LÀM XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ BIẾT THIẾU MÁU NÃO?

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 24/07/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết LÀM XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ BIẾT THIẾU MÁU NÃO? Mời các bạn cùng theo dõi

1. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu não

Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng bộ não của chúng ta tiêu thụ đến 20% tổng lượng dưỡng khí toàn cơ thể, cùng với đó là lượng lớn dinh dưỡng từ máu. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu không được cung cấp máu trong 10 giây, mô não sẽ bắt đầu bị rối loạn, suy yếu chức năng. Nếu thời gian kéo dài đến 4 phút, tế bào thần kinh sẽ bị hủy hoại không thể hồi phục.

Thiếu máu não gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe, nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như: suy tim, đột quỵ,...

1.1. Đau nhức đầu thường xuyên

Bệnh nhân thiếu máu não dấu hiệu thường gặp nhất là đau nhức đầu. Cơn đau khiến người bệnh khó chịu, cảm giác nặng đầu, đau khi phải di chuyển hoặc suy nghĩ nhiều.

1.2. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai

Đây đều là những triệu chứng phổ biến do thiếu máu, đặc biệt là những cơn thiếu máu cấp xảy ra đột ngột. Người bệnh dễ bị hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai. Tư thế thích hợp nhất khi gặp tình trạng này là ngồi thụp xuống để tránh ngã, cũng giúp kiểm soát bản thân dễ dàng hơn.

1.3. Mất ngủ

Thiếu máu não thường dẫn đến nhiều rối loạn về giấc ngủ như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, khó kiểm soát thời gian ngủ và thức dậy, hay tỉnh giấc giữa đêm,... Cũng vì nguyên nhân này mà người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần chán nản, mất hứng thú làm việc. 

1.4. Suy giảm trí nhớ

Tế bào não bị tổn thương do thiếu hụt oxy và dinh dưỡng sẽ không đủ khả năng hoạt động bình thường, không chỉ dẫn đến những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu mà cũng ảnh hưởng đến trí nhớ. Người bệnh quên nhanh mọi việc hơn do tế bào não lão hóa nhiều.

1.5. Tê bì, nhức mỏi tay chân

Triệu chứng khác cũng rất phổ biến ở người thiếu máu não là cảm giác tê nhức ở các đầu ngón tay, râm ran giống như bị kiến bò. Kèm theo đó là những cơn đau dọc theo xương sườn, đôi lúc đau dọc vai gáy, sống lưng và nhức mỏi toàn thân.

Triệu chứng này gây rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, có xu hướng nặng dần và xuất hiện thường xuyên nên người bệnh không nên chủ quan.

Khi xuất hiện các triệu chứng như trên, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra, làm xét nghiệm xác định tình trạng thiếu máu não và nguyên nhân. 

2. Giải đáp: làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não?

Để chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu não cũng như nguyên nhân để điều trị hiệu quả nhất, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Dưới đây là những xét nghiệm thường được chỉ định với bệnh nhân nghi ngờ bị thiếu máu não:

2.1. Chụp CT Scan sọ não

Phương pháp chụp CT Scan sọ não là sử dụng tia X quét qua vùng đầu và mặt để kiểm tra, phát hiện những bất thường bên trong có thể dẫn đến thiếu máu não. Xét nghiệm này được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân với các trường hợp có triệu chứng đau đầu điển hình.

2.2. Siêu âm Doppler xuyên sọ

Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để đo lưu lượng và xác định hướng đi của dòng máu ở vùng đầu. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến não như thoái hóa, tắc nghẽn động mạch,...

Đây là phương pháp không xâm lấn và có thể thực hiện dễ dàng với nhiều đối tượng bệnh nhân.

2.3. Chụp cộng hưởng từ mạch máu não

Hình ảnh của mạch máu được chụp lại và tái tạo trên không gian ba chiều bằng phần mềm máy tính giúp chẩn đoán nhiều vấn đề gây thiếu máu não như: hẹp mạch máu trong não, ngoài sọ, phình động mạch

2.4. Chụp mạch số hóa xóa nền DSA

Chụp mạch số hóa xóa nền DSA cũng là phương pháp khá phổ biến được chỉ định trong chẩn đoán thiếu máu não. Các mạch máu sẽ được chụp bằng tia X để phát hiện các bất thường, tổn thương.

Ngoài các vấn đề về mạch máu, chụp mạch số hóa xóa nền DSA còn được chỉ định để chẩn đoán, hỗ trợ nhiều bệnh lý ở não và nhiều cơ quan khác như: u não, ung thư gan, dị tật động mạch thận, dị tật động mạch ngoại biên,...

2.5. Đo lưu huyết não

Phương pháp chẩn đoán thiếu máu não này có nhiều ưu điểm như: an toàn, thực hiện nhanh, không gây hại cho người bệnh,... Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ xác định huyết động (tốc độ và cường độ của dòng máu lên não), phản ánh được tình trạng thay đổi chức năng tuần hoàn máu não.

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về LÀM XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ BIẾT THIẾU MÁU NÃO? Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: LÀM XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ BIẾT THIẾU MÁU NÃO?
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: