KHÁM THẦN KINH GỒM NHỮNG GÌ? NÊN KHÁM KHI NÀO?

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 02/01/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết KHÁM THẦN KINH GỒM NHỮNG GÌ? NÊN KHÁM KHI NÀO? Mời các bạn cùng theo dõi

1. Tổng quan về khám thần kinh

Chắc hẳn bạn đã biết, cấu tạo của hệ thần kinh trung ương bao gồm não, tủy sống và hệ thống mạng lưới dây thần kinh phân bố trên khắp cơ thể. Hệ thần kinh trung ương có chức năng điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động bao gồm tư duy, suy nghĩ, khả năng lập kế hoạch từ đơn giản đến phức tạp, khả năng vận động, cảm giác và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Các chuyên gia ước tính có đến 600 loại rối loạn hệ thần kinh trung ương khác nhau, điển hình là những bệnh như: động kinh, viêm màng não, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đau nửa đầu, đột quỵ,...

Có rất nhiều loại rối loạn thần kinh trung ương khác nhau

Khám thần kinh là một hoạt động được tiến hành nhằm kiểm tra, chẩn đoán các bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương. Việc thăm khám và phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm càng giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và bảo tồn được chức năng của hệ thần kinh.

2. Người bệnh nên đi khám thần kinh khi nào?

Triệu chứng của các bệnh lý thần kinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng. Nếu cơ thể có các dấu hiệu sau đây thì bệnh nhân hãy đi kiểm tra sớm:

  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu dữ dội trong thời gian dài;

  • Suy giảm chức năng của các giác quan như thị giác, khứu giác và thính giác;

  • Tê bì chân tay, tê nửa mặt;

  • Chóng mặt, choáng váng đầu óc, mất thăng bằng;

  • Co giật, co rút tay chân, động kinh;

  • Hay bị ngất hoặc bất tỉnh;

  • Thay đổi về hành vi;

  • Nói lắp;

  • Sốt, mệt mỏi;

  • Căng thẳng kéo dài;

  • Nôn mửa không rõ nguyên do;

  • Lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ.

Mắc phải các bệnh lý về thần kinh có thể là do bắt nguồn từ thói quen, lối sống sinh hoạt, áp lực cuộc sống, lão hóa, chấn thương, tai nạn hoặc nguyên nhân bệnh lý (bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường hay các bệnh lý tự miễn,...).

Nếu gặp các triệu chứng của bệnh lý thần kinh thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt

Nếu gặp các triệu chứng của bệnh lý thần kinh thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt

3. Những hạng mục cần làm khi thăm khám thần kinh

Ngoài quan sát các triệu chứng thực thể, bệnh nhân cũng cần thực hiện các bài kiểm tra bao gồm sức mạnh cơ bắp, kiểm tra sự cân bằng cũng như những chức năng khác của hệ thần kinh. Cụ thể đó là:

  • Kiểm tra khả năng giữ thăng bằng và chức năng vận động;

  • Kiểm tra khả năng kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc và khả năng ghi nhớ,...;

  • Kiểm tra các rối loạn về giác quan: chức năng nói, nghe, nhìn,...;

  • Kiểm tra rối loạn phản xạ, cảm giác như tê, đau hoặc cảm giác châm chích ở một số khu vực nhất định;

  • Kiểm tra những vấn đề khác: nhiệt độ cơ thể, nhip tim, huyết áp, giấc ngủ, chức năng tình dục, hệ tiêu hóa,...

4. Những căn bệnh thần kinh phổ biến

Dưới đây là 4 rối loạn về hệ thần kinh trung ương thường gặp nhất người bệnh cần hết sức lưu ý:

4.1. Đau dây thần kinh liên sườn

Mỗi người sẽ sở hữu 12 cặp dây thần kinh liên sườn xuất phát từ tủy sống ngực. Trong đó vùng ngực và vùng bụng sẽ được chi phối bởi nhánh dây thần kinh phía trước, còn vùng lưng là do nhánh sau đảm nhiệm.

Dây thần kinh liên sườn rất dễ gặp tổn thương do vị trí nằm nông và trải rộng trên thành ngực. Vì vậy nếu vùng tủy sống, cột sống và xương sườn gặp bất kỳ tổn thương nào thì sẽ đều ảnh hưởng tới dây thần kinh này.

Trong trường hợp nhận thấy bản thân có những triệu chứng bất thường như buốt, đau rát hoặc đau vùng ngực trên, xung quanh xương sườn, lưng trên, châm chích, ngứa, cảm giác bị bóp nghẹt ở ngực trước,.... thì hãy đi khám thần kinh càng sớm càng tốt.

4.2. Roi loan tien dinh

nằm ở vị trí đằng sau ốc tai 2 bên, cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh với nhiệm vụ duy trì thăng bằng cho cơ thể, đồng thời phối hợp vận động với các cơ quan khác như chân, tay, mắt, thân mình.

Rối loạn tiền đình xảy ra khi dây thần kinh số 8 gặp phải tình trạng tắc nghẽn, rối loạn hoặc do tổn thương ở các bộ phận như não, tai trong và động mạch não. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng giữ thăng bằng của tiền đình khiến người bệnh có các biểu hiện như hoa mắt, loạng choạng, ù tai, quay cuồng,... nặng hơn là các vấn đề về thị lực và thính giác.

Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng gây ra khá nhiều rắc rối và bất tiện trong cuộc sống thường nhật, cản trở công việc và khả năng vận hành máy móc, phương tiện giao thông. Đa phần xử lý chứng rối loạn tiền đình sẽ tập trung vào giải quyết các cơn chóng mặt cấp và điều trị dự phòng biến chứng về sau.

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh

 

4.3. Rối loạn thần kinh thực vật

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm bị mất cân bằng, tác động không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ khiến bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, lo âu, mất tập trung, căng thẳng, sa sút trí nhớ,...

Nếu bị nhẹ bệnh nhân chỉ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và áp dụng liệu pháp tâm lý để cân bằng trở lại. Trong trường hợp bị bệnh lâu ngày, bạn có thể bị loét dạ dày - tá tràng, đổ mồ hôi chân tay gây khó khăn cho việc điều trị. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ khi thăm khám sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất.

4.4. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường có triệu chứng điển hình là một bên đầu bị đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, ngoài ra bệnh nhân còn đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, dễ cảm thấy buồn nôn và nôn.

Bệnh xuất phát từ nguyên nhân môi trường thay đổi đột ngột, căng thẳng thần kinh hay hormone thay đổi.

Việc dùng thuốc trị đau nửa đầu cần được thực hiện dựa trên chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp với đó người bệnh cần điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống khoa học hơn để đẩy lùi chứng đau nửa đầu, phòng ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

  • Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

    Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

    Công dụng của BENCEDA:

    + Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

    + Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

    + Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

    + Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

    + Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

    + Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

    Đối tượng sử dụng:

    + Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

    + Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

    + Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

    + Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

    Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về KHÁM THẦN KINH GỒM NHỮNG GÌ? NÊN KHÁM KHI NÀO?  Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: KHÁM THẦN KINH GỒM NHỮNG GÌ? NÊN KHÁM KHI NÀO?
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: