VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 28/11/2023

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA  Mời các bạn cùng theo dõi.

Viêm màng não ở trẻ em là gì?

Màng não có cấu tạo gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng mềm với chức năng bảo vệ hệ thần kinh trung ương. Viêm màng não là tình trạng sưng, viêm màng não, màng bao phủ não và tủy sống khi tác nhân gây bệnh tấn công vào lớp màng não. 

Viêm màng não có thể xảy ra ở có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gồm: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm và một số bệnh lý không nhiễm trùng. 

Ngoài cách phân loại dựa trên nguyên nhân gây bệnh, viêm màng não ở trẻ em có thể được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của bệnh gồm cấp tính, mãn tính, bán cấp và tái diễn.

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em

Tùy theo mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm của loại viêm màng não mà trẻ mắc phải và độ tuổi của trẻ khi mắc bệnh, viêm màng não ở trẻ em sẽ có những biểu hiện sau: 

1. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi:

  • Quấy khóc bất thường, liên tục;
  • Khó chịu, cáu gắt;
  • Lờ đờ, uể oải, có xu hướng muốn đi ngủ nhiều hơn;
  • Không muốn chơi đùa, cử động, phản xạ chậm chạp;
  • Bỏ bú, chán ăn;
  • Thóp đầu phình to bất thường.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi trẻ sẽ quấy khóc nhiều, khó dỗ dành, thậm chí, trẻ có thể khóc dữ dội hơn khi được bế lên.

 

2. Đối với trẻ lớn hơn, không mắc các bệnh suy giảm miễn dịch:

  • Đau đầu dữ dội;
  • Sốt cao đột ngột;
  • Cứng cổ;
  • Lơ mơ, mê man;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Xuất hiện co giật;
  • Khó tập trung;
  • Phát ban.

Trong đó, cứng cổ là dấu hiệu muộn cho thấy màng não đang bị kích thích nghiêm trọng. Đây là tình trạng co cứng cơ nhằm chống lại việc gập cổ thụ động hoặc chủ động của trẻ. Hơn nữa, trẻ bị viêm màng não có thể xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Xuất hiện dấu hiệu Kernig;
  • Xuất hiện dấu hiệu Brudzinski;
  • Gặp khó khăn khi chạm cằm vào ngực với miệng khép;
  • Gặp khó khăn khi chạm vùng trán hoặc cằm vào đầu gối.

Lưu ý, các triệu chứng của viêm màng não ở trẻ em có thể không đồng thời xảy ra và không phải tất cả trẻ bị viêm màng não cũng sẽ có các biểu hiện này. 

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng sẽ khác nhau, trẻ mắc bệnh có thể tử vong trong vài ngày nếu không được điều trị kịp thời. Không những thế, việc điều trị nếu bị trì hoãn, kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị tổn thương não vĩnh viễn. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu viêm màng não hoặc nghi ngờ viêm màng não, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp y tế kịp thời. 

Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ em

Theo thống kê cho thấy, virus là nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ phổ biến nhất, sau đó là vi khuẩn, nấm và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, viêm màng não do vi khuẩn là tình trạng nguy hiểm nhất với nguy cơ xuất hiện biến chứng và tử vong cao. 

1. Do vi khuẩn

Viêm màng não ở trẻ em do vi khuẩn thường xảy ra khi trẻ đang mắc một số bệnh lý nhiễm trùng khác như nhiễm trùng tai, xoang, gặp các chấn thương gây vỡ xương sọ hay xuất hiện biến chứng sau khi thực hiện các phẫu thuật liên quan đến não bộ. 

Một số chủng vi khuẩn gây viêm màng não ở trẻ em thường gặp:

  • Streptococcus pneumoniae (Phế cầu khuẩn): Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm màng não do phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,… ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cũng giống như bệnh do các chủng vi khuẩn khác, thuốc kháng sinh cũng được sử dụng để điều trị bệnh do chủng vi khuẩn này gây ra. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp điều trị này không còn mang lại hiệu quả cao, do đó, trẻ sẽ càng nguy hiểm hơn khi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn.
  • Neisseria meningitidis (vi khuẩn não mô cầu): Đây là một chủng vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người và có nguy cơ bùng phát thành dịch cao. ở trẻ có thể gây ra nhiều bệnh lý tại các cơ quan khác trong cơ thể như mắt, hô hấp, tim, khớp, sinh dục, thần kinh,… Nếu viêm màng não gây biến chứng nhiễm trùng huyết tối cấp, trẻ vẫn có tỷ lệ tử vong cao dù đã được điều trị tích cực.
  • Vi khuẩn Hib (Haemophilus Influenza typ B): Đây là nguyên nhân gây viêm màng não phổ biến ở trẻ từ 1-3 tuổi, lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
  • Listeria monocytogenes: Đây là một chủng vi khuẩn thường xuất hiện trong các thực phẩm chế biến sẵn, không đảm bảo tiệt trùng như phô mai, xúc xích. Một số nghiên cứu cho thấy chủng vi khuẩn này có thể vượt qua nhau thai khiến thai nhi bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong trong giai đoạn cuối của thai kỳ. 

2. Do virus

Hầu hết các trường hợp viêm màng não do virus gây ra thường không nghiêm trọng như viêm màng não do vi khuẩn. Một số chủng virus gây như enterovirus (đây là virus đường ruột, lây lan qua đường phân, miệng), virus cúm, quai bị, virus herpes HIV,…

Mặc dù được đánh giá là ít nguy hiểm hơn bệnh do vi khuẩn, tuy nhiên, khi trẻ bị viêm màng não do virus, mẹ vẫn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị sớm, đặc biệt nếu trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh hoặc có hệ miễn dịch yếu.

3. Nấm

Nấm là một tác nhân gây viêm màng não mạn tính với các triệu chứng tương tự viêm màng não cấp nhưng kéo dài hơn và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Cryptococcus là loại nấm thường gặp nhất, xuất hiện chủ yếu ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, bị HIV/AIDS. 

4. Do các nguyên nhân khác

Bên cạnh các tác nhân gây bệnh kể trên, trẻ bị viêm màng não có thể được gây ra bởi ký sinh trùng, hay do các phản ứng hóa học, dị ứng thuốc và các bệnh lý khác như u hạt, ung thư,…

Trẻ bị viêm màng não có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm

Viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao. Mức độ tổn thương đến hệ thần kinh và não bộ và các cơ quan khác phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và điều trị tích cực cho trẻ. Các biến chứng trẻ có thể phải đối mặt khi bị viêm màng não gồm:

  • Mất thính giác – điếc;
  • Suy giảm trí nhớ;
  • Khả năng tư duy kém, trí tuệ chậm phát triển;
  • Tổn thương não vĩnh viễn;
  • Suy thận;
  • Sốc;
  • Động kinh;
  • Gặp khó khăn khi di chuyển;
  • Tử vong…

Chẩn đoán bệnh viêm màng não ở trẻ em

Để chẩn đoán viêm màng não ở trẻ em, bác sĩ có thể sẽ hỏi mẹ về các triệu chứng đã xuất hiện và tiền sử bệnh của trẻ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm để hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này được thực hiện nhằm tìm kiếm sự xuất hiện của vi sinh vật, vi khuẩn;
  • Chọc dò tủy sống: Đây là thủ thuật an toàn, thường được thực hiện khi nghi ngờ viêm màng não. Bác sĩ sẽ lấy một ít dịch não tủy trong ống tủy sống để xét nghiệm.
    Thông qua xét nghiệm dịch não tủy, bác sĩ có thể biết được loại viêm màng não mà trẻ đang mắc phải.
  • Chụp CT, MRI hoặc chụp X-quang được thực hiện khi trẻ có biểu hiện tăng áp lực nội sọ (ICP) hoặc xuất hiện các hiệu ứng khối (thần kinh khu trú, phù gai thị, co giật, mất ý thức, nhiễm HIV hoặc suy giảm hệ miễn dịch).

Cách điều trị viêm màng não ở trẻ em

Việc sẽ được dựa trên các nguyên nhân gây bệnh cho trẻ:

  • Viêm màng não do virus: Nếu virus là tác nhân gây viêm màng não ở trẻ, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong điều trị bệnh này. Việc điều trị sẽ hướng về điều trị các triệu chứng và kéo dài thời gian, hỗ trợ sức đề tráng để cơ thể tự tạo ra kháng thể chống lại sự tấn công của virus. Do đó, lúc này trẻ cần:
    • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi;
    • Uống nhiều nước, tránh để tình trạng cơ thể mất nước diễn ra;
    • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc hạ sốt, giảm đau với liều lượng thích hợp.

Bên cạnh các biện pháp trên, bác sĩ có thể kê cho trẻ thuốc có tác dụng giảm nhẹ tình trạng sưng, viêm trong não, chống co giật (nếu trẻ xuất hiện các cơn động kinh). Một số trường hợp viêm màng não do virus herpes, thuốc kháng virus có thể được sử dụng để điều trị bệnh.

 

  • Viêm màng não do vi khuẩn: Trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn gây ra cần được điều trị với thuốc sáng sinh dùng qua đường tĩnh mạch kịp thời để kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ bệnh chuyển biến thành các biến chứng nguy hiểm (phù não, động kinh,…). Thời gian đầu, khi chưa xác định được chủng vi khuẩn, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng sinh phổ rộng và sau đó, điều chỉnh lại đúng loại thuốc kháng sinh theo loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Viêm màng não do nấm hoặc các nguyên nhân khác: Trong khoảng thời gian đầu khi bệnh chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể điều trị cho trẻ bằng cả thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus. 
  • Viêm màng não do nấm: Bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp loại thuốc này với thuốc kháng sinh để ngăn ngừa, điều trị lao màng não. Các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó, bác sĩ chỉ kê thuốc khi đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
  • Viêm màng não do các nguyên nhân khác: Đối với các trường hợp này, trẻ thường sẽ tự khỏi mà không cần hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, để bệnh nhanh khỏi, bác sĩ có thể cho trẻ một số loại thuốc có chứa corticosteroid. Nếu bệnh gây ra do các bệnh lý khác, việc điều trị viêm màng não sẽ hướng đến điều trị các bệnh lý này. 

Cách phòng ngừa viêm màng não ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh viêm màng não cho trẻ, bố mẹ và người chăm sóc trẻ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Dùng giấy che miệng cho trẻ khi ho, hắt hơi, sau đó vứt giấy vào thùng rác;
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, với xà phòng khử khuẩn;
  • Cho trẻ nghỉ ngơi đủ giấc;
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên;
  • Không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác;
  • Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên;
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, đảm bảo vệ sinh;
  • Đối với thai phụ, tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, chưa qua tiệt trùng;
  • Tiêm vacxin cho trẻ đầy đủ và đúng lịch.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA  Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: