Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần để có cách phòng ngừa hiệu quả

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 18/03/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần để có cách phòng ngừa hiệu quả  Mời các bạn cùng theo dõi. 

1. 7 dấu hiệu đột quỵ não trước 1 tuần cần ghi nhớ

Có đến 43% bệnh nhân đột quỵ đều có các dấu hiệu đột quỵ trước đó 1 tuần. Nhưng các dấu hiệu thường diễn ra trong thời gian ngắn, lại khá giống với bệnh thông thường nên người bệnh rất dễ chủ quan và bỏ lỡ cơ hội được cấp cứu, điều trị kịp thời. Khi thấy bản thân có những triệu chứng sau đây, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị:

2. Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi

Người bệnh thường thấy mệt ngay cả khi không làm việc. Đôi khi, họ còn bị tức ngực, nặng ngực, khó thở, chân tay bủn rủn, rã rời, không thiết tha làm việc.

3. Nhìn mờ hơn

Trước cơn đột quỵ 1 tuần, người bệnh có thể thấy tầm nhìn giảm ở cả 2 mắt hoặc mất thị lực 1 bên mắt nhưng biểu hiện này không rõ ràng để người bệnh phát hiện ra nó. Do đó, người có nguy cơ cao bị đột quỵ, chẳng hạn như tăng huyết áp lâu ngày, tiền sử bệnh tim, mạch vành khi nhìn mờ hơn bình thường hoặc cảm thấy bất thường trong tầm nhìn, hãy nói ngay với người thân để được đến cơ sở y tế kịp thời.

4. Tay chân tê yếu

Các cánh tay, chân người bệnh đột nhiên bị yếu, tê bì, dễ đánh rơi đồ vật khi cầm nắm. Để xác định chính xác hơn, bạn hãy yêu cầu người bệnh dang rộng cánh tay sang 2 bên trong 10 giây, nếu 1 cánh tay buông thõng xuống chứng tỏ họ đang bị yếu cơ. Đây chính là dấu hiệu báo trước của cơn đột quỵ.

5. Chóng mặt mất thăng bằng

Người bệnh đột nhiên bị chóng mặt, buồn nôn, gặp khó khăn trong việc đi lại, mất thăng bằng, dễ vấp ngã.

6. Giọng nói thay đổi

Một trong những dấu hiệu rõ nhất của đột quỵ chính là sự thay đổi bất thường của giọng nói. Giọng nói của người bệnh đột nhiên bị ngọng, lắp, môi lưỡi tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói hay diễn đạt được điều mình muốn nói.

7. Nhức đầu dữ dội

Nghiên cứu trên 558 người bị đột quỵ cho thấy, hầu hết người bệnh đều có dấu hiệu đau đầu trước đó. Các cơn đau đầu thường dữ dội không rõ nguyên nhân, đau ở nửa đầu sau, uống thuốc giảm đau không thấy đỡ.

8. Tái mặt, ủ rũ

Người bệnh thường có gương mặt ủ rũ, da nhợt nhạt, xanh xao. Khi cười, phần cơ mặt chùng, chảy xệ xuống, nhân trung hơi lệch sang một bên.

 

9. Cách xử trí khi gặp phải các dấu hiệu đột quỵ

Nếu thấy bản thân hoặc người bên cạnh có nhiều hơn một hoặc có cả 7 dấu hiệu kể trên, hãy bình tĩnh tìm cách liên hệ với nhân viên y tế sớm nhất có thể.

Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số xét nghiệm như: Chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu… để chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn. Đôi khi đây chỉ là dấu hiệu của hội chứng thiếu máu não, rối loạn tiền đình nên bạn cũng đừng quá lo lắng.

Trong trường hợp khẩn cấp, các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn, bạn cần ghi nhớ các bước sơ cứu dưới đây:

Nếu người bệnh tỉnh táo: Hãy trấn an người bệnh và liên lạc với nhân viên y tế để nhận được giúp đỡ sớm nhất có thể.

Nếu tinh thần người bệnh không tỉnh táo nhưng chức năng hô hấp vẫn hoạt động bình thường: Hãy đặt người bệnh nằm nghiêng sang bên không bị liệt, loại bỏ đờm dãi nếu có để tránh bít tắc đường hô hấp.

Nếu người bệnh đã hôn mê: Thực hiện hồi sức tim phổi và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất.

 

10. Cách phòng ngừa đột quỵ não

Đột quỵ não hoàn toàn có thể được ngăn chặn nếu bạn biết cách phòng ngừa từ sớm bằng những biện pháp sau đây:

11. Giữ huyết áp ở mức ổn định

Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Do đó, duy trì huyết áp ở mức dưới 135/85 mmHg sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị đột quỵ não. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần giảm muối trong chế độ ăn uống hàng ngày: Không nên dùng quá 1.5g muối/ ngày tức 1.5 thìa cafe muối. Bạn cũng nên hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, thức ăn nhanh. Nên ăn 4-5 phần rau/ ngày, 2-3 bữa cá/ tuần, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo. Bạn cũng đừng quên việc tuân thủ dùng thuốc điều trị huyết áp đúng theo chỉ định của bác sĩ, đúng và đủ liều.

12. Giữ chỉ số khối cơ thể thấp hơn 25

Chỉ số khối cơ thể BMI>25 báo động cơ thể có nguy cơ thừa cân béo phì rất cao, dễ mắc các bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ não. Để kiểm soát chỉ số BMI thấp hơn 25, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn mỗi ngày, ăn giảm ½ lượng tinh bột, đường, mỡ, ăn món hấp luộc thay vì chiên xào và nên ăn gấp đôi hoặc gấp ba lượng rau xanh, để tránh tích tụ thêm mỡ, loại bỏ bớt mỡ dư thừa.

13. Tập thể dục nhiều hơn

Người bệnh nên tập thể dục thể dục ở cường độ phù hợp với sức khỏe của bản thân bằng các bài tập như: Đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền, tham gia câu lạc bộ với bạn bè, đi thang bộ thay vì thang máy. Nếu không thể tập liên tục trong 30 phút/ngày, bạn hãy chia nhỏ thành các bài tập 15 phút/ngày, từ 2-3 lần/ngày.

 

14. Không hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá khiến các mạch máu bị tổn thương, thu hẹp lòng mạch, tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Mặc dù rất khó nhưng bạn hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá bằng cách sử dụng các biện pháp hỗ trợ như dùng thuốc hay nhai kẹo để bỏ thuốc lá dần dần.

15. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe hàng năm có thể giúp phát hiện bệnh đột quỵ ở giai đoạn sớm, ngay cả khi bạn chưa có triệu chứng. Hầu hết các bệnh lý đều có thể cải thiện hoặc điều trị khỏi ở giai đoạn sớm nên việc chủ động khám xem mình có mắc bệnh đột quỵ không sẽ giúp bạn tránh những rủi ro không đáng có.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần để có cách phòng ngừa hiệu quả Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần để có cách phòng ngừa hiệu quả
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: