NGỒI XUỐNG ĐỨNG LÊN CHÓNG MẶT HOA MẮT LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 08/04/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết NGỒI XUỐNG ĐỨNG LÊN CHÓNG MẶT HOA MẮT LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Ngồi xuống đứng lên chóng mặt là bệnh gì?

 

Ngồi xuống đứng lên chóng mặt là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Khi bạn cảm thấy chóng mặt sau khi ngồi xuống đứng lên, có thể bạn đang trải qua triệu chứng của hạ huyết áp tư thế đứng, áp lực máu không được điều chỉnh nhanh chóng khi bạn thay đổi tư thế, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não. 

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ngồi xuống đứng lên chóng mặt. bao gồm thuốc, thiếu máu,…

 

2. Nguyên nhân đứng lên bị chóng mặt

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt có thể kể đến như: 

  • Hạ huyết áp tư thế đứng:

  •  Hạ huyết áp tư thế đứng (hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế) là tình trạng huyết áp thấp khi đứng lên từ tư thế nằm hoặc ngồi. Căn bệnh này thường phổ biến hơn ở những người lớn tuổi. Khi bị hạ huyết áp tư thế đứng, người bệnh có thể cảm thấy choáng váng, chóng mặt và ngất xỉu hay thậm chí mất ý thức. Các triệu chứng bệnh kéo dài từ vài giây đến vài phút sau khi đứng.

  • Thuốc:

  •  Việc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống cao huyết áp, thuốc lợi tiểu và thuốc an thần,… có thể gây ra triệu chứng chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên. Nếu bạn từng gặp triệu chứng này trước đây thì tình trạng chóng mặt có thể nghiêm trọng hơn khi bạn sử dụng thuốc.

  • Mất nước: 

  • Thiếu nước có thể làm giảm áp lực máu, dẫn đến hạ áp và chóng mặt khi bạn thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại. Mất nước có thể xuất phát từ nguyên nhân do uống ít nước hoặc do thời tiết quá nóng và phải ở ngoài trời quá lâu hay vận động mạnh gây đổ mồ hôi nhiều nhưng không kịp bù nước.

  • Uống rượu bia và đồ uống có cồn: 

  • Có thể bạn đã từng nghe nói rằng theo thời gian, uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến huyết áp cao. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, uống rượu hay các loại đồ uống có cồn cũng có thể dẫn đến huyết áp thấp do đồ uống có cồn làm thu hẹp các mạch máu của bạn và làm chậm lưu lượng máu. Vì vậy, nhiều người thường gặp tình trạng ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt, cảm thấy khó giữ thăng bằng.

  • Do bệnh lý: 

  • Bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường và u não và một số bệnh lý khác có thể có triệu chứng ngồi xuống đứng lên chóng mặt. Việc điều trị bệnh sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này.

  • Thay đổi tư thế nhanh chóng:

  •  Đứng lên quá nhanh từ vị trí nằm hoặc ngồi có thể làm cho cơ thể khó điều chỉnh kịp áp lực máu và làm cho bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt.

  • Thiếu máu:

  •  Tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, chẳng hạn như ngồi xuống đứng lên.

  • Thai kỳ: 

  • Trong 24 tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể bị hạ huyết áp do cơ thể thực hiện những thay đổi về tuần hoàn cần thiết để hỗ trợ cả bạn và em bé. Tình trạng ngồi xuống đứng lên chóng mặt có thể cải thiện ở cuối thai kỳ và sau khi sinh. 

3. Ai dễ bị chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy hoặc ngồi xuống?

Ngồi xuống đứng lên chóng mặt thường xảy ra với những nhóm đối tượng sau:

  • Người cao tuổi: 

  • Người lớn tuổi là nhóm đối tượng thường mắc chứng hạ huyết áp tư thế đứng. Không chỉ vậy, người cao tuổi cũng dễ mắc các bệnh lý khác, và việc sử dụng thuốc cũng chính là một trong những yếu tố có thể gây hoa mắt chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên.

  • Những người sử dụng thuốc điều trị: 

  • Những người đang điều trị bệnh lý cũng có thể có nguy cơ bị chóng mặt khi đứng dậy hoặc ngồi xuống do tác dụng phụ của thuốc.

  • Người bị mất nước:

  •  Người không uống đủ nước hoặc mất nước do nôn mửa, tiêu chảy, hoặc đổ mồ hôi quá mức có thể gặp tình trạng này.

  • Người mắc bệnh tiểu đường: 

  • Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết áp lực máu, gây ra hạ huyết áp đột ngột.

  • Người mắc bệnh lý thần kinh: 

  • Những người mắc bệnh thần kinh như bệnh Parkinson hoặc cũng dễ gặp vấn đề với tình trạng ngồi xuống đứng lên chóng mặt.

  • Phụ nữ mang thai: 

  • Sự thay đổi trong cơ thể ở những ngày đầu thai kỳ khiến cho phụ nữ mang thai dễ gặp tình trạng ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt hơn. Phần lớn phụ nữ mang thai đều trải qua tình trạng này.

  • Người có chế độ dinh dưỡng kém: 

  • Một chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn uống không đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt,… và làm cho bạn ngồi xuống đứng lên chóng mặt.

  • Những người không vận động thường xuyên:

  •  Thói quen ngồi một chỗ hoặc nằm dài trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ chóng mặt khi đứng lên.

4. Tình trạng đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt khi nào cần đến bệnh viện khám?

Dù chóng mặt khi thay đổi tư thế từ ngồi thành đứng hoặc ngược lại có thể là triệu chứng bình thường và không quá nguy hiểm nhưng vẫn có những tình huống cần được chú ý đến và cần sự can thiệp y tế. Bạn nên đến bệnh viện khám ngay nếu: 

  • Chóng mặt kết hợp với triệu chứng khác:

  •  Nếu bạn cảm thấy chóng mặt cùng với đau ngực, khó thở, nói lắp bắp, cơ thể mất thăng bằng hoặc mất khả năng di chuyển, tê yếu một bên cơ thể,… thì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ.

  • Chóng mặt kéo dài hoặc tái diễn liên tục: 

  • Bạn ngồi xuống đứng lên chóng mặt và tình trạng này kéo dài nhiều ngày hay diễn ra lặp lại liên tục? Bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể của tình trạng chóng mặt lặp đi lặp lại này.

  • Chóng mặt gây mất thăng bằng hoặc ngã: 

  • Nếu chóng mặt khiến bạn mất thăng bằng và gây ra nguy cơ ngã thì bạn nên sớm thăm khám để tìm phương pháp điều trị, hạn chế việc té ngã gây chấn thương.

  • Ngồi xuống đứng lên chóng mặt sau khi chấn thương, va đập ở vùng đầu: 

  • Đây có thể là dấu hiệu của chấn thương não do va đập hoặc tác động vật lý mạnh ở vùng đầu.

  • Biến đổi thị lực: 

  • Nếu chóng mặt đi kèm với sự suy giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn đôi,… thì nên sớm thăm khám.

Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân của tình trạng chóng mặt hoặc cảm thấy lo lắng về triệu chứng ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra nguyên nhân.

5. Làm gì khi chóng mặt? Biện pháp giảm chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy hoặc ngồi xuống

Chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và tùy theo yếu tố khởi phát cơn chóng mặt là gì mà bạn sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp để giảm cảm giác chóng mặt, chẳng hạn như:

  • Thay đổi tư thế chậm rãi: 

  • Khi bạn đang nằm, hãy ngồi dậy từ từ và đợi một chút trước khi đứng lên. Tương tự, khi bạn đang ngồi, hãy đứng lên một cách thật từ từ.

  • Uống đủ nước:

  •  Uống đủ nước mỗi ngày chính là một cách đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả để giữ cho cơ thể luôn được tỉnh táo, hạn chế tình trạng ngồi xuống đứng lên chóng mặt.

  • Tìm điểm tựa: 

  • Nếu thấy ngồi xuống đứng lên chóng mặt, bạn không nên tiếp tục di chuyển hay thay đổi tư thế. Thay vào đó, bạn có thể tìm điểm tựa và đứng hoặc ngồi yên một chỗ đến khi cơn chóng mặt qua đi. Như vậy, bạn có thể hạn chế được tình trạng chóng mặt gây té ngã, chấn thương.

  • Thay đổi thuốc: 

  • Nếu bạn cảm thấy chóng mặt sau khi dùng thuốc, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc đổi sang một loại thuốc khác.

6. Cách phòng ngừa tình trạng ngồi xuống đứng lên chóng mặt

Để phòng ngừa tình trạng ngồi xuống đứng lên chóng mặt, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C:

  •  Một cách để phòng ngừa vấn đề ngồi xuống đứng dậy bị chóng mặt hiệu quả đó chính là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nên xây dựng chế độ ăn với đầy đủ các nhóm chất. Đặc biệt, nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, ớt chuông, cà chua, cam, quýt, bưởi, sơ ri, bông cải xanh, khoai lang, đu đủ, xoài, củ cải trắng, kiwi,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên những loại rau có màu xanh đậm nhằm ngăn ngừa nguy cơ ngồi xuống đứng lên chóng mặt.

  • Thực phẩm chứa vitamin B6:

  •  Để phòng ngừa tình trạng ngồi xuống đứng lên chóng mặt, bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin B6 thông qua các loại thực phẩm như bơ, chuối, quả óc chó, cải bó xôi, các loại đậu, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, thịt gà, ngũ cốc,…

  • Uống nhiều nước: 

  • Một lưu ý cực kỳ quan trọng để hạn chế tình trạng ngồi xuống đứng dậy hoa mắt chóng mặt chính là bạn nên uống nhiều nước lọc và hạn chế sử dụng rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn.

  • Không bật dậy hoặc thay đổi tư thế đột ngột: 

  • Khi đang nằm hoặc ngồi, bạn nên thay đổi tư thế một cách từ từ, chậm rãi. Đặc biệt, nếu muốn chuyển từ tư thế nằm sang đứng thì bạn nên ngồi trên giường vài phút rồi mới đứng dậy.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: 

  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể sớm phát hiện những nguy cơ bệnh lý gây chóng mặt như thiếu hụt chất dinh dưỡng, bệnh Parkinson, hạ huyết áp,… Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn với bạn phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về NGỒI XUỐNG ĐỨNG LÊN CHÓNG MẶT HOA MẮT LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: NGỒI XUỐNG ĐỨNG LÊN CHÓNG MẶT HOA MẮT LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: