-
- Tổng tiền thanh toán:
Người bị chóng mặt thiếu chất gì? Một số thực phẩm nên bổ sung khi bị chóng mặt
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 22/04/2024
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Người bị chóng mặt thiếu chất gì? Một số thực phẩm nên bổ sung khi bị chóng mặt Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Hiện tượng chóng mặt thường gặp ở những đối tượng nào?
Chóng mặt là cảm giác mất thăng bằng do rối loạn cơ quan tiền đình với các triệu chứng đi kèm như đau đầu, buồn nôn, nôn ói liên tục, da tái xanh, ù tai, hạ huyết áp,...
Hiện tượng chóng mặt thường xuất hiện ở những người lao động trí óc, phụ nữ mang thai và tiền mãn kinh, người cao tuổi, người bị chấn thương đầu hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất,... Các cơn chóng mặt đa phần lành tính và ít nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, trường hợp không may có nguy cơ gây ra tai nạn té ngã cao.
2. Người bị chóng mặt thiếu chất gì?
Để cải thiện tình trạng chóng mặt cũng như trả lời cho câu hỏi người hay bị chóng mặt thiếu chất gì, mời bạn cùng theo dõi những chia sẻ ngay dưới đây:
Thiếu vitamin C
Vitamin C có công dụng giảm tình trạng hoa mắt, từ đó giúp giảm đau đầu, chóng mặt đáng kể ở những người phải thường xuyên làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Thiếu vitamin D
Bên cạnh việc phòng chống loãng xương, hỗ trợ chống viêm não, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, vitamin D còn giúp giảm thiểu tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Thiếu magie
Magie có vai trò lớn trong việc điều hòa chức năng của dây thần kinh và làm dịu thần kinh. Do đó, nếu bạn bị chóng mặt thì có thể là do cơ thể bạn đang thiếu magie.
Thiếu sắt
Sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng khi tham gia vào quá trình sản sinh máu và tái tạo hồng cầu, dẫn truyền oxy và dưỡng chất khác đến các cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt.
Thiếu vitamin nhóm B
Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong cơ thể con người khi tham gia vào các hoạt động sống, quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến chức năng của tế bào. Một nghiên cứu của Quỹ Nghiên và Giáo dục tại Hoa Kỳ cho kết luận nếu có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch, từ đó kéo theo những biến chứng gây tình trạng xây xẩm, chóng mặt thường xuyên.
Vitamin B2 hay còn được gọi là Riboflavin và là một vitamin quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể. Đặc biệt, vitamin B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cho tế bào, nếu thiếu hụt B2 cơ thể có khả năng không được cung cấp đủ năng lượng. Do đó, bổ sung vitamin B2 có thể ngăn ngừa chóng mặt, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tương tự, vitamin B6 có chức năng hỗ trợ điều trị rối loạn tai trong, chính vì thế, B6 cũng là một trong những câu trả lời cho câu hỏi người bị chóng mặt thiếu chất gì.
3. Một số thực phẩm nên bổ sung khi bị chóng mặt
Dưới đây là một số thực phẩm theo nhóm chất mà người gặp phải tình trạng chóng mặt nên bổ sung:
-
Vitamin C:
-
Nguồn thực phẩm giàu vitamin c là các loại trái cây như: Ổi, bưởi, dâu, kiwi, xoài, cam,... và rau củ quả như: Ớt chuông, mùi tây, bông cải xanh, cà chua,...
-
Vitamin D:
-
Để giảm thiểu sự thiếu hụt bạn nên bổ sung nguồn vitamin D từ ánh sáng mặt trời, cá hồi, cá mòi, tôm, hàu, dầu gan cá tuyết, trứng gà, sữa, ngũ cốc và yến mạch,...
-
Magie:
-
Bạn hoàn toàn có thể bổ sung magie để giảm tình triệu chứng chóng mặt từ các loại thịt, cá nước ngọt, hải sản biển, các loại hạt, đậu đỗ,...
-
Sắt:
-
Những người chóng mặt do thiếu sắt nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu và các loại đậu, rau bina, bông cải xanh, hạt bí ngô,...
-
Vitamin B:
-
Ưu tiên bổ sung vitamin B1 từ các loại thực phẩm tự nhiên như gạo, ngũ cốc, yến mạch, cá hồi, thịt heo, các loại đậu,... Bổ sung B1 từ những thực phẩm như gan, trứng, thịt, cá, nấm, rau xanh, sữa chua, men bánh mì,... Bổ sung để phòng ngừa rối loạn tiền đình gây chóng mặt từ cá ngừ, cá hồi, ức gà, hải sản, ngũ cốc, các loại đậu, nấm men dinh dưỡng,...
4. Thực phẩm cần hạn chế nếu bị chóng mặt
Bên cạnh việc tìm hiểu khi bị chóng mặt thiếu chất gì và nên bổ sung những thực phẩm nào, bạn đọc cũng cần lưu ý một số lời khuyên về thực phẩm cần phải hạn chế dưới đây:
-
Thực phẩm chứa hàm lượng muối cao:
-
Tuy natri là thành phần không thể thiếu cho cơ thể nhưng việc tiêu thụ lượng muối quá nhiều trong khoảng thời gian dài có thể gây ra tình trạng chóng mặt, tim mạch, suy thận,... Theo WHO khuyến nghị mỗi người chỉ nên tiêu thụ tối đa 2g natri/ngày, tương đương với 5g muối/ngày.
-
Thực phẩm nhiều đường:
-
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường có thể khiến bạn hoa mắt, chóng mặt. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ tối đa 6 muỗng cà phê đường đối với nữ giới và 9 muỗng cà phê đường đối với nam giới.
-
Thực phẩm lên men:
-
Trong thực phẩm lên men chứa các chất hóa học tự nhiên gây ra tình trạng và triệu chứng chóng mặt, vì vậy cần hạn chế.
-
Bột ngọt:
-
Khi tiêu thụ lượng bột ngọt quá lớn, dẫn đến bạn bị say bột ngọt và có biểu hiện chóng mặt. Khi đó, bạn nên uống một ly chanh ấm và nằm nghỉ ngơi trong vòng 15-20 phút.
-
Thuốc lá:
-
Thành phần nicotine trong thuốc lá có khả năng cản trở lưu thông máu, khiến bạn đau đầu, chóng mặt và rối loạn giấc ngủ.
-
Cà phê, rượu bia:
-
Trong cà phê hay rượu bia đều chứa caffeine - chất gây kích thích thần kinh. Hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia để tránh tình trạng buồn nôn, chóng mặt, bên cạnh đó cũng giảm thiểu các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:
Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên
Công dụng của BENCEDA:
+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.
+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.
+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não
+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.
+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.
Đối tượng sử dụng:
+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.
+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Người bị chóng mặt thiếu chất gì? Một số thực phẩm nên bổ sung khi bị chóng mặt Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này