-
- Tổng tiền thanh toán:
Rối loạn mỡ máu
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 27/10/2023
Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu MÁU NHIỄM MỠ NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ? 15 THỰC PHẨM CẦN NHỚ
1 Rối loạn mỡ máu là gì?
Mỡ máu có hai dạng chính là cholesterol và triglyceride. Cholesterol được phân ra chủ yếu làm hai loại là cholesterol “xấu” và “tốt”.
Cholesterol “tốt” khi chúng giúp vận chuyển bớt mỡ trong nội tạng, mỡ trong thành mạch máu.
Cholesterol “xấu” khi chúng đến tạo thành lớp mỡ tại các nội tạng hoặc tạo thành mảng xơ vữa trong thành động mạch. Vì vậy khi nồng độ cholesterol “xấu” trong máu tăng cao sẽ gây ra các tai biến nguy hiểm như nhồi máu cơ tim cấp, gián tiếp gây tăng sự đề kháng insulin ở các nội tạng trong cơ thể dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường, …
2 Các triệu chứng của rối loạn mỡ máu
U vàng ở vùng da quanh mắt
Mặc dù rối loạn mỡ máu là bệnh lý rất phổ biến, nhưng đại đa số những người mắc phải đều không biết sự hiện diện của bệnh vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Hiếm hơn, bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu có thể có u vàng ở vùng da quanh mắt. Thường bệnh chỉ phát hiện được khi bệnh nhân tình cờ được làm xét nghiệm thử mỡ máu.
Từ rối loạn mỡ máu không được điều trị sẽ dẫn đến các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa như nhồi máu cơ tim cấp, bệnh động mạch ngoại biên, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, béo phì, … Khi đó, những triệu chứng của những bệnh lý này sẽ biểu hiện ra một cách rõ ràng và để lại nhiều hậu quả nặng nề, có thể dẫn đến tử vong.
3 Nguyên nhân của bệnh rối loạn mỡ máu
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh rối loạn mỡ máu là do chế độ ăn uống và lối sống của con người.
Với những người ăn quá nhiều chất béo bão hòa như: mỡ động vật (tóp mỡ, …), nội tạng động vật (phèo, dồi trường, tim, gan, …), thịt mỡ (thịt ba rọi, thịt vịt gà nhiều da,…) các loại thức ăn rán, chiên phải sử dụng nhiều dầu mỡ, …
Những người ít vận động dẫn tới tình trạng béo phì làm tích mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân. Hay với người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu.
Một số trường hợp bệnh nhân có chế độ ăn lành mạnh, thể hình gầy nhưng vẫn bị rối loạn lipid máu chủ yếu do di truyền trong gia đình.
4 Cách điều trị bệnh rối loạn mỡ máu
Để việc điều trị trở nên tốt hơn, người bệnh phải có chế độ ăn hợp lý. Ăn những thực phẩm ít chất béo, nên ăn nhiều chất xơ. Bên cạnh đó phải tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần, không hút thuốc, không uống rượu bia.
Mục tiêu hàng đầu của việc điều trị bệnh là phải đưa các chỉ số thành phần mỡ máu trở về bình thường goặc gần đến bình thường trên xét nghiệm máu.
Kết hợp điều trị ổn định các bệnh lý chuyển hóa như bệnh béo phì, đái tháo đường, gout, …
Việc điều trị bệnh rối loạn mỡ máu chủ yếu là dùng thuốc và có 2 nhóm thuốc phổ biến được sử dụng hiện nay là Fibrat (như Lipanthyl, lopid) và các thuốc nhóm Statin (như Atorvastatin, rosuvastatin...). ngoài ra cón có acid nicotinic, hay thuốc ức chế sự hấp thu cholesterol…
Bắt buộc bệnh nhân phải có sự phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị để có hướng diều trị hiệu quả.
5 Cách phòng bệnh rối loạn mỡ máu
Để phòng ngừa bệnh rối loạn mỡ máu người bệnh nên:
Ăn nhiều hoa quả, chất xơ. Chất xơ như rau củ nên được chế biến bằng cách luộc hoặc nấu canh, hạn chế chế biến rau củ bằng cách chiên xào vì lại phải dùng đến dầu mỡ. Ăn thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da. Sử dụng các loại dầu thực vật không bão hòa: dầu oliu, dầu đậu nành… Nên ăn cá béo nhiều dầu ít nhất 2 lần/tuần như cá hồi, … vì có chứa hàm lượng omega 3, 6, 9 cao rất tốt trong việc loại bỏ bớt cholesterol “xấu”.
Không ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, chè, có gas, … vì bản thân đồ ngọt khi ăn quá nhiều sẽ có hiện tượng chuyển hóa thành mỡ tích tụ lại trong cơ thể. Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá vì chúng góp phần nguy cơ tạo ra các mảng xơ vữa động mạch trong máu. Không nên tạo áp lực cho bản thân, hay ăn quá độ. Tránh cơ thể bị béo phì hay tăng cân đột ngột. Không nên ăn những thức ăn từ mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ, sữa béo, phomat… Các loại đồ ăn chế biến sẵn như: xúc xích, thịt xông khói, mì ăn liền, bơ động vật, gà rán, …
Thường xuyên tập thể dục như có thể đi bộ khoảng 30 phút/ngày ít nhất 5 ngày trong tuần. Tập đủ mạnh và và ra mồ hôi vừa để đốt đi lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Tái khám định kỳ 6 tháng – 1 năm / lần để tầm soát bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời.
-
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Rối loạn mỡ máu Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc
Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh: