Phân loại nhồi máu cơ tim - Loại nào nguy hiểm nhất

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 03/06/2023

Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Phân loại nhồi máu cơ tim - Loại nào nguy hiểm nhất

1. Nhồi máu cơ tim là gì?

(đột quỵ tim) là tình trạng mạch máu nuôi cơ tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử cấp tính. 

Về mặt bệnh học, nhồi máu cơ tim đồng nghĩa với sự chết tế bào cơ tim không hồi phục do thiếu máu cục bộ.

Về mặt lâm sàng, nhồi máu cơ tim là một hội chứng được nhận diện bởi một loạt các triệu chứng, trong đó đau ngực là triệu chứng nổi bật, kèm thay đổi ECG, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chứng tỏ có tổn thương và hoại tử cơ tim.

Theo thống kê tại Hoa kỳ, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với khoảng 500.000 – 700.000 trường hợp tử vong mỗi năm (1/3 tử vong ở dân số >35 tuổi). Bên cạnh đó, có 1.5 triệu trường hợp nhồi máu cơ tim mỗi năm (600 trường hợp/100.000 người).

Nếu kịp thời gia tăng lưu lượng dòng máu đến mạch vành, làm giảm công hay giảm mức độ tiêu thụ oxy cơ tim thì tế bào cơ tim có thể được cứu. Do đó, can thiệp mạch vành là biện pháp điều trị đặc hiệu nhất để tái tưới máu cơ tim trở lại có thể làm giảm được các tổn thương do thiếu máu cục bộ cơ tim cấp gây ra.

2. Phân loại nhồi máu cơ tim như thế nào?

Hiện nay, có 5 nhóm nhồi máu cơ tim khác nhau tùy thuộc vào bản chất, nguyên nhân gây nhồi máu Trong số đó hay gặp nhất và nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

2.1 Nhồi máu cơ tim type 1

Đây là tình trạng nhồi máu cơ tim cấp thể tự nhiên do nứt vỡ mảng xơ vữa gây huyết khối tắc nghẽn mạch vành. Bên cạnh sự thay đổi động học của các dấu ấn sinh học cơ tim (hay còn gọi là men tim) theo thời gian, những hình ảnh trên điện tâm đồ sẽ góp phần giúp chẩn đoán chính xác nhồi máu cơ tim type 1 thuộc thể có đoạn ST chênh lên hay không chênh lên. Điều này rất quan trọng vì phương pháp điều trị của 2 thể bệnh này khác nhau.

Nếu như bị nhồi máu cơ tim có đoạn ST chênh lên (STEMI), điều quan trọng là người bệnh phải được điều trị nhanh chóng để giảm thiểu tổn thương cho tim. Đây là dạng nhồi máu cơ tim nghiêm trọng nhất và cần được can thiệp khẩn cấp.

2.2 Nhồi máu cơ tim type 2

Nhồi máu cơ tim loại 2 là loại nhồi máu cơ tim không có sự nứt vỡ mảng xơ vữa mà do các nguyên nhân bên ngoài gây ra tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu oxy của cơ tim như: co thắt mạch vành, bóc tách mạch vành, thuyên tắc mạch vành, thiếu máu nặng, suy hô hấp, rối loạn nhịp nhanh hoặc chậm nặng, tụt huyết áp hoặc sốc, tăng huyết áp nặng có kèm phì đại thất trái hoặc không và các yếu tố gây căng thẳng cơ tim khác…

2.3 Nhồi máu cơ tim type 3

Đây là loại nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử trước khi có mẫu máu xét nghiệm.

 

2.4. Nhồi máu cơ tim type 4

 

Đột quỵ tim type 4 là loại nhồi máu cơ tim có liên quan đến can thiệp động mạch vành, được chia làm 3 loại: 4a, 4b và 4c.

  • Type 4a: nhồi máu cơ tim sau khi được can thiệp mạch vành. Dấu ấn sinh học (men tim): Troponin tăng ít nhất 5 lần mức trên của 99% bách phân vị hoặc tăng >20% so với ban đầu nếu giá trị này tăng.

  • Type 4b: nhồi máu cơ tim liên quan huyết khối trong stent khi chụp mạch vành hay phẫu thuật. Lúc này, thời gian hình thành huyết khối so với thời điểm đặt stent mạch vành là vấn đề quan trọng cần ghi nhận.

Có thể chia thành các giai đoạn sau:

    • Cấp tính: từ 0-24 giờ;

    • Bán cấp: từ trên 24 giờ đến 30 ngày;

    • Muộn: thời điểm trên 30 ngày đến 1 năm;

    • Rất muộn: trên 1 năm từ thời điểm đặt stent.

  • Type 4c: nhồi máu cơ tim liên quan đến sự tái hẹp trong stent, hoặc tái hẹp sau khi nong động mạch vành bằng bóng ở vùng nhồi máu.

2.5. Nhồi máu cơ tim type 5

Là loại nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành (CABG). Lúc này, chỉ số Troponin tăng ít nhất 10 lần mức trên của 99% bách phân vị.

Bác sĩ có thể phân biệt các loại nhồi máu cơ tim nhờ vào việc phân loại nhồi máu cơ tim theo cơ chế và nguyên nhân. Dựa trên điều này, bác sĩ đưa ra các biện pháp cứu chữa, chăm sóc và phương pháp điều trị phù hợp, góp phần cứu sống, duy trì chất lượng sống cho người bệnh sau điều trị.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh có thể gặp cơn nhồi máu cơ tim bất ngờ. Một số trường hợp sẽ được cảnh báo trước hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần bằng các dấu hiệu như: 

  • Cơn đau ngực: Người bệnh có cảm giác xoắn vặn trong lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái; đau tức, đè nặng, mức độ nặng xảy ra khi ngồi nghỉ, kéo dài trên 15 phút, đau lan ra lên cổ, cằm, sau lưng, vai hoặc cánh tay. Trong cơn đau có kèm hồi hộp, mệt, khó thở, hốt hoảng, ngất xỉu, vã mồ hôi, đau không giảm khi ngậm hay xịt thuốc nitrate.

  • Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ hoặc người bệnh đái tháo đường có thể không có triệu chứng đau ngực, nhưng có dấu hiệu tương đương gồm khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp < 90/60 mmHg.

  • Một số trường hợp đau vùng bụng trên rốn, buồn nôn, nôn…

Không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau, mỗi người một kiểu. Chẳng hạn, một số người có cảm giác đau nhẹ, một số người đau nặng, một số khác xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là ngưng tim đột ngột.

Khi xuất hiện các triệu chứng nhồi máu cơ tim, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa can thiệp tim mạch gần nhất để được điều trị kịp thời.

4. Điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Điều trị nhồi máu cơ tim cấp là tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn cấp cứu. Các phương pháp điều trị gồm: 

  • Thuốc tiêu sợi huyết (streptokinase, rt-PA): Sử dụng khi người bệnh đến bệnh viện sớm và bệnh viện không có phòng thông tim;

  •  nong mạch máu và đặt stent;

  • Mổ bắc cầu động mạch vành.

4.1 Chụp động mạch vành, nong đặt stent

Bác sĩ dùng 1 ống thông nhỏ, dài, mềm đi đến động mạch vành ở tim thông qua động mạch quay ở cổ tay hoặc động mạch đùi. Qua ống thông, bác sĩ đưa thuốc cản quang vào và ghi lại hình ảnh mạch vành. Bác sĩ nong mạch máu rộng ra, sẽ đưa stent vào vị trí mạch vành bị tắc và bung stent, giúp dòng máu lưu thông lại bình thường.

Nong mạch vành là một thủ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn và thiết bị hiện đại hỗ trợ.

 

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Một đoạn mạch máu được bác sĩ lấy từ bộ phận khác của cơ thể (thường là ở ngực, chân hoặc cánh tay), làm cầu nối trước và sau chỗ tắc, giúp máu đi qua chỗ cầu nối mới. Phương pháp này áp dụng khi không thể đặt stent, hẹp mạch vành nặng, lan tỏa.

4.2 Điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim cấp

Người bệnh cần được điều trị và chăm sóc lâu dài sau nhồi máu cơ tim để tránh tái phát, biến chứng về sau.

  • Thay đổi lối sống

  • Đây là điều cần làm xuyên suốt quá trình điều trị:

  • Tập thể dục thường xuyên;

  • Tránh dư cân, béo phì;

  • Không hút thuốc lá;

  • Hạn chế uống các loại nước có cồn như rượu bia và nước ngọt có gas;

  • Giảm ăn thịt mỡ, thức ăn nhanh, đóng hộp, chiên xào; không nên ăn mặn;

  • Nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, hạt; Ăn cá hoặc thịt gà thay cho thịt heo, thịt bò;

  • Luyện tập thư giãn, tránh căng thẳng.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám

4.3 Người bệnh cần có sự hỗ trợ của thuốc và tái khám thường xuyên

  • Các thuốc điều trị thiết yếu: Thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin 2, chẹn bêta, chống kết tập tiểu cầu và statin.

  • Sau điều trị nhồi máu cơ tim, người bệnh cần uống 2 loại thuốc chống kết tập tiểu cầu tối thiểu trong vòng 1 năm. Sau đó, duy trì ít nhất 1 loại thuốc lâu dài.

  • Sau phẫu thuật bắc cầu hoặc đặt stent mạch vành, người bệnh cần uống thuốc chống kết tập tiểu cầu thời gian dài để phòng ngừa tái hẹp mạch vành hoặc huyết khối trong stent.

  • Điều trị các bệnh đi kèm như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, xảy ra do thiếu lưu lượng máu đến cơ tim. Điều này có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau nhưng thường liên quan đến tắc nghẽn ở một hoặc nhiều động mạch của tim. Nếu lưu lượng máu không được phục hồi nhanh chóng, cơn nhồi máu cơ tim có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn để lại biến chứng lâu dài, thậm chí tử vong.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Phân loại nhồi máu cơ tim - Loại nào nguy hiểm nhất . Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan  tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc

Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:

Zimasum

 ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Hotline: 0912.129.228

Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG

Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

 

Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn

có thể bạn quan tâm :

>>> Tim mạch nên và kiêng ăn gì?

>>> Ăn táo tốt cho tim mạch

Bạn đang xem: Phân loại nhồi máu cơ tim - Loại nào nguy hiểm nhất
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: