Hội Tim mạch châu Âu năm 2021 về chẩn đoán, điều trị suy tim cấp và mạn tính

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 16/06/2023

 

Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Hội Tim mạch châu Âu năm 2021 về chẩn đoán, điều trị suy tim cấp và mạn tính

Dưới đây là 10 lưu ý theo hướng dẫn của Hội Tim mạch châu Âu năm 2021 về chẩn đoán, điều trị suy tim cấp tính và mạn tính:

  1. Thuốc ức chế men chuyển hoặc chất ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin, thuốc chẹn benta, chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid và chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 được khuyến nghị là liệu pháp nền tảng để giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện vì suy tim cho tất cả bệnh nhân có giảm phân suất tống máu và là liệu pháp có thể được xem xét ở những bệnh nhân giảm nhẹ phân suốt tống máu

  2. Ở những bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái (LVEF) ≤35%, nhịp xoang, điều trị tái đồng bộ tim được khuyến cáo khi có block nhánh trái (LBBB) và thời gian QRS> 150 ms; nên được xem xét trong trường hợp thời gian LBBB và thời gian QRS từ 130 đến 149 ms hoặc không LBBB và thời gian QRS> 150 ms; và có thể được xem xét ở những bệnh nhân không có LBBB và thời gian QRS là 130–149 ms.

  3. Ở những bệnh nhân có LVEF ≤35%, nên dùng máy khử rung-chuyển nhịp tim có thể cấy ghép trong các trường hợp thiếu máu cục bộ và nên được xem xét trong các trường hợp không phải do thiếu máu cục bộ, nếu thích hợp.

  4. Ở một số bệnh nhân có suy tim tiến triển không đáp ứng điều trị nội khoa, khuyến cáo ghép tim và xem xét hỗ trợ tuần hoàn cơ học.

  5. Điều trị suy tim cấp tính bao gồm điều trị các nguyên nhân đặc hiệu (ví dụ, hội chứng mạch vành cao cấp, tăng huyết áp cấp cứu, biến chứng cơ học,, nhiễm khuẩn, chèn ép tim cấp) và sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc co mạch, thuốc vận mạch, điều trị hỗ trợ cơ học ngắn hạn, liệu pháp thay thế thận. Các chỉ định cho các phương pháp điều trị này và thời gian triển khai khác nhau tùy theo biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân (ví dụ suy tim cấp tính mất bù, phù phổi cấp, suy thất phải, ) và mức độ nặng của suy tim cấp tính.

  6. Khuyến cáo bệnh nhân suy tim nên được thăm khám trước khi xuất viện và tái khám sớm, vào 1–2 tuần sau khi xuất viện, để đánh giá các dấu hiệu  khả năng dung nạp thuốc, và bắt đầu và / hoặc điều chỉnh các liệu pháp dựa trên bằng chứng.

  7. Bệnh nhân suy tim được khuyến cáo nên định kỳ kiểm tra tình trạng thiếu máu và thiếu sắt. Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch với muối carboxymaltose nên được xem xét nếu ferritin huyết thanh <100 ng / mL, hoặc nếu ferritin huyết thanh là 100–299 ng / mL và độ bão hòa transferrin <20% ở bệnh nhân có LVEF <45% có triệu chứng để cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống, và ở những bệnh nhân nhập viện gần đây vì suy tim có LVEF <50% để giảm nguy cơ tái nhập viện.

  8. Thủ thuật triệt đốt tĩnh mạch phổi nên được xem xét để kiểm soát nhịp khi rung nhĩ có liên quan đến các triệu chứng xấu đi của suy tim.

  9. Bệnh nhân suy tim có hở van hai lá thứ phát cần được đánh giá bởi (Nhóm) Chuyên gia Tim mạch. Nếu đáp ứng đủ các tiêu chí có thể cải thiện tiên lượng, bệnh nhân nên được xem xét chỉ định kỹ thuật điều chỉnh cố định mép van hai sửa van hai lá qua da.

  10. Những bệnh nhân có 'dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm', chẳng hạn như bệnh nhân ≥ 65 tuổi bị suy tim có kèm dày thành thất trái, nên được tầm soát bệnh amyloidosis tim. Tafamidis được khuyến cáo ở những bệnh nhân có các triệu chứng mức độ NYHA I hoặc II và bệnh amyloidosis transthyretin-tim để làm giảm các triệu chứng, giảm nhập viện và tử vong.

'Mười điều lưu ý' của Hướng dẫn ESC năm 2021 về chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn tính.

 

ACEi: thuốc ức chế men chuyển; ARNI: thuốc ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin; COAPT: Đánh giá tiên lượng về tim mạch của liệu pháp MitraClip qua da cho bệnh nhân suy tim có hở van hai lá chức năng; CRT: liệu pháp tái đồng bộ tim; HF: suy tim; HFrEF: suy tim với giảm phân suất tống máu; ICD: máy khử rung-chuyển nhịp tim cấy ghép; LVEF: phân suất tống máu thất trái; MCS: hỗ trợ tuần hoàn cơ học; MRA: chất đối kháng thụ thể mineralocorticoid; RRT: liệu pháp thay thế thận; SGLT2i: chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2.

Thể suy tim cấp ở bệnh nhân có suy tim mạn tính thường gặp hơn trên lâm sàng. Bệnh nhân đến viện trong bệnh cảnh suy tim cấp cần phải điều trị cấp cứu, nếu chậm trễ có thể rơi vào sốc tim, tỉ lệ tử vong rất cao.

Cùng chăm sóc sức khỏe tim mạch cho cộng đồng, Vinmec đã triển khai nhiều gói khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch như gói khám Tim mạch cơ bản; gói khám và sàng lọc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, suy tim... dành cho nhóm đối tượng nguy cơ khác nhau. Bên cạnh đó Vinmec được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại như hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn cao, máy điện tâm đồ, siêu âm tim, điện tim gắng sức, máy CT scanner Aquillion 640 slice, máy chụp mạch kỹ thuật số (DSA) hiện đại... giúp việc thăm khám và điều trị được dễ dàng hơn. Đặc biệt đội ngũ y bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh động mạch vành nói riêng chính là yếu tố quyết định mang lại sự hài lòng cho tất cả các khách hàng.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu  Hội Tim mạch châu Âu năm 2021 về chẩn đoán, điều trị suy tim cấp và mạn tính Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan  tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc

Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:

Zimasum

 ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Hotline: 0912.129.228

Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG

Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

 

Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn

có thể bạn quan tâm :

>>> Tim mạch nên và kiêng ăn gì?

>>> Ăn táo tốt cho tim mạch

Bạn đang xem: Hội Tim mạch châu Âu năm 2021 về chẩn đoán, điều trị suy tim cấp và mạn tính
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: