-
- Tổng tiền thanh toán:
Rối loạn lo âu về bệnh tật
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 24/06/2024
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Câu hỏi thường gặp về rối loạn thần kinh thực vật Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn lo âu về bệnh tật
Bệnh nhân bị rối loạn lo âu về bệnh tật thường rất lo lắng với ý nghĩ rằng họ đang hoặc có thể bị ốm, nỗi lo về bệnh tật làm suy giảm chức năng hoạt động xã hội và nghề nghiệp hoặc gây ra những căng thẳng đáng kể. Bệnh nhân có thể có hoặc không có các triệu chứng thực thể, nhưng nếu có, mối quan tâm của họ là về tác động có thể xảy ra của các triệu chứng hơn là bản thân các triệu chứng (ví dụ, bản thân cảm giác khó chịu ở dạ dày ít gây phiền toái cho họ hơn là khả năng đó có thể là ung thư).
Một số bệnh nhân tự khám mình nhiều lần (ví dụ như nhìn vào cổ họng của họ trong gương, kiểm tra da để tìm tổn thương). Họ dễ dàng bị báo động bởi những cảm giác cơ thể mới. Một số bệnh nhân đến bác sĩ thường xuyên (kiểu người tìm kiếm chăm sóc); những người khác hiếm khi tìm đến sự chăm sóc y tế (kiểu người né tránh chăm sóc).
Diễn biến thường mạn tính – dao động ở người này, ổn định ở người khác. Một số bệnh nhân hồi phục.
2. Chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu về bệnh tật
-
Đánh giá lâm sàng
Chẩn đoán rối loạn lo âu bệnh tật dựa trên các tiêu chuẩn từ Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ 5 (DSM-5-TR), bao gồm các tiêu chuẩn sau:
-
Bệnh nhân bận tâm lo lắng về việc có hoặc mắc phải bệnh nghiêm trọng.
-
Bệnh nhân không hoặc tối thiểu có các triệu chứng cơ thể.
-
Bệnh nhân rất lo lắng về sức khỏe và dễ bị báo động về các vấn đề sức khỏe cá nhân.
-
Bệnh nhân liên tục kiểm tra tình trạng sức khỏe hoặc né tránh các cuộc gặp với bác sĩ hoặc tới bệnh viện một cách không phù hợp.
-
Bệnh nhân đã bận tâm về bệnh tật trong ≥ 6 tháng, mặc dù lo ngại về bệnh tật cụ thể có thể thay đổi trong khoảng thời gian đó.
-
Triệu chứng không được giải thích thỏa đáng hơn bởi trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần khác.
3. Điều trị rối loạn lo âu về bệnh tật
Bệnh nhân có thể có lợi từ việc có một mối quan hệ tin cậy với một bác sĩ tận tâm và đảm bảo. Nếu các triệu chứng không được giảm bớt, bệnh nhân có thể được lợi từ việc hỗ trợ từ chuyên khoa tâm thần khi họ vẫn tiếp tục được chăm sóc bởi bác sĩ chính của họ.
Điều trị bằng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có thể hữu ích, cũng như liệu pháp hành vi nhận thức.
4. Rối loạn triệu chứng cơ thể
Rối loạn triệu chứng cơ thể được đặc trưng bởi nhiều phàn nàn dai dẳng về cơ thể mà có liên quan đến những suy nghĩ, cảm giác và hành vi thái quá và không thích hợp về những triệu chứng đó. Các triệu chứng đó không phải được tạo ra một cách chủ ý hoặc giả mạo và có thể hoặc không thể đi kèm với bệnh lý cơ thể đã biết. Chẩn đoán được dựa trên tiền sử của bệnh nhân và thỉnh thoảng từ các thành viên trong gia đình. Điều trị tập trung vào việc thiết lập một mối quan hệ bác sĩ-bệnh nhân lâu dài, hỗ trợ để tránh bệnh nhân tìm đến với các xét nghiệm chẩn đoán và liệu pháp điều trị không cần thiết.
Một số rối loạn cơ thể khác biệt trước đây -rối loạn cơ thể hóa, rối loạn dạng cơ thể không biệt định và rối loạn đau dạng cơ thể - bây giờ được coi là các rối loạn triệu chứng cơ thể. Tất cả đều có các đặc điểm chung, bao gồm sự cơ thể hóa - các hiện tượng tâm thần biểu hiện như các triệu chứng thể chất (cơ thể).
Các triệu chứng có thể hoặc không thể liên quan đến một vấn đề bệnh lý khác; các triệu chứng không còn phải yêu cầu việc không thể giải thích về mặt lâm sàng nữa, mà rối loạn được đặc trưng bởi bệnh nhân có những suy nghĩ, cảm xúc và mối quan ngại quá mức về chúng. Đôi khi các triệu chứng là cảm giác cơ thể bình thường hoặc khó chịu mà không biểu hiện một rối loạn nghiêm trọng.
Bệnh nhân thường không biết về vấn đề tâm thần tiềm ẩn của họ và tin rằng họ mắc bệnh thể chất, vì vậy họ thường tiếp tục gây áp lực với bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm và điều trị bổ sung hoặc lặp lại ngay cả sau khi kết quả của một đánh giá rất kỹ là âm tính.
5. Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn triệu chứng cơ thể soma
Các than phiền thường xuyên về cơ thể thường bắt đầu trước 30 tuổi; hầu hết bệnh nhân đều có nhiều triệu chứng về thể chất, nhưng một số chỉ có một triệu chứng nghiêm trọng, điển hình là đau. Mức độ nghiêm trọng có thể dao động, nhưng các triệu chứng vẫn tồn tại và hiếm khi thuyên giảm với bất kỳ giai đoạn nào. Bản thân những triệu chứng hoặc sự lo lắng quá mức về chúng phiền nhiễu hoặc phá hoại cuộc sống hàng ngày. Một số bệnh nhân trở nên trầm cảm một cách rõ rệt.
Khi rối loạn triệu chứng cơ thể đi kèm với rối loạn bệnh lý khác, bệnh nhân thường phản ứng quá mức với những ý nghĩa bên dưới của rối loạn bệnh lý; ví dụ như những bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục thể chất từ một đợt nhồi máu cơ tim (MI) không biến chứng có thể tiếp tục hành xử như những người thương tật hoặc không ngừng lo lắng về việc mắc phải một chứng bệnh tiểu đường khác.
Cho dù có hay không các triệu chứng có liên quan đến rối loạn bệnh lý khác, bệnh nhân lo lắng quá nhiều về các triệu chứng và có thể có những hậu quả thảm khốc và rất khó để trấn an. Những nỗ lực trấn an thường được diễn giải là bác sĩ không đánh giá các triệu chứng của họ một cách nghiêm túc.
Các mối quan tâm về sức khỏe thường có vai trò trung tâm và đôi khi bệnh nhân phải tiêu tốn nhiều thời gian trong cuộc sống. Bệnh nhân rất lo lắng về sức khỏe của họ và thường có vẻ như nhạy cảm bất thường với các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Bất kỳ bộ phận cơ thể nào cũng có thể bị ảnh hưởng, và các triệu chứng cụ thể và tần suất của chúng khác nhau giữa các nền văn hoá.
Bất kể biểu hiện như thế nào, bản chất của rối loạn triệu chứng cơ thể là suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi quá mức hoặc không thích ứng của bệnh nhân trong việc đáp ứng với các triệu chứng.
Bệnh nhân có thể trở nên phụ thuộc vào người khác, yêu cầu giúp đỡ và hỗ trợ tinh thần và trở nên tức giận khi họ cảm thấy nhu cầu của họ không được đáp ứng. Họ cũng có thể đe dọa hoặc cố gắng tự sát. Thường không hài lòng với chăm sóc y tế, họ thường đi từ bác sĩ này sang bác sĩ khác hoặc tìm kiếm sự điều trị của một số bác sĩ đồng thời.
Cường độ và sự dai dẳng của các triệu chứng có thể phản ánh một mong muốn mạnh mẽ để được chăm sóc. Các triệu chứng có thể giúp bệnh nhân tránh được những trách nhiệm nhưng cũng có thể cản trở những niềm vui và hoạt động như một sự trừng phạt, điều đó gợi ý những cảm giác nằm bên dưới như cảm giác không xứng đáng và tội lỗi.
Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên
Công dụng của BENCEDA:
+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.
+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.
+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não
+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.
+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.
Đối tượng sử dụng:
+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.
+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Rối loạn lo âu về bệnh tật Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này