Thiếu máu não – Căn bệnh nguy hiểm ngày càng trẻ hóa

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 20/11/2023

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Thiếu máu não – Căn bệnh nguy hiểm ngày càng trẻ hóa Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Khái niệm thiếu máu não 

Thiếu máu não hay còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Đây là tình trạng lượng máu lên não giảm dẫn tới thiếu oxy lên não, giảm các chất dinh dưỡng nuôi não. Điều này trực tiếp dẫn tới việc các tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động. Từ đó ảnh hưởng tới cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên từ 40 tuổi trở lên và người cao tuổi. Đặc biệt là người lao động trí óc, nam bị nhiều hơn nữ. Hiện nay bệnh này đang ngày càng có xu hướng “trẻ hóa”. Do cuộc sống hiện đại và công nghệ phát triển nên giới trẻ phải lao động trí óc vất vả hơn. Làm việc và học tập với cường độ cao tạo áp lực lớn lên não bộ và cơ thể. Ngoài ra xu hướng ăn uống nhiều chất đạm, chất béo, thức ăn nhanh gây tăng cholesterol, mỡ trong máu. Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân chính gây hẹp và tắc mạch máu não. Giới trẻ cũng có xu hướng lười vận động và chủ quan vào sức trẻ nên thường ngó lơ những cảnh báo của cơ thể.

Bệnh thiếu máu não do tắc nghẽn mạch máu não
Bệnh thiếu máu não do tắc nghẽn mạch máu não

Thiếu máu não ở mức độ nhẹ có thể gây chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng phần nào đến công việc và học tập. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, có thể xảy ra tình trạng nói lắp, mất trí nhớ, tâm thần không ổn định. Nguy cơ cao hơn là xảy ra đột quỵ não (tai biến) dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.

2. Nguyên nhân gây thiếu máu não 

Một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra tình trạng thiếu máu não như:

Nguyên nhân bệnh lý

  • Rối loạn huyết áp: tăng huyết áp, hạ huyết áp
  • Do cục máu đông, xơ vữa động mạch…
  • Bệnh tim mạch: suy tim, bệnh van tim…
  • Dị dạng mạch máu bẩm sinh, viêm tắc động mạch
  • Chấn thương
  • Thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ…gây chèn ép dây thần kinh làm giảm lượng máu lên não
  • Do chèn ép từ bên ngoài hoặc do các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8).

Nguyên nhân thiếu máu não do bệnh lý

Một số nguyên nhân khác

  • Lười vận động, ngồi văn phòng nhiều, không rèn luyện thể dục thể thao
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Thay đổi thời tiết, ngồi máy lạnh nhiều
  • Thường xuyên căng thẳng, stress liên tục
  • Thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon
  • Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh

Một số nguyên nhân khác gây thiếu máu não

Nguyên nhân thiếu máu não theo y học cổ truyền

Theo Đông y, nguyên nhân gây thiếu máu não là do huyết hư, huyết ứ. Tức là lượng máu lên não bị thiếu hụt và bị ứ trệ khiến tuần hoàn máu bị rối loạn. Dẫn tới tình trạng não bộ bị thiếu oxy và dưỡng chất, gây tổn thương khó phục hồi ở não. Một số nguyên nhân phổ biến gây huyết hư, huyết ứ có thể kể đến như:

  • Stress, căng thẳng, lo âu, cáu giận, buồn bực làm can khí uất kết, ảnh hưởng đến chức năng chứa huyết của can (gan). Chức năng tàng huyết của can giảm cũng là nguyên nhân gây thiếu máu lên não. 
  • Ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu làm rối loạn chức năng vận hóa thủy thấp của Tỳ Vị. Thấp tụ thành đàm, đàm trọc ứ trệ gây tắc nghẽn kinh lạc, giảm máu và chất dinh dưỡng lên não.
  • Lao động quá sức, sinh hoạt tình dục quá độ, tuổi cao sức yếu… làm cho thận tinh hao hư. Mà tinh sinh tủy, tủy thông với não. Nên nếu thận tinh suy giảm khiến tủy không đủ cung cấp cho não cũng gây nên bệnh.
  • Bệnh tật lâu ngày làm khí huyết thiếu hụt, huyết thiếu không đủ dinh dưỡng nuôi não cũng dẫn đến thiếu máu não. 

3. Triệu chứng của bệnh thiếu máu não 

Thiếu máu não thường có nhiều biểu hiện và dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Ví dụ như rối loạn tiền đình, tiền mãn kinh. Người bệnh thường chủ quan dẫn tới việc phát hiện và điều trị không kịp thời. Sau đây là một số triệu chứng điển hình của tình trạng thiếu máu não. Khi gặp các triệu chứng này người bệnh nên chủ động đi thăm khám để điều trị kịp thời.

  • Đau nhức đầu: Đây là triệu chứng hay gặp chiếm 90% trường hợp và xuất hiện sớm nhất. Đau nhức có tính chất lan tỏa, hoặc khu trú vùng chẩm gáy – trán.
  • Chóng mặt: Có cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng. Người bệnh thấy bập bềnh như say sóng, hoa mắt, tối sầm mặt lại. Nhất là khi di chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột.
  • Dị cảm: Là những cảm giác không thật, bất thường do bệnh nhân tự cảm thấy. Như cảm giác tê bì kiến bò ở đầu ngón. Trong tai như tiếng ve kêu, cối xay lúa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ của người bệnh. 
  • Rối loạn giấc ngủ: Gây mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Rối loạn về sự chú ý: giảm sự chú ý, giảm tập trung. 
  • Rối loạn về cảm xúc: Dễ cáu, dễ xúc động, không kiềm chế được.
  • Rối loạn trí nhớ: Giảm trí nhớ gần, khả năng sắp xếp lại theo trình tự giảm, hay quên.
  • Một số triệu chứng khác: Ù tai, giảm thính lực một bên hoặc hai bên thoáng qua. Rung giật nhãn cầu, hội chứng tiền đình, buồn nôn và nôn…

Triệu chứng của thiếu máu não

4. Giải pháp phòng và chữa thiếu máu não

Bản chất các tổn thương ở não trong thiếu máu não là do thiếu oxy và glucose lên não. Khiến cho tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng,  rối loạn vận chuyển ion làm tổn thương tế bào thần kinh. Hướng điều trị chủ yếu là ngăn không cho mạch máu bị hẹp bị tắc. Đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ hình thành cục máu đông. Người bệnh không nên xem nhẹ hoặc chủ quan, cần đi thăm khám định kỳ để kiểm soát tình hình bệnh. 

4.1. Biện pháp phòng ngừa

  • Nghỉ ngơi thư giãn mỗi 10 phút khi làm việc trí óc liên tục 2 tiếng.
  • Chơi thể thao, đi du lịch để giảm thiểu stress và tái tạo năng lượng sống. Luôn lạc quan yêu đời, thư giãn hạn chế căng thẳng. 
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm công nghệ hàng ngày như tivi, laptop, smartphone.
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ, hạn chế chất đạm, chất béo.
  • Thăm khám bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng bất thường. Đồng thời kiên trì điều trị dứt điểm khi phát hiện có tình trạng thiếu máu não.

4.2. Biện pháp điều trị

4.2.1. Biện pháp ngoại khoa:

Chỉ định ở những bệnh nhân có biểu hiện tai biến mạch máu não tạm thời, nguyên nhân do xơ vữa động mạch cảnh trong hoặc động mạch đốt sống thân nền.

  • Đối với động mạch cảnh trong: phẫu thuật khai thông động mạch – kỹ thuật ghép hoặc bắc cầu.
  • Đối với động mạch đốt sống – thân nền: phẫu thuật lấy huyết khối, khai thông động mạch, bắc cầu, cắt bỏ các quai bất thường của động mạch đốt sống.

4.2.2. Biện pháp dùng thuốc

  • Các thuốc có cả dạng tiêm và uống như tanganil; thuốc dạng uống đơn thuần như sibelium; betaserc…
  • Các thuốc cải thiện tuần hoàn não tác động trên nhiều cơ chế khác nhau như: stugeron làm giãn mạch não hoặc tăng cung cấp oxy não như duxil hoặc tăng lưu thông mạch máu như piracetam… 
  • Các thảo dược thiên nhiên có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết để cải thiện nguyên nhân huyết hư huyết ứ. Một số thảo dược thường được sử dụng phổ biến như:

       – Thục địa, Xích thược: Giúp bổ huyết, dưỡng huyết, sinh huyết, tăng sản xuất hồng cầu, cải thiện số lượng và chất lượng máu  

       – Xuyên khung, Đương quy: Giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu
       – Ngưu tất, Hồng hoa, Ích mẫu: Giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu
       – Cao khô Bạch quả: Giúp cải thiện tuần hoàn máu não, tiêu mỡ, tan cục máu đông

Cần lựa chọn các sản phẩm kết hợp hài hòa giữa các thảo dược bổ huyết và các thảo dược hoạt huyết. Vừa giúp sinh huyết vừa giúp thông mạch, giảm máu ứ trệ. Từ đó giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn máu não. Đồng thời khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu máu não hiệu quả và bền vững. 

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Thiếu máu não – Căn bệnh nguy hiểm ngày càng trẻ hóa Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này

Bạn đang xem: Thiếu máu não – Căn bệnh nguy hiểm ngày càng trẻ hóa
Bài trước Bài sau
hotline 0866.106.088 hotline 0866.106.088
popup

Số lượng:

Tổng tiền: