-
- Tổng tiền thanh toán:
BÁC SĨ HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ TIM ĐẬP NHANH TẠI NHÀ
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 04/10/2023
Mỡ máu và tim mạch là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu BÁC SĨ HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ TIM ĐẬP NHANH TẠI NHÀ
1. Nhận biết tình trạng tim đập nhanh
của con người ở các trạng thái khác nhau là khác nhau, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi là 60 - 100 nhịp mỗi phút ở người trưởng thành. Nhịp tim khi nghỉ ngơi được dùng để đánh giá tình trạng tim cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan, khi hoạt động nhịp tim thường nhanh hơn nên khó đánh giá kiểm tra.
Nhịp tim khi nghỉ ngơi của mỗi người có thể là khác nhau, chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Bệnh lý, tuổi tác, thuốc men, cân nặng, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ, tâm trạng, cảm xúc,...
Nhịp tim khi nghỉ ngơi đạt trên 90 lần trên phút được gọi là thường đi kèm với cảm giác hồi hộp ngực, tim rung rinh trong lồng ngực,... Nhịp tim khi nghỉ ngơi cao nghĩa là tim vẫn phải bơm máu nhiều, quá trình này kéo dài có nguy cơ gây ra bệnh lý tim mạch.
Đặc biệt nếu tim đập nhanh đi kèm với các triệu chứng sau thì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh lý tim mạch, cần đi khám để điều trị càng sớm càng tốt:
-
Đau thắt ngực đi kèm với tim đập nhanh cả khi nghỉ ngơi.
-
Thường xuyên lảo đảo, cơ thể thiếu năng lượng.
-
Dọa ngất xỉu, ngất xỉu,...
Để kiểm tra bạn có bị tim đập nhanh không, nên đo nhịp tim vào buổi sáng bằng cách đặt nhẹ ngón tay thứ 2 và thứ 3 vào mặt trong của cổ tay. Cách này giúp bạn cảm thấy mạch đập rõ nhất và dễ đếm số nhịp trong 1 phút nhất.
2. Cách trị tim đập nhanh tại nhà
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây để trị tim đập nhanh hiệu quả, nhất là các trường hợp tim đập nhanh do căng thẳng hoặc yếu tố môi trường.
2.1. Uống đủ nước để giảm nhịp tim
Nước là thành phần quan trọng của cơ thể cũng như sức khỏe, thiếu nước khiến máu đặc hơn, giảm lưu thông nên tim buộc phải co bóp nhiều hơn để vận chuyển máu tốt hơn. Từ đó khiến nhịp tim và của bạn cũng tăng cao.
Do vậy, nếu đang gặp tình trạng tăng nhịp tim bất thường, hãy đảm bảo bạn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn làm công việc ra nhiều mồ hôi, cơ thể cần nhiều nước hơn thì nên uống thêm nước cùng các dung dịch điện giải.
2.2. Làm mát cơ thể để giảm nhịp tim
Nhiệt độ môi trường tăng cao là nguyên nhân khiến cơ thể mất máu, tim cũng phải hoạt động nhiều hơn để bơm lên bề mặt da, hỗ trợ quá trình tiết mồ hôi làm mát cơ thể. Vì thế mà khi làm việc lâu dưới thời tiết nắng nóng, bạn dễ bị say nắng, tim đập nhanh nguy hiểm.
Điều đầu tiên để nhịp tim trở về bình thường lúc này là di chuyển đến nơi có bóng râm và làm mát cơ thể bằng cách uống nước, mặc đồ thoáng mát, ăn hoa quả hoặc rau xanh,...
2.3. Tránh xa chất kích thích
Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tăng nhịp tim do chúng tác động khiến cơ thể tiết nhiều hormone hơn, gây co mạch, tăng tiêu thụ oxy. Vì thế tim phải đập với tần suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.
Tim đập nhanh do cồn rất nguy hiểm, đặc biệt với những người có vấn đề sức khỏe tim mạch. Do vậy, bạn nên tránh xa rượu bia và thuốc lá.
2.4. Tập thể dục là cách duy trì nhịp tim ổn định
Tập thể dục quá sức khiến tim đập nhanh hơn, làm tăng áp lực cho tim, song các chuyên gia cho biết, nếu tập thể dục thường xuyên với những bài tập vừa sức thì tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ được cải thiện. Các môn thể thao phù hợp được khuyến cáo với người bị rối loạn nhịp tim như: đạp xe, đi bộ, tập thiền, tập yoga,... Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc huấn luyện viên để lựa chọn bài tập với cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
2.5. Thư giãn để tim đập chậm lại
Khi tim đập quá nhanh một cách đột ngột, bạn nên tìm đến nơi nào đó thoải mái để ngồi hoặc nằm nghỉ trong tư thế thả lỏng, đồng thời hít thở sâu và cố gắng thoải mái tinh thần. Đây là cách giảm nhịp tim tự nhiên nhưng rất hiệu quả.
Căng thẳng và lo âu là những vấn đề tinh thần gây hại cho sức khỏe tim mạch, do đó hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, nghĩ đến những điều giúp bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ để ổn định nhịp tim. Những bài tập hít thở, ngồi thiền,... cũng là cách giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh.
3. Làm gì khi tim đập nhanh kéo dài?
Nếu bạn đã thử những cách trị tim đập nhanh tại nhà trên nhưng tình trạng vẫn không cải thiện hoặc đi kèm với triệu chứng cảnh báo bệnh lý tim mạch nguy hiểm thì nên đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám và yêu cầu làm xét nghiệm chẩn đoán để tìm nguyên nhân bệnh lý và điều trị.
Một số loại thuốc có tác dụng ổn định nhịp tim thường được chỉ định cho người bị rối loạn nhịp tim như: nhóm thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế Kali và ức chế kênh Natri,... Việc sử dụng thuốc cần đúng liều lượng và thời gian nên cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc uống hoặc dùng sai liều lượng dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm.
-
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu BÁC SĨ HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ TIM ĐẬP NHANH TẠI NHÀ Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc
Những người bị bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng sản phẩm Zimasum giúp tim mạch luôn khỏe mạnh:
ZIMASUM là sản phẩm giúp điều trị cao mỡ máu. Giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
Tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Hotline: 0912.129.228
Sản phẩm được phân phối độc quyền bởi:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM Y TẾ VIỆT HƯNG
Địa chỉ: Số 52, Trung Đoàn 17, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Nguồn tham khảo : vinmec.com, tamanhhospital.vn
có thể bạn quan tâm :