn, 1 muỗng canh sốt kem ít béo.
  • 1 quả kiwi.
  • 1 cốc sữa tách kem.

Bữa tối:

  • Thịt gà (3 ounce, tương đương 0.0849 kg) xào với cà tím (1 chén) 
  • 1 chén gạo lứt với 1 muỗng canh quả mơ khô.
  • 1 chén súp lơ xanh hấp.
  • 4 ounce rượu vang đỏ (khoảng 0.1132 kg) hoặc nước nho.

Bữa ăn nhẹ:

  • 2 muỗng canh hỗn hợp các loại hạt không ướp muối.
  • 1 cốc sữa chua lạnh không chất béo.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Xây dựng thực đơn cho người bệnh tim . Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan  tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc

Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:

 ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Hotline : 0912129228

Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn

có thể bạn quan tâm :

>>> Tim mạch nên và kiêng ăn gì?

>>> Ăn táo tốt cho tim mạch

Bạn đang xem: Xây dựng thực đơn cho người bệnh tim
Bài trước Bài sau
hotline 0866.106.088 hotline 0866.106.088
popup

Số lượng:

Tổng tiền: