-
- Tổng tiền thanh toán:
Nội thần kinh cần điều trị
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 14/11/2023
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Nội thần kinh cần điều trị Mời các bạn cùng theo dõi.
1. KHOA NỘI THẦN KINH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ GÌ?
Về cấu tạo, hệ thần kinh gồm trung ương (não và tủy sống) và ngoại vi (dây thần kinh hạch thần kinh). Khi một phần của hệ thần kinh gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, nói, thở, suy nghĩ, đọc, ghi nhớ, giác quan hoặc tâm trạng.
Bác sĩ thần kinh chẩn đoán điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh
Khoa nội thần kinh theo dõi và điều trị các bệnh lý thần kinh ảnh hưởng đến não, tủy sống và dây thần kinh. Bệnh lý thần kinh có hơn 600 loại, như:
- Các bệnh lý đau đầu nguyên phát: đau đầu dạng căng thẳng, đau nửa đầu (migraine), đau đầu cụm…;
- Đau đầu thứ phát: do nguyên nhân ngoài sọ (bóc tách động mạch cảnh, rối loạn khớp thái dương hàm, viêm xoang, tăng nhãn áp), các bệnh lý nội sọ (u não, dị dạng mạch máu não, đột quỵ xuất huyết não, nhồi máu não, vỡ dị dạng mạch máu não, chấn thương sọ não…), rối loạn hệ thống (tăng huyết áp, sốt, tăng CO2 máu, nhiễm virus, thuốc và chất độc);
- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua;
- Bệnh mạch máu não;
- Tầm soát đột quỵ;
- Rối loạn giấc ngủ: buồn ngủ quá mức, mất ngủ;
- Đa xơ cứng;
- Động kinh;
- Hội chứng rối loạn vận động: Parkinson, loạn trương cơ lực, các thể run, giật cơ, run vô căn…;
- Bệnh thoái hóa của hệ thần kinh: Alzheimer, teo não, thoái hóa hệ thần kinh…;
- Bệnh viêm hệ thần kinh trung ương: viêm màng não, viêm não, viêm tủy, viêm não-tủy…;
- Bệnh teo hệ thống ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương: Hungtington, thất điều, teo cơ tủy sống, bệnh tế bào thần kinh vận động…;
- Bệnh dây thần kinh mặt: liệt thần kinh mặt (liệt Bell), viêm hạch gối, co thắt và giật nửa mặt…;
- Bệnh các dây thần kinh sọ khác: bệnh dây thần kinh khứu giác, bệnh dây thần kinh phế vị, đau dây thần kinh sau zona, liệt dây thần kinh sọ, liệt vận nhãn…
- Bệnh rễ và đám rối thần kinh: teo cơ đau thần kinh, bệnh rễ thần kinh cổ/ngực/thắt lưng/cánh tay…;
- Bệnh chèn ép dây thần kinh do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm;
- Bệnh đơn dây thần kinh: hội chứng ống cổ tay, hội chứng ống cổ chân, tổn thương dây thần kinh gan bàn chân…;
- Viêm đa dây thần kinh: viêm đa dây thần kinh hủy myelin cấp, viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP), hội chứng Guillain Barré, bệnh thần kinh ngoại biên: do di truyền (Charcot Marrie Tooth), do dinh dưỡng (thiếu vitamin B12), do thuốc (Ethambutol, Isoniazid), do nội tiết tố, do bệnh lý toàn thân (đái tháo đường, ung thư, thận, gan);
- Bệnh cơ khớp thần kinh: nhược cơ, loạn dưỡng cơ, bệnh cơ do nhiều nguyên nhân…;
- Bại não: bại não, liệt…;
- Hội chứng Horner, thoái hóa đa hệ, loạn phản xạ, rối loạn thần kinh thực vật…
- Bệnh khác của não: não nhiễm độc, tổn thương não do thiếu oxy, hội chứng mệt mỏi sau nhiễm virus…;
- Bệnh khác của tủy sống: bệnh mạch máu tủy, chèn ép tủy, rỗng tủy sống…;
- Bệnh lý về tiền đình: chóng mặt tư thế lành tính kịch phát (BPPV), Meniere, viêm thần kinh tiền đình ốc tai, u dây thần kinh VII / VIII, do tâm lý…
2. KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI THẦN KINH
Đau nửa đầu là bệnh lý thần kinh phổ biến
Nếu bạn có những thay đổi trong cách vận động, nói chuyện hoặc suy nghĩ thì bạn nên cân nhắc đi khám chuyên khoa nội thần kinh. Các triệu chứng của bệnh thần kinh sẽ tùy thuộc vào mỗi bệnh khác nhau, nhưng các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau nửa đầu, có thể kèm theo triệu chứng buồn bôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi hương;
- Đau đầu mạn tính và/hoặc đau dữ dội;
- Giảm cảm giác hoặc di cảm (như tê rần, châm chích, kiến bò, buốt lạnh, nóng rát, nhột) ở các vùng trên cơ thể;
- Khó khăn khi giữ thăng bằng hoặc phối hợp, cử động trở nên vụng về;
- Tê hoặc yếu ở các bộ phận cơ thể (mặt, tay, chân…);
- Thay đổi thính giác, khứu giác, thị giác;
- Thay đổi suy nghĩ và hành vi;
- Đột nhiên nói lắp;
- Giảm trí nhớ, hay quên, lú lẫn;
- Run, co giật, động kinh;
- Hay bị chóng mặt;
- Đột nhiên bất tỉnh;
- Mệt mỏi mạn tính;
- Đau không rõ nguyên nhân.
3. CÁC XÉT NGHIỆM KHI KHÁM NỘI THẦN KINH
Khám thần kinh bao gồm các bài kiểm tra sau: Ý thức, dây thần kinh sọ não, vận động, lực cơ, Dáng đi, phối hợp động tác, cảm giác, phản xạ, hệ thần kinh tự chủ
Ngoài ra, tùy thuộc vào triệu chứng của mỗi người mà bổ sung thêm các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu và/hoặc nước tiểu;
- Đo điện não (EEG);
- Đo điện cơ (EMG);
- Siêu âm;
- Chụp cắt lớp vi tính (CT);
- Chụp cộng hưởng từ (MRI);
- …
Khám nội thần kinh sẽ giúp tìm kiếm các rối loạn thần kinh mà bạn đang mắc phải để điều trị và hạn chế tối đa biến chứng lâu dài. Cũng như các bệnh lý khác, bệnh lý thần kinh được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì kết quả càng tốt.
Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:
Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Nội thần kinh cần điều trị Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.