Rối Loạn Trầm Cảm Nặng

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 21/02/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Rối Loạn Trầm Cảm Nặng Mời các bạn cùng theo dõi

1. Tỉ lệ bệnh:

Có khoảng 10% -15% người lớn trong dân số chung có ít nhất một cơn trầm cảm nặng trong giai đoạn nào đó của cuộc sống.

2. Tuổi phát bệnh:

Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào và thường nhất trong lứa tuổi 20 -50. Tuổi trung bình thường gặp khoảng 40 tuổi. Tần suất bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi có lẽ liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma tuý.

3. Giới tính: 

Trầm cảm thường gặp ở nữ gấp 2 lần so với nam.

3.1 Tình trạng kinh tế xã hội:

Dầu chưa có các công trình xác minh rõ rệt nhưng trầm cảm thường gặp ở những vùng nông thôn hơn là ở thành thị.

3.2 Tình trạng hôn nhân:

Tỉ lệ của rối loạn trầm cảm nặng cao đáng kể ở người có mối quan hệ xã hội kém hoặc li dị, goá bụa.

3.3 BỆNH NGUYÊN: 

Đến giờ vẫn dựa vào giả thuyết đa yếu tố.

3.4 Di truyền:

Các nghiên cứu tần suất bệnh trên sinh đôi, trong gia đình và ở dân số chung đã đưa đến phát hiện yếu tố di truyền ít nhất là trong một số của rối loạn trầm cảm. Đầu tiên là ở người thân với người bị rối loạn trầm cảm nặng có tỉ lệ bệnh cao hơn trong dân số chung. Tỉ lệ rối loạn trầm cảm nặng cao nhất trong số những người có mối liên quan thứ nhất với người bệnh. Tỉ lệ bệnh ở sinh đôi cùng trứng là 65% -75%, trong khi ở trẻ sinh đôi khác trứng chỉ là 14% -19%.

3.5  Bất thường trong chất dẫn truyền thần kinh:

3.6 Norepinephrine: 

người ta cho rằng Norepinephrine giảm trong trầm cảm. Việc các thuốc như Imipramine, Desipramine làm ức chế sự tái hấp thu Norepinephrine ở tế bào tiền tiếp hợp làm tăng lượng Norepinephrine ở khe, có tác dụng chống trầm cảm khẳng định vai trò của Norepinephrine trong trầm cảm.Người ta còn nói đến vai trò của thụ thể 2 adrenergic tiền tiếp hợp mà khi kích thích các thụ thể này sẽ dẫn đến làm giảm lượng Epinephrine phóng thích ra.

3.7 Serotonine: 

với hiệu quả của các thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu Serotonine chọn lọc trên các bệnh nhân trầm cảm đã chứng tỏ phần nào vai trò của chất này trên trầm cảm. Việc làm giảm Serotonine có thể thúc đẩy quá trình trầm cảm và trên vài bệnh nhân có xung động tự sát người ta thấy các chất chuyển hoá của Serotonine trong dịch não tuỷ giảm.

3.8 Dopamine: 

ngoài Norepinephrine và Serotonine là hai chất quan trọng có liên quan đến trầm cảm thì Dopamine cũng được cho là có vai trò. Một số công trình cho thấy hoạt động của Dopamine tăng trong hưng cảm và giảm trong trầm cảm. Thuốc làm giảm nồng độ Dopamine như Reserpine và bệnh làm giảm nồng độ Dopamine như Parkinson thường đi kèm với trầm cảm.

4. Nội tiết:

Trục tuyến thượng thận: 

mối liên quan giữa tăng tiết cortisol và trầm cảm đã được ghi nhận từ lâu. Khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm được ghi nhận cortisol không giảm khi được chích với 1 liều Dexamethasone. Dầu test này không được dùng làm chẩn đoán, người ta nhận thấy ở bệnh nhân trầm cảm đã đáp ứng với thuốc dùng test Dexamethasone không thấy có đáp ứng thì bệnh nhân dễ bị tái phát hơn.

Trục tuyến giáp:

 người ta thấy các rối loạn tuyến giáp có liên quan đến các triệu chứng cảm xúc. Một trong các xét nghiệm thường làm trên các bệnh nhân trầm cảm là khảo sát vài chức năng của tuyến giáp . Khoảng 1/3 bệnh nhân trầm cảm nặng mặc dù có các xét nghiệm về trục tuyến giáp bình thường vẫn thấy có sự giảm phóng thích Thyroid stimulating hormon (TSH) sau khi chích Thyrotropin releasing hormon (TRH).

Điều quan trọng để nhắc lại là không có một hệ thống dẫn truyền thần kinh nào hoạt động độc lập cả. Các hệ thống Norepinephrine và Serotonine hoạt động tương tác lẫn nhau. Dầu sao, chỉ một mình giả thuyết về chất dẫn truyền thần kinh cũng không đủ để giải thích toàn bộ bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm.

5. TRIỆU CHỨNG:

Trầm cảm có nhiều dạng do đó liệt kê các triệu chứng rất dài, sau đây là các triệu chứng

5.1 Cảm xúc trầm cảm: 

chiếm khoảng 90% các trường hợp người bệnh than phiền mình cảm thấy buồn, chán nản, trống rỗng, vô vọng hoặc “không còn tha thiết điều gì nữa”. Người khám sẽ thấy qua các thay đổi của bệnh nhân về dáng điệu, ngôn ngữ, y phục cùng với các lời kể của bệnh nhân về mình. Một số bệnh nhân nói rằng họ không thể khóc trong khi những người khác lại có những cơn khóc lóc vô cớ.Một số ít bệnh nhân không thấy có triệu chứng cảm xúc trầm cảm thường được gọi dưới tên trầm cảm ẩn. Ở các bệnh nhân này, người chung quanh ghi nhận có tình trạng thu rút khỏi xã hội và hoạt động giảm. Ở trẻ em thường xuất hiện tình trạng cáu kỉnh, bực bội.

5.2 Mất hứng thú: 

gặp trong hầu hết các bệnh nhân. Bệnh nhân hoặc người nhà khai là người bệnh hình như không còn tha thiết với bất kì hình thức hoạt động nào mà trước đó bệnh nhân rất thích như hoạt động tình dục, sở thích, hoặc các công việc hằng ngày.

5.3 Ăn mất ngon: 

khoảng 70% bệnh nhân có triệu chứng này và kèm theo sụt cân, chỉ có một số ít bệnh nhân có cảm giác thèm ăn và thường thích ăn một số thức ăn đặc biệt như đồ ngọt.

5.4 Rối loạn giấc ngủ:

 khoảng 80% bệnh nhân than phiền mình có một loại rối loạn nào đó của giấc ngủ loại thường gặp và gây khó chịu nhất là thức dậy sớm vào buổi sáng, thường khoảng 4 -5 giờ sáng và các triệu chứng trầm cảm ở thời điểm này là trầm trọng nhất. Ngược lại các bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ thường kèm theo lo âu. Triệu chứng này thường kèm với chứng nghiền ngẫm lại các dữ kiện trong cuộc sống. Vài bệnh nhân lại than phiền ngủ nhiều thay vì mất ngủ và triệu chứng này thường kèm theo triệu chứng ăn nhiều.

5.5 Rối loạn tâm thần vận động: 

khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm hành vi trở nên chậm chạp, trì trệ. Ở các bệnh nhân này còn biểu lộ sự chậm chạp trong suy nghĩ, lời nói, các cử động cơ thể. Hỏi một lúc mới trả lời, trả lời câu hỏi với giọng đều đều chậm và nghèo nàn, mắt nhìn xa xăm, cử động chậm chạp làm đôi khi người ta tưởng nhầm với hội chứng căng trương lực. Khoảng 75% bệnh nhân nữ và 50% bệnh nhân nam có kèm theo lo âu biểu hiện với các triệu chứng kích động tâm thần vận động như hay đi tới đi lui, không thể ngồi yên một chổ.

5.6 Mất sinh lực: 

gặp ở hầu hết các bệnh nhân với các biểu hiện mệt mỏi, cảm thấy không còn sức mặc dù không làm gì nhiều, nhiều bệnh nhân mô tả cảm giác cạn kiệt sức lực. Một số bệnh nhân biểu hiện tình trạng cảm xúc và sức khoẻ tồi tệ vào sáng sớm và sau đó dần khá hơn.

5.7 Mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội: 

hơn 50% bệnh nhân tự đánh giá thấp bản thân, thường tự trách mình và khuyếch đại các lỗi lầm nhỏ nhặt của mình. Nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng hoặc thậm chí có cả ảo giác. Một số bệnh nhân cảm thấy xấu hổ hoặc bẽ mặt.

5.8 Thiếu quyết đoán và tập trung giảm: 

khoảng 50% bệnh nhân than phiền suy nghĩ của mình quá chậm. Họ cảm thấy không thể suy nghĩ như trước đây, có lúc họ bận rộn hoàn toàn với các ý nghĩ xuất phát từ nội tâm. Tập trung kém và rất đãng trí, họ thường than phiền trí nhớ kém hoặc không thể tập trung để đọc báo hoặc xem ti vi. Ứng xử trở nên lúng túng do họ không thể đưa ra các quyết định. Các trường hợp nặng có thể có tình trạng sa sút giả đặc biệt là ở người già. Khác với sa sút là các triệu chứng hồi phục nếu điều trị trầm cảm.

5.9 Ý tưởng tự sát: 

nhiều bệnh nhân cứ nghĩ đi nghĩ lại về cái chết. Từ chỉ là cảm giác chung quanh sẽ tốt hơn nếu không có mình đến việc lập ra kế hoạch tự sát. 1% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng kể từ khi phát bệnh, với các trường hợp tái diễn 15% chết do tự sát. Nguy cơ tự sát gặp trong tất cả các giai đoạn của bệnh nhưng cao nhất là ngay lúc mới bắt đầu điều trị và khoảng từ 6 -9 tháng sau khi các triệu chứng cơ thể đã hết.

5.10 Lo âu: 

phần lớn bệnh nhân có biểu hiện lo âu đó là triệu chứng căng thẳng nội tâm, lo sợ, đánh trống ngực, mạch nhanh, cồn cào bao tử. Thường các triệu chứng lo âu và trầm cảm đi kèm và đôi khi rất khó phân biệt bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm hay rối loạn lo âu.

5.11 Triệu chứng cơ thể: 

ngoài các triệu chứng thực vật cổ điển của trầm cảm như mất ngủ, ăn ít, mất sinh lực, giảm tình dục, hành vi kích động hoặc chậm chạp thì bệnh nhân còn có một số triệu chứng cơ thể đi kèm. Đó là đau đầu, đau lưng, chuột rút, buồn nôn, nôn, táo bón, thở nhanh, thở sâu, đau ngực. Chính các triệu chứng này làm bệnh nhân trầm cảm đến các cơ sở đa khoa thay vì tâm thần.

5.12 Loạn thần: 

đó là các triệu chứng ảo giác và hoang tưởng. Các triệu chứng ảo giác và hoang tưởng có thể cùng nội dung phù hợp với trầm cảm hoặc không phù hợp với trầm cảm. Các bệnh nhân trầm cảm có biểu hiện loạn thần thường khó đáp ứng với điều trị và cũng dễ tái phát hơn.

 

 

 

 

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Rối Loạn Trầm Cảm Nặng Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: Rối Loạn Trầm Cảm Nặng
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: