Mạch ngoại biên

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 18/07/2023

Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Mạch ngoại biên

1. Mạch ngoại biên

Mạch đập ở chi trên và chi dưới theo nhịp đồng điệu và cường độ tương đương. Độ đàn hồi của thành động mạch được chú ý. Sự mất mạch có thể gợi ý bệnh lý động mạch (ví dụ  hoặc tắc động mạch hệ thống. Khó bắt mạch ngoại biên ở những người béo phì hoặc ở những người cơ bắp. Hiện tượng mạch nẩy mạnh sau đó chìm sâu là do dòng máu trong động mạch bị thoát đi quá nhanh (ví dụ gặp trong thông động tĩnh mạch hoặc . Mạch nẩy nhanh và mạnh gặp trong và tình trạng tăng chuyển hóa; mạch nẩy chậm và yếu gặp trong. Nếu mạch ngoại biên hai bên nẩy không tương đương nhau, nên dùng ống nghe để nghe mạch. Nếu nghe thấy tiếng phụt (bruit) mạnh, có thể mạch đã bị hẹp.

2.Mạch cảnh

Quan sát, sờ và nghe mạch cảnh hai bên có thể gợi ý một số bệnh cụ thể (Xem bảng Tuổi cao và tình trạng xơ vữa có thể dẫn đến thành mạch bị xơ cứng, làm mất đi các triệu chứng đặc hiệu khi thăm khám. Ở trẻ rất nhỏ, mạch cảnh có thể bình thường, kể cả khi hẹp chủ nặng.

Dùng ống nghe để nghe động mạch cảnh có thể giúp phân biệt tiếng phụt (bruit) do hẹp động mạch cảnh với tiếng thổi (murmur) lan từ tim tới. Tiếng thổi (murmur) có nguồn gốc từ tim và các động mạch lớn (động mạch chủ), thường to hơn khi nghe ở vùng cao xương ức và nhỏ dần khi nghe về phía cổ. Tiếng phụt (bruit) có âm sắc cao hơn tiếng thổi, chỉ nghe thấy khi đặt ống nghe trên các động mạch vừa và nhỏ, và thường nghe thấy ở nông hơn. Tiếng phụt do hẹp động mạnh cần được phân biệt với tiếng rung tĩnh mạch (venous hum). Khác với tiếng phụt do hẹp động mạch, tiếng rung tĩnh mạch thường nghe thấy liên tục và rõ nhất khi bệnh nhân ngồi hoặc đứng. Tiếng rung tĩnh mạch thường mất đi khi ép tĩnh mạch cảnh trong cùng bên.

3.Tĩnh mạch

Tĩnh mạch ngoại biên

Các tĩnh mạch ngoại biên được quan sát để phát hiện, dị dạng động tĩnh mạch (AVM) và các luồng thông và để phát hiện tình trạng viêm và ấn đau do viêm tĩnh mạch huyết khối. Nguyên nhân của tiếng thổi liên tục là do áp lực trong tĩnh mạch luôn thấp hơn động mạch ở cả thì tâm thu và thì tâm trương.

Tĩnh mạch cảnh

Thăm khám tĩnh mạch cảnh để ước lượng biên độ sóng tĩnh mạch và dạng sóng tĩnh mạch. Quan sát cả hai đặc điểm này tốt nhất ở tĩnh mạch cảnh trong.

Thường tiến hành thăm khám tĩnh mạch cảnh ở tư thế nằm với đầu cao 45°. Vị trí tĩnh mạch cảnh nổi cao nhất thường ngay trên xương đòn. (Giới hạn cao nhất của bình thường: 4 cm trên hõm ức đo theo phương thẳng đứng). Cột tĩnh mạch tăng cao , tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên hoặc giảm độ giãn nở của tâm thất phải. Nếu các bệnh lý trên ở mức độ nặng, có thể quan sát thấy tĩnh mạch cảnh nổi tới ngang mức xương hàm dưới và vị trí nổi cao nhất chỉ có thể xác định được khi bệnh nhân ngồi thẳng lên hoặc đứng lên. Tĩnh mạch cảnh xẹp gặp trong tình trạng 

Tĩnh mạch cổ nổi

Thông thường, khi ép bàn tay vào vùng mạng sườn phải (làm nghiệm pháp phản hồi gan-tĩnh mạch cổ), ta sẽ quan sát thấy tĩnh mạch cảnh nổi lên trong thời gian ngắn rồi xẹp trở lại trong vòng vài giây (tối đa 3 giây hoặc 15 chu kỳ hô hấp) cho dù ta vẫn tiếp tục ép tay ở bụng bệnh nhân. Nguyên nhân do khi tăng lưu lượng máu về tim phải, thất phải giãn nở hơn sẽ làm tăng thể tích nhát bóp theo định luật Frank-Starling). Tuy nhiên, nếu tĩnh mạch cảnh vẫn nổi cao (> 3 cm) trong suốt quá trình ép tay ở bụng bệnh nhân, điều này gợi ý bệnh lý nào đó gây giãn thất phải và giảm khả năng đáp ứng của thất phải, hoặc tình trạng gây hạn chế đổ đầy thất phải như hoặc khối u nhĩ phải.

Bình thường, tĩnh mạch cảnh sẽ hơi xẹp xuống trong thì hít vào do áp lực âm trong khoang lồng ngực sẽ hút nhiều máu về tĩnh mạch chủ trên hơn. Tĩnh mạch cảnh nổi lên hơn trong thì hít vào (dấu hiệu Kussmaul) là dấu hiệu đặc trưng trong một số bệnh lý như (COPD) và cũng có thể có suy tim và hẹp van ba lá.

Sóng tĩnh mạch cảnh có thể quan sát được trên lâm sàng nhưng tốt hơn nên sử dụng máy theo dõi đường áp lực tĩnh mạch trung tâm.

4.Sóng tĩnh mạch cảnh bình thường

Dạng sóng tĩnh mạch cảnh bao gồm: sóng a biểu hiện của nhĩ phải co bóp (tâm thu nhĩ phải) và tiếp theo là sóng x đi dốc xuống do nhĩ phải giãn ra (tâm trương nhĩ phải). Sóng c, có dạng móc ở sườn xuống của sóng x, được gây ra bởi xung lan truyền từ động mạch cảnh; dấu hiệu này khó quan sát trên lâm sàng. Sóng v là sóng tạo ra bởi quá trình đổ đầy nhĩ phải trong thì tâm thu (lúc van ba lá đang đóng). Sóng y đi dốc xuống là sóng gây ra bởi quá trình đổ đầy nhanh của thất phải trong thì tâm trương trước giai đoạn tâm thu nhĩ phải.

Sóng tĩnh mạch cảnh bình thường

Sóng a có biên độ tăng lên trong tăng áp lực động mạch phổi và hẹp van ba lá. Sóng a khổng lồ (sóng Cannon) xảy ra trong phân ly nhĩ thất khi tâm nhĩ co bóp trong khi van ba lá đóng. Sóng a biến mất trong rung nhĩ và tăng rõ rệt khi độ giãn nở của RV kém Sóng v trội hơn trong hở van ba lá. Sóng x cao khi chèn ép tim cấp. Khi độ giãn nở của RV kém, dòng y đi xuống rất đột ngột vì cột máu tĩnh mạch tăng cao đổ vào RV khi van ba lá mở, chỉ bị chặn lại đột ngột bởi thành RV cứng 

5. Khám ngực và sờ ngực

Cần thăm khám hình dạng của lồng ngực và quan sát tìm mọi xung động từ tim lan tới thành ngực. Sờ vùng trước tim để xác định mỏm tim đập và phát hiện rung miu ở vùng trước tim nếu có.

Nhìn

Biến dạng lồng ngực có thể xảy ở một số rối loạn.

Triệu chứng ngực lõm (xương ức bị lõm) với đường kính trước-sau của lồng ngực ngắn kèm đoạn cột sống ngực thẳng đuỗn một cách bất thường có thể gợi ý một số bệnh lý tim bẩm sinh

Sờ

Bệnh nhân nằm nghiêng một góc khoảng 30 đến 45 độ. Tiếp cận bệnh nhân từ phía bên phải, bác sĩ lâm sàng sờ nắn vùng trước tim một cách có hệ thống.

Nhịp mỏm tim ở những người khỏe mạnh nên có thể sờ thấy được giữa khoang liên sườn thứ 4 và thứ 5, từ giữa tới đường giữa xương đòn và có diện tích đường kính 2 đến 3 cm.

Sờ cảm thấy lồng ngực nhô lên ở vùng dưới xương ức và vùng ngực trái cạnh ức gợi ý phì đại thất phải nặng. Đôi khi lồng ngực vùng trước tim nhô lên khu trú cạnh ức trái do phì đại thất phải nặng ở một số bệnh tim bẩm sinh.

Vùng nhô lên ở mỏm tim này dễ dàng phân biệt với vùng nhô trước tim cạnh ức trái do phì đại thất phải.

Những bệnh nhân có vách thất bị phình và giảm vận động có thể cảm nhận được các dòng phụt bất thường của tim trong thì tâm thu truyền tới vùng trước tim. Bệnh nhân hở hai lá nặng có thể cảm nhận được sự phập phồng của thành ngực vùng trước tim do xung động của dòng phụt tâm thu lan tới. Cơ chế của hiện tượng này là do nhĩ trái bị giãn lớn trong hở van hai lá, làm cho tim bị đẩy ra phía trước hơn so với vị trí thông thường. Khi thất trái giãn và phì đại, vị trí mỏm tim sẽ bị đẩy xuống thấp hơn và ra bên hơn (ví dụ trong

Rung miu là cảm giác ù ù có thể sờ thấy cùng với tiếng thổi lớn. Vị trí của chúng gợi ý căn nguyên

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Mạch ngoại biên Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan  tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc

Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:

Zimasum

 ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Hotline: 0912.129.228

Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG

Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

 

Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn

có thể bạn quan tâm :

>>> Tim mạch nên và kiêng ăn gì?

>>> Ăn táo tốt cho tim mạch

Bạn đang xem: Mạch ngoại biên
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: