-
- Tổng tiền thanh toán:
Tâm thần nhẹ – 11 biểu hiện nhận biết và cách khắc phục hiệu quả
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 08/12/2023
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết 8 dấu hiệu viêm màng não ở trẻ đáng báo động, bố mẹ cần lưu ý Mời các bạn cùng theo dõi.
Bệnh tâm thần nhẹ là gì?
Tâm thần nhẹ là một vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm trạng và hành vi của người bệnh ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ. Bệnh tâm thần nhẹ có thể tác động đến cách nhìn nhận của bạn về thế giới xung quanh, đôi khi khiến bạn gặp khó khăn trong công việc và trong các mối quan hệ.
Bệnh tâm thần nhẹ có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, đa số các trường hợp mắc bệnh khi còn trẻ. Bệnh tâm thần nhẹ có thể diễn ra trong thời gian ngắn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu không được quan tâm chăm sóc đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn và kéo dài cả đời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Nguyên nhân bệnh tâm thần nhẹ
Nguyên nhân của bệnh tâm thần nhẹ hay các bệnh tâm thần nói chung do nhiều yếu tố liên quan đến đặc điểm di truyền và sự ảnh hưởng của môi trường sống, cụ thể là:
- Đặc điểm di truyền: Những người có quan hệ họ hàng thường có nguy cơ cao cùng mắc bệnh tâm thần. Một số gen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần và các tác động từ hoàn cảnh sống có thể kích thích bệnh phát triển.
- Ảnh hưởng trong giai đoạn trước khi sinh: Thai nhi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mang thai ngoài ý muốn, không thích nghi với việc mang thai hoặc sử dụng các chất gây nghiện khi mang thai. Ngoài ra, sự căng thẳng ở người mẹ và các biến chứng khi sinh bao gồm sinh non và nhiễm trùng cũng có liên quan đến việc tăng khả năng mắc bệnh tâm thần.
- Vấn đề tại bộ não: Các chất dẫn truyền thần kinh trong não chịu trách nhiệm truyền tín hiệu đến các bộ phận khác trong não và toàn bộ cơ thể. Khi mạng lưới thần kinh liên quan đến các chất này bị tổn thương (ví dụ như bị chấn thương), chức năng của các thụ thể thần kinh và hệ thống thần kinh sẽ bị biến đổi, dẫn đến rối loạn cảm xúc hoặc các bệnh tâm thần khác.
- Tác động từ môi trường sống: Làm việc căng thẳng hay chịu áp lực cuộc sống trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh tâm thần.
- Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích có thể tạo cảm giác hưng phấn, sau đó là rối loạn tâm thần. Một số chất như cocain, cần sa và amphetamin có thể gây hoang tưởng.
- Các yếu tố sinh học khác: Một số tình trạng bệnh lý hoặc thay đổi nội tiết tố có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần, ví dụ như HIV và tiểu đường.
- Môi trường thời thơ ấu: Những trải nghiệm tiêu cực có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến các triệu chứng tâm thần nhẹ.
- Chấn thương và căng thẳng: Khi trưởng thành, các sự kiện đau buồn trong cuộc sống hoặc căng thẳng liên tục ví dụ như bị cô lập, bạo lực gia đình, đổ vỡ mối quan hệ, vấn đề tài chính hoặc công việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
- Yếu tố tính cách: Người theo chủ nghĩa hoàn hảo hoặc có lòng tự trọng thấp thường có xu hướng dễ bị lo âu
Dấu hiệu nhận biết bệnh tâm thần nhẹ
Những thay đổi bất thường trong suy nghĩ, tâm trạng và hành vi của một người có thể là những triệu chứng tâm thần nhẹ. Những thay đổi có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn ra dần dần theo thời gian nhưng thường khó nhận biết vì mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Các dấu hiệu tâm thần nhẹ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng, hoàn cảnh và các yếu tố khác, chẳng hạn như:
- chế độ ăn uống: Thường xuyên mất, chán ăn hoặc không có hứng thú trong việc chăm sóc bản thân.
- Thay đổi tâm trạng: Thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc cảm giác chán nản, dễ cáu kỉnh hơn.
- Ngại tiếp xúc: Có xu hướng lẫn tránh khỏi khỏi xã hội và mất hứng thú với các hoạt động đã từng yêu thích.
- Suy giảm chức năng: Sự suy giảm năng lực học tập hoặc làm việc hay hoạt động xã hội, chẳng hạn như ngừng chơi thể thao, học kém hơn hay gặp khó khăn trong việc hiện các nhiệm vụ quen thuộc.
- Các vấn đề về tư duy: Giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ hoặc suy nghĩ logic và gặp vấn đề về ngôn ngữ.
- Tăng nhạy cảm: Tăng độ nhạy cảm đối với hình ảnh, âm thanh, mùi hoặc xúc giác.
- Sự thờ ơ: Không còn chủ động hoặc hăng hái tham gia vào bất kỳ hoạt động nào.
- Cảm giác bị ngắt kết nối: Cảm giác mơ hồ bị ngắt kết nối với bản thân hoặc môi trường xung quanh.
- Căng thẳng: Sợ hãi, nghi ngờ người khác hoặc cảm giác lo lắng cực độ.
- Hành vi bất thường.
- Những thay đổi trong học tập và làm việc: Nghỉ học nhiều hơn, hiệu suất làm việc kém đi, khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè và đồng nghiệp.
Đôi khi các triệu chứng của tâm thần nhẹ có thể biểu hiện thông qua các vấn đề về thể chất như đau dạ dày, đau lưng, nhức đầu hoặc các cơn đau nhức không rõ nguyên nhân khác.
Chẩn đoán bệnh tâm thần nhẹ
Bệnh tâm thần nhẹ có thể được chẩn đoán bằng cách nói chuyện trực tiếp với bác sĩ về các triệu chứng mà bạn đang mắc phải. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về suy nghĩ và cảm xúc của bạn, đồng thời theo dõi hành vị và tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh.
Nhìn chung, không có bất kỳ xét nghiệm sinh hóa hay biện pháp xâm lấn nào được thực hiện để chẩn đoán bệnh tâm thần nhẹ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh có thể liên quan đến một tình trạng bệnh khác. Chẳng hạn như, các triệu chứng trầm cảm có thể liên quan đến tình trạng tuyến giáp. Do đó chẩn đoán sức khỏe tâm thần có thể bao gồm xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh.
Cách chữa bệnh tâm thần nhẹ
Bệnh tâm thần nhẹ có thể điều trị được và khỏi trong thời gian ngắn. Hầu hết những người bệnh đều hồi phục và không để lại di chứng tâm lý. Có nhiều cách chữa bệnh tâm thần nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh, chủ yếu là:
Liệu pháp tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu được sử dụng để điều trị và hỗ trợ nhiều loại bệnh tâm thần bằng cách giúp một người xây dựng lòng tự trọng, giảm lo lắng, trầm cảm và các triệu chứng khác, đối phó với bệnh tật, đồng thời cải thiện chức năng và sức khỏe tổng thể. Một số liệu pháp trị liệu bao gồm:
- Trị liệu hành vi nhận thức (Cognitive behavioral therapy – CBT): Giúp bạn xác định và thay đổi các hành vi không muốn thích nghi.
- Liệu pháp hành vi biện chứng (Dialectical behavior therapy – DBT): Sử dụng các vấn đề trong CBT và các chiến lược khác như chánh niệm để giúp bạn điều chỉnh cảm xúc và dạy các kỹ năng mới để thay đổi các hành vi không lành mạnh và gây rối
- Liệu pháp hỗ trợ (Supportive therapy): Giúp bạn xây dựng lòng tự trọng đồng thời giảm lo âu và cải thiện các mối quan hệ xã hội
Thuốc có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ và phục hồi chức năng. Chúng thường được sử dụng kết hợp với liệu pháp tâm lý. Các loại thuốc hướng thần chủ yếu bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm như SSRI, SNRI và bupropion được sử dụng để điều trị các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, đau đớn và mất ngủ.
- Thuốc chống lo âu được sử dụng trong điều trị các triệu chứng liên quan đến lo âu, hoảng loạn, cảm giác kích động.
- Thuốc chống loạn thần được sử dụng để điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần bao gồm ảo tưởng và ảo giác. Ngoài ra, chúng có thể được sử dụng để điều trị tâm trạng nhất định và các rối loạn tâm thần khác.
Điều chỉnh cách sống cải thiện chứng tâm thần nhẹ
Thay đổi lối sống giúp mang lại tinh thần hứng khởi. Bạn có thể lựa chọn lối sống lành mạnh bao gồm:
- Tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày.
- Thực hành chánh niệm trong thiền hoặc yoga.
- Tránh hút thuốc, sử dụng chất kích thích.
- Ăn một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế chất béo và đường tinh luyện.
- Duy trì thói quen ngủ đủ giấc hằng ngày.
- Rèn luyện tư duy tích cực.
Các ảnh hưởng của bệnh tâm thần nhẹ
Bệnh tâm thần nhẹ không ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh và có thể điều trị khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh tâm thần nhẹ không được điều trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, hành vi và cảm xúc nghiêm trọng, bao gồm:
- Cách ly với xã hội.
- Lạm dụng và lệ thuộc vào các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…
- Làm gián đoạn công việc hoặc học tập.
- Suy giảm sức khỏe thể chất như bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý khác.
- Tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, kể cả tự sát hoặc giết người.
Cách phòng ngừa bệnh tâm thần nhẹ
Không có bất kỳ biện pháp nào có thể chắc chắn phòng ngừa bệnh tâm thần nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn có yếu tố nguy cơ mắc bệnh, hãy thận trọng theo dõi những dấu hiệu bất thường để ngăn ngừa bệnh tiến triển, chẳng hạn như:
- Chú ý các dấu hiệu cảnh báo: Tự tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia về các dấu hiệu nhận biết của tâm thần nhẹ. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bản thân nhận thấy những thay đổi bất thường nào về cảm xúc và hành vi có liên quan đến bệnh. Đồng thời, nhờ bạn bè hoặc người thân hỗ trợ theo dõi các dấu hiệu cảnh báo.
- Chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân: Ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh, suy nghĩ tích cực và thường xuyên hoạt động thể chất. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ hoặc có thắc mắc về chế độ ăn uống và vận động, hãy hỏi ý kiến chuyên gia.
- Chăm sóc ý tế định kỳ: Kiểm tra sức khỏe tâm thần và thể chất định kỳ để có thể ngăn ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu tâm thần nhẹ
Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:
Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về 8 dấu hiệu viêm màng não ở trẻ đáng báo động, bố mẹ cần lưu ý Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này