-
- Tổng tiền thanh toán:
Các nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 29/07/2023
Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Các nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột
1. Thế nào là tăng huyết áp đột ngột
là tình trạng huyết áp đột nhiên tăng rất cao kịch phát, có thể lên đến 200mmHg hoặc trên 200mmHg. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đau đầu dữ dội, choáng váng và xây xẩm mặt mày
- Đột nhiên nhìn mờ, khó nói
- tim đập nhanh bất thường hay khó thở
- buồn nôn hoặc nôn
- Tê yếu tay chân, đột nhiên không nhấc được chân lên, đi lại không vững, bị té, cầm đồ bị rơi,...
- Miệng méo, cơ mặt lệch sang một bên
- Lượng nước tiểu giảm
- Co giật, tinh thần không minh mẫn, hôn mê
2. Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột
2.1 Ngừng dùng thuốc
Một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột thường gặp đó là dừng uống thuốc hoặc không uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Theo thống kê của Huỳnh Văn Minh và công sự năm 2019 tại Việt Nam, cứ 5 người bị tăng huyết áp thì 1 người không điều trị, và trong số những người đang điều trị tăng huyết áp thì gần một nửa điều trị hạ áp không đạt mục tiêu phòng ngừa biến chứng. Khi huyết áp cao bạn có thể cần phải sử dụng thuốc suốt đời để Để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn và duy trì được huyết áp ổn định thì bạn cần phải sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Việc uống liều thấp hơn có thể khiến huyết áp tăng đột ngột. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu huyết áp của bạn giảm hoặc trở về mức bình thường trong thời gian dài, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng liều thấp hơn nhưng vẫn cần phải theo dõi huyết áp hàng ngày.
2.2 Chế độ ăn không hợp lý
Một chế độ ăn nhiều muối hoặc thức ăn mặn có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp đột ngột. Nguyên nhân là do dư thừa muối có thể làm căng động mạch, khiến cho thành động mạch trở nên dày và hẹp hơn và bắt đầu tắc nghẽn. Điều này không chỉ làm đột ngột mà còn cản trở khả năng cung cấp máu, khí oxy và những chất dinh dưỡng quan trọng tới các cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra, hấp thu những cũng có thể làm tăng huyết áp. Bên cạnh đó, ăn nhiều thịt đỏ và uống rượu cũng khiến làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp đột ngột.
2.3 Tương tác thuốc
Nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị bất cứ vấn đề sức khỏe nào bao gồm ho và số thuốc điều trị cảm lạnh thông thường có chứa thành phần sympathomimetic làm tăng huyết áp. Chính vì vậy, nếu bạn bị huyết áp thấp hoặc có huyết áp bình thường, thành phần thuốc không gây hại nhưng nếu bạn bị tăng huyết áp thì nó có thể làm huyết áp tăng cao hơn. Trong trường hợp này, bạn cần phải thông báo với bác sĩ để có được phác đồ điều trị phù hợp.
2.4 Một số bệnh lý có thể làm tăng huyết áp đột ngột
Nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột có thể xuất phát từ một số bệnh lý tiềm ẩn hay còn được gọi là. Nếu bạn bị bệnh thận nhưng không sử dụng thuốc điều trị, bạn có thể bị tăng huyết áp đột ngột. Ngoài ra, tình trạng hẹp động mạch thận hai bên cũng có nguy cơ làm tăng huyết áp đột ngột, nếu không được can thiệp có thể dẫn tới. U tủy thượng thận cũng có thể gây tăng huyết áp đột ngột, đây là một tình trạng nội tiết mà trong đó khối u của tuyến thượng thận dẫn tới sản xuất dư thừa hormone adrenaline và noradrenaline. Sự gia tăng của những loại hormone này có thể gây tăng huyết áp đột ngột.
3. Cách xử trí khi huyết áp đột ngột tăng
Trong hầu hết những trường hợp, huyết áp có thể tự được điều hòa về mức bình thường với sự phối hợp của nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, khi có nhiều yếu tố khác nhau tác động hoặc tác động với một cường độ mạnh, cơ thể sẽ không đủ khả năng điều hòa và khiến cho huyết áp tăng cao đột ngột. Huyết áp tăng cao và tăng nhanh liên tục thường khiến cho áp lực dòng máu trong mạch quá lớn. Điều này dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như vỡ mạch máu, tắc hẹp động mạch hay suy tim cấp. Vì vậy, khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng tăng huyết áp đột ngột thì cần phải xử trí theo những bước sau:
- Nằm nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể, hít sâu và thở đều
- Di chuyển vào chỗ yên tĩnh, thoáng mát, tránh âm thanh và ánh sáng quá mạnh
- Đo lại huyết áp: nếu huyết áp từ 140-160mmHg thì có thể nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà. Nếu huyết áp trên 160mmHg và vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng cao thì có thể sử dụng một số thuốc hạ huyết áp, theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi uống thuốc, nếu huyết áp vẫn không giảm thì cần đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế.
Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng cao huyết áp đột ngột thì cần thực hiện những biện pháp sau:
- Hạn chế thực phẩm không tốt cho sức khỏe như cà phê, rượu bia và thuốc lá.
- Ăn nhạt hơn sẽ giúp giảm tình trạng tăng huyết áp đột ngột: muối là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp. Vì vậy, lựa chọn những thực phẩm ít muối và giảm lượng muối khi chế biến thức ăn có thể giúp ngăn chặn được tăng huyết áp đột ngột. Sử dụng những loại gia vị khác nhau để thay thế muối.
- Giảm và giảm cholesterol xấu: các loại đồ ăn vặt như đồ chiên rán, thức ăn nhanh chế biến sẵn có thể làm tăng huyết áp bất thường. Thay vào đó hãy sử dụng những thực phẩm tươi như trái cây, rau và các loại
- Tập thể dục đều đặn: tập thể dục hàng ngày rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, điều này còn giúp đốt cháy được lượng chất béo dư thừa và giúp cho cơ bắp khỏe mạnh. Vì vậy, bạn nên thực hiện chế độ tập thể dục phù hợp với sức khỏe để tăng hiệu quả cho việc điều trị.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Các nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc
Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:
ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Hotline: 0912.129.228
Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG
Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn
có thể bạn quan tâm :
>>> Tim mạch nên và kiêng ăn gì?