RỐI LOẠN CẢM XÚC: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHÒNG NGỪA

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 04/03/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết RỐI LOẠN CẢM XÚC: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHÒNG NGỪA Mời các bạn cùng theo dõi

1. Rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc là tình trạng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến tâm trạng người bệnh. Người mắc chứng rối cảm xúc có tâm trạng không ổn định và trải qua triệu chứng trầm cảm, hưng cảm hoặc cả hai.

Rối loạn cảm xúc gây thay đổi trong hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày, chẳng hạn công việc hoặc học tập.

2. Triệu chứng rối loạn cảm xúc

Các triệu chứng rối loạn cảm xúc được chia thành 2 nhóm sau:

2.1  Rối loạn cảm xúc hưng cảm

Triệu chứng rối loạn cảm xúc hưng cảm gồm có:

  • Nói hoặc vận động nhanh.

  • Kích động, bồn chồn, cáu kỉnh.

  • Hành vi liều lĩnh.

  • Ý nghĩ hoang tưởng.

  • Mất ngủ hoặc khó ngủ.

2.2 Rối loạn cảm xúc trầm cảm

Các triệu chứng rối loạn cảm xúc trầm cảm bao gồm:

  • Cảm thấy buồn mỗi ngày.

  • Thiếu năng lượng.

  • Cảm giác vô vọng.

  • Mất hứng thú.

  • Suy nghĩ về cái chết.

  • Khó tập trung.

  • Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ.

  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều

 

3. Nguyên nhân rối loạn cảm xúc

 

3.1 Di truyền học

Nếu người thân trong gia đình bị rối loạn cảm xúc, thế hệ sau có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn tương tự.

3.2  Sinh lý học 

Vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát cảm giác và cảm xúc là hạch hạnh nhân và vỏ não. Một số nghiên cứu cho thấy, những người bị rối loạn cảm xúc có hạch hạnh nhân mở rộng trong xét nghiệm hình ảnh não.

3.3 Yếu tố môi trường

Trải qua các sự kiện trong cuộc sống ảnh hưởng đến tâm lý như người thân qua đời, cơ thể chấn thương nghiêm trọng, bị lạm dụng lúc nhỏ,… có thể gây chứng rối loạn cảm xúc. Ngoài ra, bệnh có liên quan đến các bệnh mạn tính, chẳng hạn tiểu đường, bệnh Parkinson và bệnh tim .

4. Các loại rối loạn cảm xúc

4.1 Trầm cảm và các loại trầm cảm liên quan 

(trầm cảm nặng hoặc trầm cảm lâm sàng) là tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến, các triệu chứng trầm cảm như cảm giác buồn bã hoặc vô vọng. Tình trạng này có thể gây khó khăn trong suy nghĩ, trí nhớ, ăn và ngủ. Để chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm lâm sàng, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 2 tuần. 

Trầm cảm có các dạng phổ biến sau:

  • Trầm cảm sau sinh (trầm cảm chu sinh):

  •  Loại trầm cảm này xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc sau sinh ở phụ nữ. Ở giai đoạn này, phụ nữ phải trải qua những thay đổi về nội tiết tố, thể chất, cảm xúc, tài chính,… có thể gây các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng:

  •  Đây là dạng trầm cảm mạn tính kéo dài ít nhất 2 năm. Các triệu chứng rối cảm xúc sẽ giảm theo thời gian.

  • Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD): 

  • Xảy ra vào những mùa nhất định trong năm và triệu chứng gần giống với trầm cảm nặng. Rối loạn cảm xúc theo mùa thường bắt đầu vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông và kéo dài cho đến mùa xuân hoặc mùa hè.

  • Trầm cảm kèm rối loạn tâm thần: 

  • Đây là bệnh trầm cảm nặng kết hợp với các giai đoạn loạn thần, chẳng hạn ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những điều mà người khác không thấy) hoặc ảo tưởng (có niềm tin cố định nhưng sai lầm). Những người bị trầm cảm kèm theo rối loạn tâm thần có nguy cơ nghĩ đến việc tự tử.

4.2 Rối loạn lưỡng cực

ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần kéo dài suốt đời và gây ra những thay đổi mạnh mẽ về tâm trạng, suy nghĩ và hành vi. Có 4 loại rối loạn lưỡng cực cơ bản, bao gồm:

  • Rối loạn lưỡng cực I: 

  • Người mắc chứng rối loạn lưỡng cực I sẽ trải qua giai đoạn hưng cảm và trầm cảm xen kẽ.

  • Rối loạn lưỡng cực II:

  •  Chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực II có triệu chứng trầm cảm xen kẽ hưng cảm nhẹ.

  • Rối loạn khí sắc chu kỳ (cyclothymia):

  •  Những người mắc chứng rối loạn khí sắc chu kỳ có trạng thái tâm trạng không ổn định kinh niên. Họ trải qua chứng hưng cảm nhẹ và trầm cảm nhẹ trong ít nhất 2 năm.

  • Rối loạn lưỡng cực không biệt định: 

  • Các triệu chứng rối loạn tính lưỡng cực này. không đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể một trong số các loại khác nhưng người bệnh vẫn thay đổi tâm trạng bất thường, đáng kể.

  • Rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDĐ): 

  • Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Các triệu chứng bao gồm tức giận, khó chịu, lo lắng, trầm cảm và mất ngủ trong vòng 7 – 10 ngày trước kỳ kinh nguyệt.

  • Rối loạn điều chỉnh tâm trạng (DMDD): 

  • Trẻ em và thanh thiếu niên mắc DMDD thường bộc lộ sự cáu gắt, tức giận thường xuyên.

4.3 Nguy cơ và đối tượng rủi ro mắc bệnh 

Nguy cơ và đối tượng rủi ro mắc bệnh rối loạn cảm xúc gồm có 

  • Chấn thương thời thơ ấu: 

  • Tuổi thơ là giai đoạn phát triển quan trọng, hình thành tính cách, thói quen và kí ức lưu giữ suốt đời. Do đó, nếu một người trải qua những sự kiện đau thương ở những năm đầu đời dễ ám ảnh, khó quên và gây nên chứng rối loạn cảm xúc.

  • Trẻ em bị tước đoạt nhu cầu cơ bản: 

  • Đối tượng này rất dễ tổn thương nên khi cha mẹ không quan tâm, chăm sóc và để trẻ thiếu nhu cầu về thể chất, xã hội, giáo dục sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến 

  • Chấn thương sọ não:

  •  Rối loạn chức năng não do ngoại lực gây ra‌ dễ gây nên chứng rối cảm xúc.

  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn : 

  • Là tình trạng sức khỏe tâm thần do trải qua hoặc chứng kiến ​​một sự kiện sang chấn đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng bao gồm hồi tưởng, ác mộng, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực không thể kiểm soát, phân ly và tê liệt cảm xúc.

  • Rối loạn nhân cách ranh giới : 

  • Đây là chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách người bệnh suy nghĩ, cảm nhận về bản thân và những người khác. Người mắc BCD sẽ gặp những vấn đề trong việc kiểm soát cảm xúc, hành vi và có những mối quan hệ xã hội không ổn định.

5. Chẩn đoán rối loạn cảm xúc

Để chẩn đoán rối loạn cảm xúc, bác sĩ sẽ tiến hành phỏng vấn hoặc khảo sát, đặt câu hỏi về các triệu chứng, thói quen ngủ và ăn uống cũng như các hành vi khác.

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm khác để loại trừ nguyên nhân sinh lý gây ra các dấu hiệu rối loạn cảm xúc, chẳng hạn bệnh tuyến giáp, các bệnh khác hoặc thiếu vitamin.

6. Điều trị rối loạn cảm xúc 

Điều trị rối loạn cảm xúc phụ thuộc vào tình trạng và triệu chứng cụ thể. Thông thường, điều trị bao gồm sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý (còn gọi là liệu pháp trò chuyện). Ngoài ra còn có các loại điều trị khác, chẳng hạn như liệu pháp kích thích não. 

7.  Thuốc điều trị

7.1 Thuốc chống trầm cảm 

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) được sử dụng rộng rãi để điều trị rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra, thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine (SNRI) cũng được kê đơn và có tác dụng tương tự như SSRI. Thông thường, thuốc chống trầm cảm cần từ 4 – 6 tuần để phát huy tác dụng. Quan trọng phải dùng thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ và duy trì ngay cả khi người bệnh giảm bớt các triệu chứng loạn cảm xúc.

7.2  Ổn định tâm trạng 

Loại thuốc này giúp điều chỉnh sự thay đổi tâm trạng, giảm hoạt động bất thường của não xảy ra với rối loạn lưỡng cực hoặc các rối loạn khác. Một số chất ổn định tâm trạng được sử dụng rộng rãi như lithium, thuốc chống co giật. Bác sĩ có thể kê toa thuốc ổn định tâm trạng cùng với thuốc chống trầm cảm trong một số trường hợp.

7.3 Thuốc chống loạn thần (thuốc an thần)

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực được điều trị bằng thuốc chống loạn thần (thuốc an thần) không điển hình, chẳng hạn aripiprazole. Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống loạn thần không điển hình để điều trị trầm cảm nếu các triệu chứng không được kiểm soát bằng thuốc chống trầm cảm.

8. Tâm lý trị liệu cho rối loạn tâm trạng

Tâm lý trị liệu là phương pháp gồm nhiều nhiều kỹ thuật điều trị nhằm giúp một người thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi không lành mạnh trở về trạng thái tâm lý bình thường. Một số loại tâm lý trị liệu phổ biến như:

  • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT): 

  • Đây là loại trị liệu tâm lý có quy trình, hướng đến mục tiêu. Bác sĩ tâm lý sử dụng để điều trị hoặc quản lý cảm xúc và tình trạng sức khỏe tâm thần của người bệnh.

  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT):

  •  DBT là liệu pháp trò chuyện dựa trên liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) nhưng được điều chỉnh cho một số đối tượng nhất định. Phương pháp này giúp người bệnh xây dựng các cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc và cải thiện các mối quan hệ xung quanh.

  • Liệu pháp tâm động học: 

  • Trị liệu này dựa trên ý tưởng mọi người đều có suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn và ký ức trong vô thức có thể là nguyên nhân chính đến rối loạn cảm xúc. Mục đích của liệu pháp tâm động học là giải phóng và đối mặt với cảm xúc, trải nghiệm bị kìm nén với chúng từ vô thức và trở nên có ý thức.

8.2 Các phương pháp điều trị rối loạn tâm trạng khác

Các phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc khác bao gồm:

  • Liệu pháp co giật điện (ECT): 

  • ECT là một thủ tục y tế, bằng cách truyền một dòng điện nhẹ qua não người bệnh, gây ra cơn co giật ngắn. Quy trình này được chứng minh có tác dụng tích cực đối với các tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, khó điều trị, bao gồm trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Các phiên ECT cần thực hiện 2 – 3 buổi/tuần và lặp lại 2 tuần trở lên.

  • kích thích từ xuyên sọ (TMS): 

  • TMS được sử dụng khi thuốc điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Phương pháp này, tạo ra năng lượng từ trường, biến thành dòng điện bên dưới hộp sọ giúp điều chỉnh cảm xúc của người bệnh

  • Liệu pháp ánh sáng: 

  • Kỹ thuật này đã được sử dụng để điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), bằng ánh bổ sung ánh sáng nhân tạo. Trong quá trình trị liệu, người bệnh sẽ ngồi hoặc làm việc gần một thiết bị phát ra ánh sáng mô phỏng ánh sáng tự nhiên ngoài trời.

9. Phòng ngừa rối loạn cảm xúc

Hiện chưa có cách phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc rối loạn cảm xúc. Nhưng, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh rối loạn cảm xúc có thể kiểm soát, giảm mức độ nghiêm trọng các triệu chứng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về RỐI LOẠN CẢM XÚC: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHÒNG NGỪA Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: RỐI LOẠN CẢM XÚC: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHÒNG NGỪA
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: