Bệnh teo não: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 05/08/2024

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi. Để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh này, việc hiểu rõ các giai đoạn phát triển của nó là rất cần thiết. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin cần thiết về bệnh teo não, gồm dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị, xin mời quý vị cùng theo dõi.

1. Bệnh teo não là gì?

Bệnh teo não là gì?

 

Teo não là tình trạng thoái hóa hệ thần kinh trung ương, đặc trưng bởi sự mất kết nối giữa các tế bào thần kinh và sự chết dần dần của các tế bào não yếu. Đây là một bệnh lý dẫn đến việc giảm thể tích não bộ một cách không thể hồi phục.

Khi hiện tượng teo não xảy ra, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc suy nghĩ và nhận thức hàng ngày. Hiện tại, teo não được phân thành hai thể loại chính:

  • Teo não khu trú: tổn thương chỉ xảy ra ở một vùng cụ thể của não, trong khi các phần khác vẫn bình thường.
  • Teo não toàn bộ: tổn thương tế bào thần kinh xuất hiện trên toàn bộ các vùng của não.
  • Teo não là do sự chết dần và mất kết nối giữa các tế bào thần kinh.

Teo não là bệnh lý do sự chết dần cũng như mất sự kết nối giữa các tế bào thần kinh

2. Nguyên nhân gây teo não?

Nguyên nhân gây teo não rất đa dạng, có thể chia thành ba nhóm chính: chấn thương, bệnh thoái hóa và nhiễm trùng, bao gồm:

  • Chấn thương

Chấn thương sọ não: những tổn thương tại não do tai nạn lao động hoặc sinh hoạt. Chấn thương có thể dẫn đến dập nát, chảy máu nhu mô não ở nhiều mức độ khác nhau.

Đột quỵ não: bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não, khiến tế bào não thiếu oxy cần thiết, dẫn đến chết dần và hoại tử.

  • Bệnh lý thần kinh

Alzheimer: bệnh lý sa sút trí tuệ thường gặp sau 60 tuổi, làm tổn thương và mất kết nối tế bào thần kinh, dẫn đến giảm trí nhớ và khả năng tư duy nhanh chóng.

Bại não: bệnh lý bất thường của hệ thần kinh trung ương từ trong bụng mẹ hoặc giai đoạn sơ sinh, khiến trẻ thiểu năng trí tuệ và giảm khả năng vận động, ngôn ngữ.

Bệnh Huntington: đặc trưng bởi sự thoái hóa dần dần của tế bào thần kinh, gây ra chứng múa giật và trầm cảm nặng, thường khởi phát muộn ở người trung niên.

Đa xơ cứng: bệnh lý miễn dịch làm tổn thương lớp đệm bảo vệ tế bào thần kinh, kéo theo tổn thương tế bào thần kinh, thường gặp ở phụ nữ trẻ.

  • Các bệnh nhiễm trùng

HIV: virus HIV tấn công và phá hủy hệ thống kết nối bằng protein và thụ thể trong tế bào não, làm giảm giao tiếp giữa các tế bào thần kinh.

Viêm não: virus West Nile gây tổn thương tế bào thần kinh, gây ra biểu hiện lẫn lộn, co giật, hôn mê; lâu dài có thể dẫn đến teo não và giảm trí nhớ.

Bệnh giang mai thần kinh: gặp ở người mắc giang mai qua đường sinh dục giai đoạn muộn, không điều trị đầy đủ, gây tổn thương vĩnh viễn cho tế bào thần kinh và lớp bảo vệ bên ngoài.

Bệnh Alzheimer có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng teo não.

Chi tiết về nội dung : Bệnh teo não có nguy hiểm không

Alzheimer có thể là bệnh lý gây ra teo não

3. Biểu hiện của bệnh teo não

Biểu hiệu của bệnh teo não rất đa dạng, tùy thuộc mức độ và thể bệnh khác nhau. Các triệu chứng của bệnh có thể chia thành các nhóm sau:

  • Suy giảm nhận thức: rối loạn trí nhớ, mất tập trung, suy giảm chức năng ngôn ngữ, gặp khó khăn khi diễn đạt (khó nói, khó viết, nghe hiểu kém).

  • Rối loạn điều hòa vận động: vận động bất thường, co giật, run, ngã do thăng bằng kém.

  • Xuất hiện cơn động kinh : co quắp cơ bắp, cử động mắt bất thường, nghiến răng, mất ý thức.

  • Các rối loạn tâm thần: hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm,lo âu,, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi.

Suy giảm trí nhớ là một trong những biểu hiện của bệnh teo não

Suy giảm trí nhớ là một trong những biểu hiện của bệnh teo não

4.Chẩn đoán bệnh teo não

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng các triệu chứng của bệnh nhân và áp dụng thêm một số kỹ thuật cận lâm sàng khác để đánh giá mức độ nặng và xác định nguyên nhân của bệnh, bao gồm:

  • Xét nghiệm các kháng thể tự miễn: thường áp dụng trong các trường hợp nghi ngờ teo não trong bệnh tự miễn như đa xơ cứng.

  • Xét nghiệm máu: có thể phát hiện tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, HIV/AIDS hoặc giang mai.

  • Xét nghiệm dịch não tủy: có thể phát hiện viêm não, màng não hoặc xuất huyết não  - là nguyên nhân gây teo não.

  • Điện não đồ: là phương pháp ghi các sóng điện não, nhờ đó có thể phát hiện sự thiếu hụt trong dẫn truyền thần kinh cũng như các sóng bệnh lý bất thường.

  • Chụp CT/MRI/PET: đây là những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho phép bác sĩ quan sát những tổn thương tại từng vùng của não bộ và phát hiện nguyên nhân gây teo não.

Chụp MRI có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân gây teo não

Chụp MRI có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân gây teo não

5. Điều trị bệnh teo não

Các tế bào thần kinh trong não bộ có số lượng nhất định được hình thành trong giai đoạn bào thai và sơ sinh. Sau đó, các tế bào này không thể tăng sinh mà sẽ thoái hóa dần theo thời gian.

Top 10 sản phẩm thực phẩm chức năng bổ não được đội ngũ chuyên gia và người bệnh đanh giá cao.

Đối với bệnh teo não, các tế bào thần kinh sẽ chết đi với tốc độ nhanh hơn. Vì vậy, bệnh teo não là bệnh lý không thể hồi phục được. Nhưng người bệnh có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách áp dụng một số biện pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc: để điều trị các bệnh lý gây teo não như giang mai, đa xơ cứng, Alzheimer,, HIV/AIDS, hoặc để giảm các triệu chứng như đau đầu,  mất trí nhớ, rối loạn tâm thần.

  • Vật lý trị liệu: để tăng cường khả năng vận động, cải thiện kỹ năng sinh hoạt.

  • Ngôn ngữ trị liệu: khắc phục các vấn đề về giao tiếp, ngôn ngữ, nói, nuốt.

  • Phẫu thuật: trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể cần phẫu thuật để giảm áp lực trong não, loại bỏ khối u, hoặc cấy ghép các thiết bị kích thích não.

Teo não là bệnh lý không thể hồi phục hoàn toàn

Teo não là bệnh lý không thể hồi phục hoàn toàn

6. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Teo não dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh nếu không không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì thế, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ để được thăm khám sớm nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên quên đồ, quên các việc cần làm.

  • Suy nghĩ trở nên chậm chạp hơn lúc trước.

  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu giận, đau buồn.

  • Khó ngủ, giảm khả năng tập trung và xử lý công việc

Benceda

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Bệnh teo não: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Việt Hưng cam kết cung cấp viên uống bổ não Benceda chính hãng. Quý khách có thể đặt mua online bằng cách truy cập vào website: Yteviethung.com hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại địa chỉ:

- Tại Hà Nội: 52 Ngõ 1, Tập thể Trung Đoàn 17, Xã Ngũ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

- Tại Hồ Chí Minh: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại

- Liên hệ mua hàng: 096.284.7373

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Hiệu quả sử dụng tuỳ thuộc cơ địa từng người

Bạn đang xem: Bệnh teo não: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: