U não ở trẻ em: Đặc điểm, nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 16/11/2023

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết U não ở trẻ em: Đặc điểm, nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết Mời các bạn cùng theo dõi.

U não trẻ em thường gặp và đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư máu. Do đó, việc nắm rõ các triệu chứng, nguyên nhân, cách phân độ cũng như tìm hiểu về các loại u não trẻ em là điều mà bác sĩ muốn các bậc phụ huynh cần biết.

1. U não ở trẻ em có đặc điểm gì?

là loại u thường gặp biểu hiện bệnh rất đa dạng từ lành tính đến ác tính với mọi lứa tuổi từ nhũ nhi đến tuổi thành niên. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các vị trí trong hộp sọ bao gồm trên lều tiểu não, dưới lều tiểu não, đường giữa và trong não thất.

Khác với người lớn, bệnh cảnh ở trẻ em có vị trí thường gặp là ở vùng hố sau chiếm 50-55% tổng số u não ở trẻ em. Loại mô bệnh học thường gặp nhất là u tế bào thần kinh đệm độ ác tính thấp, trong đó chủ yếu là u sao bào lông 

Một số loại mô bệnh học khác ít gặp hơn như: U nguyên tuỷ bào, u màng não thất, u sọ hầu, u tế bào mầm, u nguyên bào thần kinh đệm…

Bệnh u não ở trẻ em: Nhận biết, nguyên nhân và những lưu ý - Ảnh 1.

U não tế bào hình sao rất hay gặp ở trẻ em.

2. Nguyên nhân gây bệnh u não ở trẻ

Hiện chưa có sự thống nhất về nguyên nhân gây tình trạng u não ở trẻ, cơ chế bệnh sinh của hầu hết các khối u não ở trẻ em thường ít được biết rõ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến thống nhất rằng u não ở trẻ có nguyên nhân di truyền và ngoài ra còn có các yếu tố về môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển u não như phơi nhiễm phóng xạ.

Khối u có thể hình thành trong hầu hết mọi loại mô hoặc tế bào trong não. Một số khối u xuất hiện dựa trên sự pha trộn của các loại tế bào. Các khối u khác nhau có xu hướng phát triển ở các vị trí khác nhau trong não và theo những cách nhất định. Một số loại u não có nhiều khả năng phát triển trong các mô lân cận và phát triển nhanh chóng so với các loại khác.

U não được chia làm hai loại u trên lều não và u hố sau.

U não ở trẻ được chia thành 4 cấp độ.

- Phân độ thấp cấp độ I hoặc II: Đây là những khối u có xu hướng phát triển chậm hơn và ít có khả năng xâm lấn các mô lân cận.

- Các khối u cấp độ cao hơn cấp độ III hoặc IV: Có xu hướng phát triển nhanh chóng và có nhiều khả năng xâm lấn các mô lân cận. Những khối u này thường đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu hơn.

3. Các loại u não ở trẻ em thường gặp

  • U của tổ chức biểu mô thần kinh (Tumours of neuroepithelial tissue)
  • U tế bào hình sao
  • U tế bào thần kinh đệm ít nhánh
  • U tế bào thần kinh đệm hỗn hợp
  • U màng não thất
  • U đám rối mạch mạc
  • U thần kinh đệm
  • U tổ chức tuyến tùng
  • U phôi bào (gồm u nguyên tuỷ bào và u biểu mô thần kinh nguyên thuỷ)
  • U màng não
  • U limpho của hệ thần kinh nguyên thuỷ (primary central nervous system lymphomas)
  • U tế bào mầm (Germ cell tumors)
  • Ung thư biểu mô (Carcinoma)
  • Ung thư biểu mô phôi
  • U túi noãn hoàng
  • U biểu mô mạch mạc
  • U quái (teratoma)
  • U tế bào mầm hỗn hợp
  • U vùng tuyến yên (Tumours of the sellar region)
  • U tuyến yên
  • U biểu mô tuyến yên
  • U sọ hầu (Craniopharyngioma)
  • Các u di căn đến hệ thần kinh trung ương (Metastatic tumours).

Bệnh u não ở trẻ em: Nhận biết, nguyên nhân và những lưu ý - Ảnh 2.

Chụp cộng hưởng từ hoặc hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sẽ xác định vị trí và định hướng phân loại khối u.

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh u não ở trẻ em

Tùy theo tuổi mắc bệnh, vị trí và tính chất mô bệnh học của u mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng với các hội chứng tăng áp lực nội sọ, rối loạn hành vi, rối loạn nội tiết, dấu hiệu thần kinh khu trú.

Các khối u trong sọ nói chung gây nên các triệu chứng tăng áp lực trong sọ và các triệu chứng thần kinh về bản chất và định khu của khối u.

4.1. Hội chứng tăng áp lực nội sọ

- lan toả, lúc đầu âm ỉ sau đó đau tăng dần lúc nào cũng đau, đau sáng nhiều hơn chiều.

- Nôn (hoặc buồn nôn): thường nôn vào buổi sáng, nôn tự nhiên, nôn xong thường có cảm giác bớt nhức đầu.

- Biến đổi ở gai thị giác, như phù gai thị, teo gai thị…

- Động kinh có thể do u kích thích trực tiếp vào vỏ não, nhưng có thể do ảnh hưởng của áp lực trong sọ tăng cao.

- Mạch chậm, rối loạn chức năng hô hấp.

- Thay đổi cá tính: trầm cảm hoặc kích thích. Có thể bị ảnh hưởng đến nhận thức, chậm chạp, tiểu tiện không tự chủ, tri giác giảm dần, hôn mê.

4.2. Các triệu chứng thần kinh thay đổi tùy thuộc vào vị trí của khối u

a. Các khối u ở bán cầu đại não

- Co giật

- Bất thường về thị giác

- Bất thường về phát âm: nói lắp, nói ngọng, nói khó....

- Yếu hay liệt nửa người (hoặc nửa mặt).

- Các dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ

- Rối loạn, hay mất cảm giác.

- Thay đổi cá tính, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, buồn ngủ, ngủ gà, lẫn lộn.

b. Các khối u ở thân não và đường giữa

- Co giật

- Rối loạn về nội tiết: đái nhạt, dậy thì sớm, lùn tuyến yên.....

- Rối loạn thị giác: bán manh, nhìn đôi, giảm thị lực, mất thị lực …(khi u ở vùng giao thoa thị giác)

- Đau đầu

- Liệt thần kinh sọ, liệt nửa người.

- Thay đổi về hô hấp

- Giảm khả năng tập chung, chậm chạp, não úng thuỷ … (gặp trong u tuyến tùng)

c. Các khối u tiểu não

- Nôn (thường xuất hiện buổi sáng, không kèm buồn nôn).

- Rối loạn phối hợp động tác

- Rối loạn dáng đi

Bệnh u não ở trẻ em: Nhận biết, nguyên nhân và những lưu ý - Ảnh 3.

Điều trị u não được xác định dựa trên các yếu tố như: Tuổi của trẻ; Loại u và kích thước của khối u; Khả năng lan rộng của khối u...

5. Chẩn đoán xác định u não ở trẻ em

Các bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ sọ não thấy khối choán chỗ trong sọ, đường giữa bị đẩy lệch, có thể giãn não thất ở các mức độ khác nhau…

Các kỹ thuật nhuộm soi và hoá mô miễn dịch sau khi phẫu thuật lấy u hoặc sinh thiết là rất quan trọng giúp cho phân loại tế bào học của tổ chức u để đưa ra phác đồ điều trị đúng.

5.1. Chẩn đoán xác định

- Dựa vào hội chứng tăng áp lực nội sọ, dấu hiệu thần kinh khu trú tuỳ theo từng vị trí u gây nên.

- Hình ảnh não (hình ảnh chụp cộng hưởng từ hoặc hình ảnh chụp cắt lớp vi tính) sẽ xác định vị trí và định hướng phân loại khối u.

- Mô bệnh học sẽ xác định nguồn gốc tế bào u.

5. 2. Chẩn đoán phân biệt

Khi chưa có hình ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ cần phân biệt với các nguyên nhân tăng áp lực nội sọ khác (não úng thủy, , xuất huyết não...) hoặc các bệnh lý thần kinh khác (động kinh, rối loạn vận động...).

Khi có kết quả chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não cần phân biệt với xuất huyết não (đặc biệt là trường hợp khối u có xuất huyết), dị dạng mạch não, dị tật bẩm sinh não....

6. Điều trị u não ở trẻ em

Điều trị đặc hiệu khối u não được xác định dựa trên: Tuổi của trẻ; Loại u và kích thước của khối u; Khả năng lan rộng của khối u… mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Điều trị bao gồm:

6.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định với hầu hết các loại u não (trừ một số khối u nhỏ có thể điều trị xạ, hoặc vị trí không thể phẫu thuật) và có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng.

Phẫu thuật cắt bỏ u càng nhiều càng tốt, những khối u lành tính thì việc lấy hết u có tính chất quyết định cho kết quả điều trị. Tuy vậy, việc phẫu thuật lấy hết u, khó có thể thực hiện được nếu khối u có ranh giới không rõ hoặc ở vị trí không thuận lợi (như ở thân não, ở vùng đáy não...), khi đó chỉ có thể lấy được một phần khối u hoặc chỉ sinh thiết để làm giải phẫu bệnh.

Phẫu thuật lấy hết u có tiên lượng tốt hơn, cắt bỏ được một phần u giúp cải thiện được các triệu chứng thần kinh, giảm áp lực nội sọ, đồng thời giúp cho chẩn đoán mô bệnh học để có kế hoạch điều trị xạ, hóa chất và tiên lượng.

Phẫu thuật mở sọ cắt bỏ khối u có thể có biến chứng, như tổn thương chức năng thần kinh vùng lân cận, nhiễm trùng, thậm chí tử vong khi phẫu thuật.

Bệnh u não ở trẻ em: Nhận biết, nguyên nhân và những lưu ý - Ảnh 4.

So với người lớn, u não ở trẻ em có tiên lượng tốt hơn nhưng việc điều trị cũng còn gặp nhiều khó khăn.

6.2. Xạ trị

Xạ trị có vai trò quan trọng trong điều trị u não. Xạ trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào u còn sót lại sau phẫu thuật. Hiện nay, thường áp dụng được đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên.

Xạ trị ở trẻ em khác với xạ trị ở người lớn, vì não trẻ em đang trong thời kỳ phát triển nên rất dễ tổn thương do xạ trị, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi. Những biến chứng tổn thương do xạ trị giảm đi khi sự myelin hóa đã đầy đủ (sau 7 tuổi).

6.3. Hóa chất

Điều trị hóa chất áp dụng đối với một số loại nhạy cảm với hóa chất, có thể điều trị sau phẫu thuật, trong và sau tia xạ, trước phẫu thuật (đối với khối u lớn, khó phẫu thuật...). Liều lượng, cách dùng hóa chất tùy theo phác đồ phù hợp với bản chất mô bệnh học và lứa tuổi.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về U não ở trẻ em: Đặc điểm, nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này

Bạn đang xem: U não ở trẻ em: Đặc điểm, nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: