Rối loạn thần kinh thực vật- Bệnh dễ bị chẩn đoán “nhầm”

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 17/01/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết loạn thần sau mổ Mời các bạn cùng theo dõi

1. Vai trò của hệ thần kinh thực vật

Phần thần kinh trung ương kiểm soát chức năng của các tạng trong cơ thể được gọi là hệ thần kinh thực vật (TKTV) hay còn gọi là hệ thần kinh tự chủ - tự trị, hệ thần kinh dinh dưỡng, hệ thần kinh tạng...

Hệ TKTV có chức năng điều hòa huyết áp động mạch; cử động và bài tiết dịch của hệ tiêu hóa; giúp tạo ra các hormon; điều hòa thân nhiệt... Các chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể có thể chịu ảnh hưởng hoàn toàn hoặc một phần vào hoạt động của hệ TKTV. Chính vì vậy, hệ TKTV đóng vai trò quan trọng trong điều hòa các chức năng sống của cơ thể và giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

Hệ TKTV bao gồm hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Trên một cơ quan trong cơ thể, thường cùng lúc bị chi phối bởi cả hai hệ này và thường tác động của hai hệ là trái ngược nhau (ví dụ, đối với đồng tử ở mắt thì tác dụng của hệ giao cảm gây giãn đồng tử nhưng tác dụng của hệ phó giao cảm lại gây co đồng tử; trên cơ tim, tác động của hệ giao cảm làm tăng nhịp, tăng lực co, còn tác dụng của hệ phó giao cảm làm giảm nhịp, giảm lực co...). Trên thực tế, phần lớn các cơ quan thường do một hệ chi phối mạnh hơn là do hệ kia.

Rối loạn thần kinh thực vật

2. Nguyên nhân gây rối loạn

Sự bất thường hoặc mất cân bằng về tác động giữa hai hệ giao cảm và phó giao cảm trên cơ quan đích là nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật. Nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng này có thể do bệnh hoặc do tác dụng không mong muốn của một số thuốc điều trị.

Nhóm nguyên nhân do bệnh lý: Các bệnh lý về nhiễm khuẩn, virus như viêm não, viêm màng não hoặc do tổn thương hay chấn thương sọ não, sau tai biến mạch não...; Các bệnh lý về thoái hóa thần kinh như teo não, Parkinson, Alzheimer ...; Các bệnh lý tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, các bệnh di truyền; bệnh lý mạn tính: Đái tháo đường, tăng huyết áp, loét dạ dày, tá tràng; Sử dụng rượu, thuốc lá; Các chất tác động tâm thần như thuốc phiện, cần sa, ma túy đá... hoặc các hóa chất độc hại, hội chứng cai các chất; Stress và suy nhược cơ thể kéo dài, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, các rối loạn loạn thần…

Đốt hoặc cắt hạch giao cảm là một phương pháp điều trị nếu tiết mồ hôi quá nhiều ở tay. Tuy nhiên khi hủy hạch giao cảm, có thể làm cường chức năng phó giao cảm, hoặc có thể làm tăng tiết mồ hôi ở các vùng khác trên cơ thể...
 

Nhóm nguyên nhân do thuốc: Thuốc điều trị các bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh; hóa chất trong điều trị ung thư; tình trạng dị ứng thuốc; các thuốc điều trị tâm thần...

Trong tất cả các nguyên nhân trên, thường gặp nhất là do stress và suy nhược cơ thể kéo dài.

3. Cách nhận biết

Triệu chứng của bệnh có thể gặp ở một hoặc nhiều cơ quan, với nhiều chẩn đoán khác nhau tùy theo chuyên khoa mà người bệnh đến khám. Các triệu chứng trên các hệ cơ quan như:

Hệ thần kinh: Đau đầu hoặc đau nửa đầu; chóng mặt; giảm trí nhớ, hay quên... Các triệu chứng này rất dễ nhầm sang chẩn đoán rối loạn vận mạch não, rối loạn tuần hoàn máu não.

Hệ tim mạch: Tim đập nhanh, hồi hộp, cảm giác đánh trống ngực; tăng hoặc hạ huyết áp; có thể ngất xỉu... dễ nhầm sang chẩn đoán rối loạn thần kinh tim.

Hệ tiêu hóa: Khô miệng; buồn nôn và nôn; đau vùng thượng vị, vùng bụng; rối loạn tiêu hóa... thường được chẩn đoán ở nhóm bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày- thực quản, viêm dạ dày do các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật ở dạ dày rầm rộ và khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng.

Hệ tiết niệu: Bí tiểu; tiểu không tự chủ; tiểu nhiều lần; tiểu đêm... Có thể được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu.

Hệ hô hấp: Khó thở, tăng khi căng thẳng; cảm giác nặng ngực; co thắt cơ phế quản… Có thể được chẩn đoán sang hen.

Các triệu chứng ở cơ quan khác: Thân nhiệt (tăng hoặc giảm thân nhiệt, ớn lạnh); vã mồ hôi nhiều ở tay, chân, lưng, bụng... (Ra mồ hôi tay nhiều làm giảm tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến cầm nắm nên bất tiện trong lao động. Ra mồ hôi tăng khi căng thẳng); cơ - xương khớp (buồn bực, bồn chồn, máy - giật cơ, cảm giác mỏi các khớp); sinh dục (rối loạn chức năng cương và xuất tinh, khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, tiết dịch bất thường âm đạo); da (giãn mạch da, đỏ mặt, khô da); lông tóc móng (rụng tóc, móng dễ gãy, móng bất thường).

Các triệu chứng tâm thần: Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ như ác mộng, ngủ chập chờn, dễ thức giấc; hay mệt mỏi, cảm giác cạn kiệt năng lượng; lo lắng, bồn chồn, suy nghĩ nhiều; buồn chán, trầm cảm; nghĩ đến cái chết; chậm chạp hoặc phản ứng quá mức với các kích thích: Dễ cáu giận, thờ ơ, không muốn làm gì… Các triệu chứng này cũng rất dễ nhầm sang chẩn đoán rối loạn lo âu- trầm cảm, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn thần kinh tự trị, rối loạn giấc ngủ.

Rối loạn thần kinh thực vật4Điều trị như thế nào?

Hiện nay, việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật là điều trị triệu chứng dựa theo nguyên nhân gây bệnh, có thể cần điều trị lâu dài.

Đối với nhóm nguyên nhân các bệnh lý đã biết như trên, cần kết hợp điều trị bệnh lý cơ thể và các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật.

Với nhóm nguyên nhân do thuốc, có thể lựa chọn đổi thuốc.

Nguyên nhân do rượu, thuốc lá và các chất tác động tâm thần, cần ngừng sử dụng chất.

Nguyên nhân do stress và suy nhược, cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện và thư giãn hợp lý.

Các phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật gồm:

Ngoại khoa: Đốt hoặc cắt hạch giao cảm nếu tiết mồ hôi quá nhiều ở tay, làm ảnh hưởng đến việc cầm nắm và lao động. Tuy nhiên khi hủy hạch giao cảm, có thể làm cường chức năng phó giao cảm, hoặc có thể làm tăng tiết mồ hôi ở các vùng khác trên cơ thể.

Nội khoa: Có thể dùng các nhóm thuốc làm giảm nhịp tim, thuốc chống trầm cảm, vitamin nhóm B, canxi, thuốc an thần gây ngủ hoặc châm cứu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu...

5. Và dự phòng

Dự phòng rối loạn thần kinh thực vật bằng cách: Thay đổi lối sống, tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý; ngủ đủ giấc, tránh thức khuya; tránh môi trường căng thẳng, tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời; kiểm soát cân nặng và đường huyết; bỏ rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện, các chất tác động tâm thần bất hợp pháp; vệ sinh cơ thể và khu vực sinh sống thường xuyên; uống đủ nước; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn/đồ ăn nhanh. Ngoài ra, người dân không tự ý dùng thuốc khi chưa được kê đơn và khám sức khỏe định kỳ...

Nếu gặp những triệu chứng ở các cơ quan trên, hãy đi khám nội khoa để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết để loại trừ các bệnh lý cơ thể. Trong trường hợp các triệu chứng bệnh xuất hiện dai dẳng và không tương xứng với mức độ tổn thương thực tế trên các xét nghiệm, hoặc đã được điều trị lâu dài nhưng hiệu quả kém, hoặc các triệu chứng xuất hiện ngắn rồi tự hết như “giả vờ”... người bệnh cần đến khám và tư vấn chuyên khoa tâm thần.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về loạn thần sau mổ Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: Rối loạn thần kinh thực vật- Bệnh dễ bị chẩn đoán “nhầm”
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: