Tim đập nhanh có nguy hiểm không

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 09/10/2023

Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Tim đập nhanh có nguy hiểm không

 

Tim đập nhanh có nguy hiểm không là nỗi lo lắng chung của người có nhịp tim không ổn định. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh và bệnh lý mắc kèm, nhịp tim nhanh có thể là vô hại hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nhịp tim đập nhanh có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh (Ảnh minh họa)

Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim tăng cao hơn bình thường. Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi là 60 - 100 nhịp/phút, trên 100 nhịp là nhịp tim nhanh. 

Tim có thể đập nhanh lên 110, 120 thậm chí 150 nhịp/phút khi cơ thể xúc động mạnh, căng thẳng, tập thể dục quá sức. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, xuất hiện khi nghỉ ngơi hoặc trên nền các bệnh khác, đây có thể là dấu hiệu một số bệnh lý nguy hiểm khiến nhiều người phải lo lắng.

Rủi ro tiềm ẩn khi tim đập nhanh bất thường

Ở người khỏe mạnh, không có bệnh nền, tim đập nhanh trên 100 nhịp có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc biến chứng nào. Ngược lại ở người có bệnh nền thì tim đập bất thường rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một rủi ro tiềm ẩn nào đó trong tương lai gần như đột quỵ, suy tim hoặc ngừng tim.

  • Đột quỵ: Nhịp tim nhanh bất thường sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, từ đó gây đột quỵ, đau tim.
  • Suy tim: Tim đập nhanh xảy ra trong thời gian dài khiến khả năng bơm máu của tim bị giảm sút, tim cũng không được nuôi dưỡng tốt dẫn đến suy tim.
  • Ngưng tim: Biến chứng này hiếm gặp hơn nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không cấp cứu kịp thời.

Các biến chứng của nhịp tim nhanh sẽ phụ thuộc vào dạng nhịp tim nhanh. Một số dạng sẽ nguy hiểm hơn trong khi một số dạng là vô hại. 

Mỗi dạng nhịp tim nhanh sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau

Một số dạng nhịp tim nhanh nguy hiểm bạn cần chú ý

Trong các dạng nhịp tim nhanh, rung nhĩ, cuồng nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất là nguy hiểm nhất.

  • Rung nhĩ, cuồng nhĩ: Trong trường hợp này, tim có thể đập trên 150 - 200 nhịp/phút (rung nhĩ), thậm chí 300 nhịp/phút (cuồng nhĩ) khiến người bệnh dễ bị huyết khối đột quỵ.
  • Rung thất: Khi bị rung thất, tâm thất (buồng tim phía dưới) chỉ rung lên mà không co bóp. Điều này khiến máu không được bơm ra khỏi tim gây ngừng tim đột ngột, thậm chí gây tử vong.
  • Nhịp nhanh thất: Trường hợp nghiêm trọng, nhịp nhanh thất có thể gây ngất xỉu và dẫn đến cơn nhịp nhanh kịch phát thất, rung thất nguy hiểm tính mạng.

Nếu không may mắc phải các dạng rối loạn nhịp tim nhanh này, người bệnh cần điều trị tích cực để ổn định nhịp tim, giảm nguy cơ gặp biến chứng.

Bí quyết giúp bạn giảm nhịp tim nhanh, tránh nguy hiểm

Để giảm và ổn định nhịp tim không khó. Ngay khi thấy tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực, bạn có thể áp dụng  tức thời như hít thở sâu, ho mạnh, rửa mặt bằng nước lạnh… Trường hợp tim đập nhanh thường xuyên, hãy áp dụng các cách ổn định nhịp tim lâu dài dưới đây:

1. Có lối sống lành mạnh

  • Chế độ ăn khoa học: Người bị nhịp tim nhanh nên ăn các thực phẩm có tác dụng điều hòa nhịp tim như trái cây giàu vitamin, khoáng chất (cam, chanh, bưởi, chuối) và thực phẩm giàu omega-3 (cá biển, các loại hạt). Nên tránh các đồ ăn thức uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc và các thực phẩm nhiều muối, chất béo.
  • Tập thể dục: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga, thiền… rất tốt với người nhịp tim nhanh. Mặc dù khi tập luyện nhịp tim có thể tăng lên nhưng về lâu dài, tập luyện sẽ giúp tim khỏe hơn và có một nhịp đập ổn định.
  • Kiểm soát căng thẳng: Bạn hãy giữ tâm lý thật thoải mái. Nếu thấy căng thẳng, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và làm việc mình thích để xả stress.

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp tim đập ổn định hơn

2. Tuân thủ điều trị của bác sĩ

Với những trường hợp tim đập nhanh trầm trọng hoặc trên nền các bệnh lý khác, sử dụng thuốc là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tuân thủ liều lượng của bác sĩ và không được tự ý dừng thuốc đột ngột, đặc biệt là nhóm chẹn beta (như betaloc, concor) để tránh gặp phải rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

3. Sử dụng thảo dược Khổ sâm

Trong vài thập niên trở lại đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra những lợi ích vượt trội của Khổ sâm trong việc ổn định nhịp tim. Thảo dược này giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, đánh trống ngực nhờ khả năng:

  • Điều hòa nồng độ điện giải trên màng tế bào cơ tim nên giúp ổn định nhịp tim
  • Ổn định thần kinh tim, nên giúp giảm tim đập nhanh do căng thẳng, stress, rối loạn thần kinh tim - thần kinh thực vật
  • Thư giãn mạch máu, chống lại các phản ứng làm tăng nhịp tim nên ngăn chặn cơn nhịp nhanh tái phát.

Đặc biệt, Khổ sâm không gây hạ nhịp tim quá mức, hại gan thận hay co thắt phế quản nên người bệnh có thể sử dụng lâu dài.

  • Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Tim đập nhanh có nguy hiểm không  Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan  tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc

    Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:

    Zimasum

     ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

    Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.

    Hotline: 0912.129.228

    Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG

    Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

     

    Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn

    có thể bạn quan tâm :

    >>> Tim mạch nên và kiêng ăn gì?

    >>> Ăn táo tốt cho tim mạch

Bạn đang xem: Tim đập nhanh có nguy hiểm không
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: