-
- Tổng tiền thanh toán:

Các tiêu chuẩn về tim mạch
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 17/06/2023
Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Các tiêu chuẩn về tim mạch
Tiêu chuẩn Framingham
Mặc dù là cổ điển, tiêu chuẩn Framingham khá hữu ích trong thực hành lâm sàng. Chẩn đoán suy tim bao gồm 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ:
Tiêu chuẩn chính:
Cơn khó thở kịch phát về đêm
Giảm 4,5 kg trong 5 ngày điều trị suy tim
Tĩnh mạch cổ nổi
Ran ở phổi
Phù phổi cấp
Phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính
Tiếng tim ngựa phi T3
Áp lực tĩnh mạch trung tâm lớn hơn 16 cm nước
Thời gian tuần hoàn kéo dài trên 25 giây
Bóng tim to trên Xquang ngực thẳng
Bằng chứng phù phổi, ứ máu tạng hoặc tim to khi giải phẫu tử thi.
Tiêu chuẩn phụ:
Ho về đêm
Khó thở khi gắng sức vừa phải
Giảm dung tích sống 1/3 so với dung tích sống tối đa của bệnh nhân
Tràn dịch màng phổi
Tần số tim nhanh (trên 120 ck/ph) - Gan to
Phù mắt cá chân hai bên
Tiếp cận chẩn đoán suy tim mạn tính theo Hội tim mạch châu Âu (ESC 2016)
Chẩn đoán các thể suy tim
Phân loại các thể suy tim theo Hội Tim mạch châu Âu năm 2016 có giá trị thực hành cao và được áp dụng phổ biến hiện nay:
Thể suy tim |
Suy tim với phân suất tống máu thất trái giảm (HFrEF) |
Suy tim với phân suất tống máu thất trái giảm vừa (HFmrEF) |
Suy tim với phân suất tống máu thất trái bảo tồn (HFpEF) |
|
Tiêu chuẩn |
1 |
Triệu chứng cơ năng và/hoặc thực tổn |
Triệu chứng cơ năng và/hoặc thực tổn |
Triệu chứng cơ năng và/hoặc thực tổn |
2 |
EF < 40% |
EF 40-49% |
EF ≥ 50% |
|
3 |
|
1.Tăng nồng độ các peptid lợi niệu 2.Ít nhất thêm một tiêu chuẩn: a.Bằng chứng tổn thương cấu trúc tim (phì đại thất và/hoặc nhĩ trái). b.Rối loạn chức năng tâm trương thất trái. |
3.Tăng nồng độ các peptid lợi niệu 4.Ít nhất thêm một tiêu chuẩn: c.Bằng chứng tổn thương cấu trúc tim (phì đại thất và/hoặc nhĩ trái). d.Rối loạn chức năng tâm trương thất trái. |
Đánh giá mức độ suy tim
Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trong thực tế lâm sàng, có 2 cách phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch học New York (New York Heart Association) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân và phân giai đoạn suy tim của Hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) đã được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi.
Phân loại mức độ suy tim theo NYHA.
Độ |
Đặc điểm |
I |
Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường. |
II |
Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực. |
III |
Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực. |
IV |
Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả. |
Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (2008)
Giai đoạn |
Đặc điểm |
A |
Bệnh nhân có các nguy cơ cao của suy tim nhưng chưa có các tổn thương cấu trúc tim |
B |
Bệnh nhân đã có các bệnh lý ảnh hưởng cấu trúc tim nhưng chưa có triệu chứng và biểu hiện của suy tim |
C |
Đã có tổn thương thực tổn ở tim, trong tiền sử hoặc hiện tại có triệu chứng cơ năng của suy tim, điều trị nội khoa có kết quả. |
D |
Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối cần các biện pháp điều trị đặc biệt |
ĐIỀU TRỊ SUY TIM
Bao gồm:
Những biện pháp điều trị chung cho tất cả các loại nguyên nhân gây ra suy tim, chế độ không dùng thuốc, dùng thuốc và can thiệp.
Những biện pháp điều trị đặc biệt áp dụng cho từng trường hợp cụ thể tùy theo nguyên nhân của suy tim.
Những biện pháp điều trị chung
Chế độ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì góp phần làm giảm công của tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau.
Bệnh nhân suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu thể thao.
Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.
Trong trường hợp suy tim mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày, nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
Chế độ ăn giảm muối:
Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ được dùng < 3g muối NaCl /ngày, tức là < 1,2g (50 mmol) Na+/ngày.
Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn < 1,2g muối NaCl/ngày tức là < 0,48g (20mmol) Na+ /ngày.
Hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân
Cần hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân hàng ngày nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim.
Nói chung, chỉ nên dùng cho bệnh nhân khoảng 500 – 1000 ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày tùy mức độ suy tim nặng hay nhẹ.
Thở ôxy:
Là biện pháp cần thiết trong trường hợp suy tim nặng, giúp tăng cung cấp ôxy cho các mô, giảm bớt mức độ khó thở của bệnh nhân, đồng thời làm hạn chế sự co mạch phổi thường gặp ở những bệnh nhân thiếu ôxy.
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác:
Bỏ thuốc lá, cà phê...
Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì.
Tránh các xúc cảm mạnh (stress).
Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng, ví dụ: các thuốc chẹn beta loại không để điều trị suy tim, verapamil, disopyramide, flecainide...
Tránh các thuốc giữ nước như corticoid; NSAID...
Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim...
Điều trị nguyên nhân
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Các tiêu chuẩn về tim mạch Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc
Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:
ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Hotline: 0912.129.228
Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG
Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn
có thể bạn quan tâm :