Uống nước gì để giảm mỡ máu? 8 gợi ý hiệu quả từ chuyên gia

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 09/09/2023

Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Uống nước gì để giảm mỡ máu? 8 gợi ý hiệu quả từ chuyên gia

 

1. Mỡ máu là gì? Triệu chứng thể hiện bạn đang bị mỡ máu

Mỡ máu là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa lipid trong máu. Nói cách khác, khi tỷ lệ mỡ trong máu cao hơn mức cho phép được thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol xấu (LDL) tăng cao,... thì khi đó bạn đang bị rối loạn lipid máu. Khi mỡ máu tăng sẽ dễ bị xơ vữa động mạch, từ đó dễ gặp các bệnh lý về mạch máu như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Dấu hiệu nhận biết cơ bản đầu tiên khi bị máu nhiễm mỡ:

  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt

  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu không rõ nguyên nhân

  • Đau tức ngực xảy ra liên tục

  • Nhịp tim tăng nhanh bất thường, hụt hơi, thở gấp

Bệnh phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch…

Ngoài ra, có một vài trường hợp xuất hiện ban vàng, trên da nổi những nốt phồng li ti bóng loáng. Những nốt này thường nổi trên da mặt, đùi, gót chân, lưng, ngực,... tuy nhiên chúng không gây cảm giác đau, ngứa.

2. Nguyên nhân gây mỡ máu

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong vài năm trở lại đây, tỉ lệ mắc mỡ máu ở Việt Nam tăng nhanh nhất ở độ tuổi từ 35 cho đến 44 tuổi với tỷ lệ là 41,7%.  Không chỉ với xảy ra người trung niên mà có xu hướng ngày càng gia tăng ở người trẻ dưới 30 tuổi do bị cuốn vào lối sống nhanh vội, thiếu lành mạnh. Sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh mỡ máu:

Do yếu tố Lối sống thiếu lành mạnh:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thức ăn nhanh, và các loại đồ ngọt công nghiệp.

  • Bị thừa cân, béo phì (1 phần do rối loạn chuyển hóa)

  • Lười vận động, không tập thể dục thể thao hàng ngày

  • Bị stress, căng thẳng kéo dài

  • Hút thuốc lá & nghiện chất kích thích: bia rượu/ đồ uống có cồn

Do yếu tố bệnh lý & tiền sử gia đình

  • Tiền sử gia đình có tình trạng liên quan đến cholesterol: cha mẹ hoặc anh/chị/em ruột bị tăng mỡ máu gia đình

  • Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường

3. Các loại nước uống giúp giảm mỡ máu dễ làm, đạt hiệu quả cao

3.1 Sử dụng nước ép bông cải xanh

Bông cải xanh hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là súp lơ xanh. Đây là một loại rau củ thường hay xuất hiện trong các bữa ăn của gia đình Việt. Bông cải xanh chứa hợp chất glucoraphanin, giúp chuyển hóa tế bào trong cơ thể ngăn ngừa oxy hóa, kiểm soát lượng đường trong máu. 

Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn, bông cải xanh có thể dùng làm nước ép để uống mỗi ngày. Hãy sử dụng nước ép bông cải xanh 3-4 lần/ tuần, mỗi lần dùng từ 100-150 gram, bạn có thể giảm đến 6% lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, đừng bỏ qua loại nước ép tốt cho sức khỏe này nhé!

image

 

3.2 Uống nước ép nghệ

Nghe thì có vẻ lạ nhưng đây là loại nước ép tốt để ngăn ngừa máu nhiễm mỡ. Ai cũng biết, nghệ rất tốt cho dạ dày và điều trị các vết thương. Nghệ chứa hoạt chất Curcumin giúp hạ đường huyết trong máu và hỗ trợ điều trị mỡ máu. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước ép nghệ trước khi ngủ. Ngoài ra nước ép nghệ cũng được khuyến cáo không phù hợp cho phụ nữ có thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại nước ép này nhé!

image

Để làm nước ép nghệ dễ dàng. Bạn hãy sơ chế sạch sẽ và cho vào máy xay sinh tố, thêm một ít nước lọc. Sau đó, bạn vắt lấy nước cốt và sử dụng. Bạn có thể thêm chút mật ong để dễ uống hơn.

3.3 Sử dụng nước cam ép

Nước cam chứa nhiều các loại vitamin tốt cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C. Thêm vào đó, cam còn chứa hoạt chất Hesperidin (vitamin P), đây là một loại vitamin có khả năng tăng cường mao mạch, cải thiện lưu thông máu. Vì vậy, uống nước ép cam thường xuyên sẽ giúp làm giảm lượng mỡ trung tính trong máu hiệu quả.

image

 

3.4 Sử dụng nước ép măng tây

Măng tây là một loại rau có thành phần dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe. Măng tây có chứa nhiều chất xơ, giúp các chất cholesterol bị đào thải dễ dàng. Do đó, loại rau này có tác dụng bảo vệ tim và hỗ trợ điều hòa huyết áp, giúp cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả. Ngoài dùng để xào hoặc luộc thì uống nước ép từ loại rau này sẽ giúp bảo toàn dinh dưỡng, giúp phát huy công dụng hiệu quả nhất.

3.5 Nước ép rau cải bó xôi

Cải bó xôi thường có nhiều ở các nước phương Tây.. Khi làm nước ép, bạn sẽ nếm được vị ngọt nhẹ tự nhiên của rau, rất dễ uống. Nước ép cải bó xôi có công dụng hỗ trợ làm giảm mỡ trong máu hiệu quả, hay còn chữa tăng huyết áp. 

Tuy nhiên, loại rau này khá khó tìm mua. Bạn có thể mua ở các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi nhé!

3.6 Nước ép quả lựu

Lựu là một loại quả thơm ngon, vị ngọt dịu, rất dễ uống. Trong loại quả này có chứa các hoạt chất có lợi, giúp bảo vệ lớp nội mạc động mạch, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, nước ép lựu còn giúp đẩy lùi cholesterol LDL có hại và tăng cường cholesterol tốt cho cơ thể. Hãy uống nước ép lựu mỗi ngày, không chỉ giúp đẹp da, giữ dáng, mà còn tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ.

3.7 Nước ép cà chua

Cà chua là loại quả dễ tìm, dễ mua và dễ trồng ở nước ta. Cà chua chứa thành phần niacin, đây là một chất có tác dụng làm giảm độ cholesterol trong máu. Tuy nhiên, loại nước ép này sẽ hơi khó uống với một số người. Bạn nên chọn những quả cà chua chín mọng, có màu đỏ thẫm để ép. Bởi điều này sẽ giúp giảm độ chua, tăng vị ngọt, giúp bạn dễ dàng thưởng thức món đồ uống có nhiều ích lợi này.

image

 

3.8 Sử dụng nước ép quả mọng

Quả mọng được hiểu là các loại quả tròn, căng, nhiều nước. Theo phương Tây, quả mọng sẽ thuộc họ “berry”, gồm các loại quả như: dâu tây, phúc bồn tử, việt quất, quả mâm xôi,...

Những loại quả này chứa nhiều vitamin có ích, giúp giảm mỡ máu hiệu quả. Nước ép từ quả mọng rất ngon, thơm, ngọt mát. Đây chắc chắn sẽ là thức uống không thể thiếu của nhiều gia đình hiện nay.

 

Những đồ uống làm tăng mỡ máu cần tránh

 

Như các bạn đã tìm hiểu ở trên, có rất nhiều các loại nước uống giúp giảm mỡ trong máu hiệu quả. Tuy nhiên, có một vài loại đồ uống bạn cần tránh bởi chúng có thể khiến tình trạng máu mỡ nặng thêm, hoặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị mỡ trong máu. Dưới đây là những loại đồ uống bạn không nên sử dụng khi đang bị máu nhiễm mỡ:

  • Các loại đồ uống chứa nhiều chất béo bão hòa như: đồ uống có kem, cà phê kem, sữa nguyên kem, nước cốt dừa, đồ uống có chứa dầu dừa hoặc dầu cọ,...

  • Các loại đồ uống chứa quá nhiều đường như: các loại nước ép trái cây ngọt, các loại đồ uống đóng chai công nghiệp nhiều đường (soda, nước tăng lực), đồ uống socola có đường,...

  • Các loại rượu hoặc bia có nồng độ mạnh

image

Tóm lại, Mỡ máu hay máu nhiễm mỡ đang là tình trạng sức khỏe đáng báo động. Không chỉ người cao tuổi mà tỉ lệ người trẻ tuổi mắc máu nhiễm mỡ ngày càng tăng. Vì vậy hãy dành thời gian quan tâm đến sức khỏe hơn. Hãy tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ về tình trạng mỡ máu của bản thân để lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống hợp lý.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Uống nước gì để giảm mỡ máu? 8 gợi ý hiệu quả từ chuyên gia Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan  tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc

Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:

Zimasum

 ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Hotline: 0912.129.228

Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG

Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

 

Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn

có thể bạn quan tâm :

>>> Tim mạch nên và kiêng ăn gì?

>>> Ăn táo tốt cho tim mạch

Bạn đang xem: Uống nước gì để giảm mỡ máu? 8 gợi ý hiệu quả từ chuyên gia
Bài trước Bài sau
hotline 0866.106.088 hotline 0866.106.088
popup

Số lượng:

Tổng tiền: