Tiền sản giật và sản giật

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 25/07/2023

Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Tiền sản giật và sản giật

1. Tiền sản giật 

là bệnh tăng huyết áp mới khởi phát hoặc xấu đi với protein niệu sau 20 tuần thai. Chứng là cơn co giật toàn thân không giải thích được ở bệnh nhân có tiền sản giật. Chẩn đoán bằng cách đo huyết áp và protein trong nước tiểu và bằng các xét nghiệm để đánh giá tổn thương cơ quan đích (ví dụ: phù phổi, suy giảm chức năng gan hoặc suy giảm chức năng thận). Điều trị thường bằng magie sulfat đường tĩnh mạch và sinh đủ tháng hoặc sớm hơn đối với các biến chứng ở mẹ hoặc thai nhi.

 

Tình trạng tiền sản giật ảnh hưởng đến 3 đến 7% phụ nữ có thai. Tiền sản giật và sản giật phát triển sau 20 tuần tuổi thai; đến 25% trường hợp phát triển sau khi đẻ, thường là trong vòng 4 ngày đầu nhưng đôi khi đến 6 tuần sau sinh.

Tiền sản giật không được điều trị xuất hiện trong một khoảng thời gian khác nhau, sau đó có thể đột ngột tiến triển thành sản giật, xảy ra ở 1/200 bệnh nhân bị tiền sản giật. Tình trạng sản giật không được điều trị thường là tử vong.

Căn nguyên của tiền sản giật và sản giật

Nguyên nhân của tiền sản giật chưa rõ.

Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ cao và nguy cơ trung bình đã được xác định 

2. Các yếu tố nguy cơ cao 

bao gồm

  • Mang thai trước đó có tiền sản giật

  • đa thai

  • Rối loạn thận

  • Rối loạn tự miễn dịch

  • Đái tháo đường típ 1 hoặc típ 2

  • Tăng huyết áp mạn tính

3. Các yếu tố nguy cơ trung bình

bao gồm

  • Mang thai lần đầu

  • Mẹ ≥ 35 tuổi

  • Chỉ số khối cơ thể > 30

  • Tiền sử gia đình bị tiền sản giật

  • Đặc điểm xã hội - nhân khẩu học (chủng tộc người Mỹ gốc Phi, tình trạng kinh tế xã hội thấp)

  • Các yếu tố tiền sử cá nhân (ví dụ: trẻ sơ sinh trước đó có cân nặng khi sinh thấp hoặc nhỏ so với tuổi thai, kết quả thai kỳ bất lợi trước đó, khoảng thời gian mang thai > 10 năm 

 

Sinh lý bệnh về tiền sản giật và chứng sản giật chưa được hiểu rõ. Các yếu tố có thể bao gồm các động mạch xoắn ốc rau thai trong tử cung kém phát triển (làm giảm lưu lượng dòng máu rau tử cung ở cuối thai kỳ), bất thường di truyền, bất thường về miễn dịch, và thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu. Peroxy hóa lipid của màng tế bào gây ra bởi các gốc tự do có thể đóng góp vào chứng tiền sản.

Các biến chứng

Sự co thắt mạch ở nhiều vùng có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ ở mẹ, cuối cùng làm hư hại nhiều cơ quan, đặc biệt là não, thận và gan. Các yếu tố có thể góp phần làm co thắt mạch máu bao gồm giảm prostacyclin (chất làm giãn mạch từ endothelium), làm tăng endothelin (chất co mạch gây ra bởi tế bào nội mạch) và tăng Flt-1 hòa tan (thụ thể tuần hoàn cho yếu tố tăng trưởng nội mạch). Phụ nữ bị tiền sản giật có nguy cơ bị trong thai kỳ hiện tại, có thể do cả hai rối loạn đều liên quan đến suy tử cung-nhau thai.

Hệ thống đông máu được kích hoạt, có thể là thứ phát do rối loạn chức năng của tế bào nội mạch, dẫn đến sự kích hoạt tiểu cầu.

Hội chứng HELLP (tan máu, xét nghiệm chức năng gan cao, và số lượng tiểu cầu thấp) phát triển ở 10 đến 20% phụ nữ bị tiền sản giật nặng hoặc chứng sản giật; tỷ lệ này cao gấp 100 lần so với tất cả các lần mang thai (1 đến 2/1000). Hầu hết phụ nữ mang thai có hội chứng HELLP đều có nhưng một số thì không có.

Các triệu chứng và dấu hiệu của tiền sản giật và sản giật

Tiền sản giật có thể không có triệu chứng hoặc có thể gây phù hoặc tăng cân quá mức đột ngột (> 5 lb/tuần). Phù không do tư thế, như sưng mặt hoặc bàn tay (nhẫn của bệnh nhân không còn vừa với ngón tay), đặc trưng hơn là phù do tư thế.

Đốm xuất huyết có thể phát triển, cũng như các dấu hiệu khác của bệnh đông máu.

 

Chứng tiền sản giật với các biểu hiện nghiêm trọng có thể gây tổn thương cơ quan; các biểu hiện này có thể bao gồm

  • Đau đầu nặng

  • Rối loạn thị giác

  • Lẫn lộn

  • Tăng phản xạ

  • Đau thượng vị hay ở 1/4 trên phải (phản ánh thiếu máu ở gan hoặc giãn căng bao gan)

  • Buồn nôn và/hoặc nôn

  • Khó thở (phản ánh phù phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính [ARDS], hoặc rối loạn chức năng tim thứ phát do tăng quá tải)

  • Thiểu niệu (phản ánh khối lượng huyết tương giảm hoặc hoại tử ống thiếu máu cấp thiếu máu)

  • Đột quỵ (hiếm gặp)

Chẩn đoán tiền sản giật và sản giật

Tiêu chuẩn HA cho tiền sản giật là một trong những tiêu chuẩn sau đây:

  • HA tâm thu ≥ 140 mm Hg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90 mm Hg (ít nhất 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ)

  • HA tâm thu ≥ 160 mm Hg và/hoặc HA tâm trương ≥ 110 mm Hg (ít nhất 1 lần đo)

 được định nghĩa là > 300 mg/24 giờ. Ngoài ra, đạm niệu được chẩn đoán dựa trên tỷ lệ protein/creatinine ≥ 0,3 hoặc đọc que 2+; phép thử que định tính chỉ được sử dụng nếu các phương pháp định lượng khác không có sẵn. Không thấy protein niệu trên các xét nghiệm ít chính xác hơn (ví dụ xét nghiệm thử que, xét nghiệm nước tiểu thông thường) không loại trừ chứng tiền sản giật.

Trong trường hợp không có protein niệu, tiền sản giật cũng được chẩn đoán nếu phụ nữ mang thai đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp mới khởi phát và có bất kỳ dấu hiệu tổn thương nội tạng nào sau đây:

  • Giảm tiểu cầu (tiểu cầu < 100.000/mcL)

  • Suy thận (creatinine huyết thanh > 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi creatinine huyết thanh ở phụ nữ không bị bệnh thận)

  • Chức năng gan bị tổn thương (men aminotransferases > 2 lần bình thường)

  • Phù phổi

  • Nhức đầu mới khởi phát (không đáp ứng với thuốc và không được giải thích bằng các chẩn đoán thay thế)

  • Triệu chứng thị giác

Những điểm sau đây giúp phân biệt giữa các chứng tăng huyết áp khác ở phụ nữ có thai:

  • Tăng huyết áp mạn tính được xác định nếu tăng huyết áp trước khi mang thai, có mặt tạit < 20 tuần tuổi thai, hoặc vẫn tồn tại > 6 tuần (thường > 12 tuần) sau sinh (ngay cả khi cao huyết áp lần đầu tiên được ghi nhận khi được > 20 tuần thai). Tăng huyết áp mạn tính có thể được che đậy trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi sự giảm huyết áp sinh lý.

  • Tăng huyết áp thai kỳ là tăng huyết áp mới khởi phát ở tuổi thai > 20 tuần mà không có protein niệu hoặc các dấu hiệu khác của tiền sản giật; nó sẽ hết sau 12 tuần (thường là 6 tuần) sau khi sinh.

  • Tiền sản giật chồng lên cao huyết áp mạn tính được chẩn đoán khi xuất hiện protein niệu không rõ nguyên nhân mới hoặc protein niệu xấu đi sau 20 tuần ở một phụ nữ được biết là bị tăng huyết áp với mức tăng huyết áp trên mức ban đầu hoặc khi TSG với các đặc điểm nghiêm trọng phát triển sau 20 tuần ở một phụ nữ được biết là có tăng huyết áp và protein niệu. Phụ nữ bị tăng huyết áp mạn tính có nguy cơ tiền sản giật cao và cần được theo dõi chặt chẽ.

Đánh giá thêm

Nếu chẩn đoán tiền sản giật, các xét nghiệm bao gồm công thức máu (CBC), số lượng tiểu cầu, axit uric, xét nghiệm về gan, nitơ urê máu (BUN), creatinine và nếu creatinine bất thường thì xét nghiệm độ thanh thải creatinine. Thai nhi được đánh giá bằng cách sử dụng thử nghiệm không áp lực hoặc hồ sơ sinh lý (bao gồm cả đánh giá lượng nước ối) và các xét nghiệm ước tính trọng lượng bào thai.

 

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Tiền sản giật và sản giật  Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan  tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc

Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:

Zimasum

 ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Hotline: 0912.129.228

Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG

Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

 

Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn

có thể bạn quan tâm :

>>> Tim mạch nên và kiêng ăn gì?

>>> Ăn táo tốt cho tim mạch

Bạn đang xem: Tiền sản giật và sản giật
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: