Tổng quan về bệnh Parkinson ở người trẻ

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 01/04/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Tổng quan về bệnh Parkinson ở người trẻ Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Bệnh Parkinson ở người trẻ là gì?

Parkinson là một loại bệnh lý thần kinh, thường do thoái hóa một nhóm các tế bào ở não gây ra. Bệnh đặc trưng bởi những triệu chứng liên quan trực tiếp đến khả năng vận động của cơ thể. Có thể kể đến như: Cử động chậm chạp, co cứng cơ, run tay, rối loạn thăng bằng,…

Theo như thống kê, hầu hết những trường hợp bệnh Parkinson thường khởi phát triệu chứng trong khoảng từ 50 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, có khoảng 10 – 20% bệnh nhân Parkinson có dạng khởi phát sớm hay còn được gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ, cụ thể là từ 21 đến dưới 50 tuổi. Một số ít trường hợp còn lại, có thể xuất hiện và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi. Đây được gọi là Parkinson vị thành niên và thường liên quan đến các đột biến gen cụ thể.

Tổng quan về bệnh Parkinson ở người trẻ 1

Bệnh Parkinson ở người trẻ

2. Nguyên nhân ra gây bệnh Parkinson ở người trẻ

 Hiện nay nguyên nhân gây bệnh chính xác vẫn chưa được điều tra rõ. Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia thì một phần bệnh Parkinson ở người trẻ khởi phát do gen di truyền, yếu tố môi trường hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố kể trên.

Thông thường, khi phần não bộ với chức năng sản xuất hormone dopamine mất đi thì có thể dẫn đến bệnh Parkinson. Bởi đây là loại hormone chịu trách nhiệm gửi tín hiệu não liên quan đến việc điều khiển các chuyển động của cơ thể. Việc này hay xảy ra ở những đối tượng ngoài 60 tuổi. Nhưng đôi khi các đột biến gen có thể làm cho bệnh nhân mắc Parkinson sớm hơn nhiều so với bình thường (ở độ tuổi 20).

Tổng quan về bệnh Parkinson ở người trẻ 2

Nồng độ dopamine liên quan trực tiếp đến bệnh Parkinson

3. Dấu hiệu của bệnh Parkinson ở người trẻ

Dưới đây chính là những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh nhân nhiễm bệnh Parkinson:

  • Run chân, tay, cánh tay, hàm, mặt;

  • Co cứng cơ tại các chi hoặc toàn thân;

  • Cơ thể cứng đờ, cử động chậm chạp (Bradykinesia);

  • Tư thế thường không ổn định;

  • Suy giảm về khả năng giữ thăng bằng và phối hợp, thường dễ té ngã.

Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu không liên quan đến chuyển động như:

  • Có sự thay đổi trong tư duy hoặc suy nghĩ;
  • Phiền muộn;
  • Gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ;
  • Sa sút về trí tuệ, suy giảm trí nhớ, lú lẫn;
  • Táo bón hoặc là các vấn đề khác về đường tiết niệu (như tiểu không kiểm soát).

Mặc dù các triệu chứng thông thường của bệnh Parkinson là giống nhau, tuy nhiên tùy theo độ tuổi mà sẽ có vài sự khác biệt. Những người trẻ tuổi thường gặp phải nhiều biểu hiện của rối loạn vận động (như cử động cơ thể không tự chủ) hơn. Do tác dụng phụ của levodopa – loại thuốc điều trị bệnh Parkinson được kê đơn phổ biến nhất. Đồng thời, họ cũng có nhiều khả năng mắc phải hội chứng loạn trương lực cơ, co cơ kéo dài dẫn đến chuột rút ở các chi hay hình thành những tư thế bất thường (trẹo bàn chân).

Tổng quan về bệnh Parkinson ở người trẻ 3

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh Parkinson ở người trẻ

4. Biện pháp chữa trị và kiểm soát bệnh Parkinson ở người trẻ

Bệnh này hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm . Tuy nhiên, việc kiểm soát triệu chứng bệnh là hoàn toàn có thể. Một vài cách thường được sử dụng có thể kể đến như sau:

5. Sử dụng thuốc Tây

Đây là một phương pháp không thể thiếu đối với người bệnh, một số loại thường dùng là:

  • Chất chủ vận dopamine:

  • Đây là loại thuốc kích thích trực tiếp lên tế bào não, giúp cho dopamine hoạt động tốt hơn. Do đó có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Có thể dùng apomorphine dạng tiêm, lisuride, bromocriptine, pergolide,...

  • Thuốc ức chế enzym phân giải dopamine:

  • Giúp kéo dài thời gian tác dụng của dopamine. Selegiline, entacapone,... là những loại thuốc thuộc nhóm này.

  • Thuốc kháng cholinergic và amantadine:

  • Đây là loại thuốc được dùng để điều trị ở giai đoạn sớm của bệnh

6. Phương pháp phẫu thuật

Một số biện pháp phẫu thuật như kích thích não hay phẫu thuật dao gamma, cấy ghép mô não của thai nhi,... có thể được dùng để điều trị Parkinson.

7. Cải thiện các vấn đề về tâm lý

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, người bị Parkinson có thể mắc các vấn đề về tâm lý. Do đó, các loại thuốc an thần có thể được chỉ định để giúp người bệnh cải thiện được chứng rối loạn tâm lý.

Bên cạnh đó, người bị Parkinson cũng nên được chăm sóc tâm lý, hãy quan tâm và thường xuyên trò chuyện với họ.

8. Sinh hoạt, tập thể dục điều độ

Người trẻ bị Parkinson nên tập thể dục thường xuyên, có thể lựa chọn đi bộ, chạy, tập yoga,... để tăng cường sức đề kháng. Từ đó tăng khả năng chống chọi với các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra các phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể được sử dụng.

9. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Một chế độ ăn với nhiều trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc giúp gia tăng chất xơ và ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khỏe tổng thể, duy trì khả năng vận động chính là phương pháp kiểm soát bệnh parkinson ở người trẻ rất tốt. Đồng thời nên bổ sung thêm các loại đậu như đậu xanh, đậu tằm,… vì chúng có chứa hoạt chất Levodopa - một chất hỗ trợ điều trị Parkinson hiệu quả. Ngoài ra không được quên uống đủ từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể luôn được thanh lọc.

Ngoài ra cần:

  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất béo và dầu mỡ;
  • Hạn chế đường tinh luyện và các loại đồ ngọt;
  • Không ăn quá nhiều muối;
  • Không sử dụng chất kích thích hay đồ uống có cồn, bởi chúng có thể khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng, giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị.

Tổng quan về bệnh Parkinson ở người trẻ 5Chế độ ăn uống khuyên dùng cho người bị Parkinson

Dưới đây chính là tổng quan về bệnh Parkinson ở người trẻ. Mặc dù không quá nghiêm trọng do khả năng tiến triển tương đối chậm cũng như tỷ lệ sống sót cao. Tuy nhiên hãy chủ chủ động phòng chống và điều trị bệnh từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm nhé!

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Tổng quan về bệnh Parkinson ở người trẻ Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: Tổng quan về bệnh Parkinson ở người trẻ
Bài trước Bài sau
hotline 0866.106.088 hotline 0866.106.088
popup

Số lượng:

Tổng tiền: