-
- Tổng tiền thanh toán:
Khái niệm của bệnh viêm não tự miễn
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 10/05/2024
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Khái niệm của bệnh viêm não tự miễn Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Khái niệm của bệnh viêm não tự miễn
Khi hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn quay sang tấn công chính các tế bào não trong cơ thể sẽ gây ra những tổn thương nặng nề cho não bộ. Tình trạng này được gọi là bệnh viêm não tự miễn khiến não bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Nhiễm trùng được cho là nguyên nhân chủ yếu trong các trường hợp bị viêm não tự miễn. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp mắc phải căn bệnh này mà không rõ nguyên nhân do đâu.
Dựa trên vị trí mà các nhu mô não bị ảnh hưởng mà bệnh nhân sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Nhìn chung viêm não tự miễn là bệnh lý có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho não với nguy cơ tử vong rất cao.
Có rất nhiều trường hợp bị viêm não tự miễn mà không rõ nguyên nhân do đâu
Nhờ sự tiến bộ của khoa học, hiện nay bệnh nhân mắc viêm não tự miễn đã có cơ hội được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhờ đó khôi phục được các chức năng quan trọng của hệ thần kinh trung ương. Trái lại cũng có những trường hợp bị viêm não tự miễn phải chịu các di chứng dai dẳng, tác động tiêu cực tới chức năng vận động và nhận thức của người bệnh về sau.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm não tự miễn
Do viêm não tự miễn phát sinh ở ngay trung tâm chỉ huy của hệ thống thần kinh trung ương nên bệnh sẽ gây ra một loạt các triệu chứng thần kinh - tâm thần. Chúng sẽ xuất hiện với các mức độ và trong những thời điểm khác nhau nên dễ gây nhầm lẫn với các loại bệnh lý khác. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm não tự miễn người bệnh nên hết sức lưu ý:
- Ảo giác về thị lực hoặc thính lực, tầm nhìn thay đổi;
- Rung giật cơ mất kiểm soát, co giật;
- Hoang tưởng, trầm cảm, lo lắng;
- Suy giảm nhận thức, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ sự vật, sự việc;
- Rối loạn giấc ngủ (hay tỉnh giấc giữa chừng, thường xuyên mất ngủ);
- Tê hoặc yếu một phần cơ thể;
- Mất thăng bằng.
- Các triệu chứng tâm thần: hoảng loạn, tăng động thích gây hấn, quá sợ hãi hoặc quá hưng phấn, rối loạn tâm thần, hành vi tình dục bất thường, hội chứng catatonia hoặc hội chứng căng trương lực.
Bệnh nhân khi bị viêm não tự miễn có thể gặp ảo giác
Những biểu hiện nêu trên có thể diễn ra trong vài ngày, thậm chí là kéo dài tới vài tuần. Hệ quả nghiêm trọng do viêm não tự miễn gây ra đó là mất ý thức, thậm chí có thể dẫn tới hôn mê. Tuy nhiên trường hợp có các triệu chứng tâm thần kéo dài (vài tháng hay vài năm) lại không phải là triệu chứng của viêm não tự miễn.
3. Viêm não tự miễn bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng viêm não tự miễn nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có tồn tại một số yếu tố kích thích bệnh lý này xảy ra, cụ thể là:
- Có khối u quái (teratoma) hình thành trong buồng trứng của người phụ nữ;
- Sự xâm nhập của các loại virus hay vi khuẩn phổ biến như virus Herpes simplex hay vi khuẩn gây viêm phổi mycoplasma;
- Hội chứng tiền ung thư có tỷ lệ dẫn tới các bệnh lý ung thư thực sự, gián tiếp trở thành yếu tố kích hoạt các phản ứng tự miễn của cơ thể;
- Do mắc các bệnh tự miễn gây tổn thương đa cơ quan: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm não Rasmussen, bệnh não Hashimoto, bệnh Behcet, múa vờn Sydenham,...
Viêm não tự miễn có thể là do virus hay vi khuẩn gây ra
4. Điều trị viêm não tự miễn bằng phương thức nào?
Khi một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm não tự miễn thì sẽ được chỉ định điều trị đầu tay bằng các phương án như sau:
-
Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng tự miễn là do xuất hiện u quái thì cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nó;
-
Giảm thiểu phản ứng viêm và giảm đáp ứng miễn dịch qua liệu pháp steroid liều cao;
-
Loại bỏ bớt các kháng thể xuất hiện ồ ạt trong máu bằng cách thay huyết tương;
-
Tăng khả năng loại bỏ và trung hòa kháng thể thông qua truyền globulin miễn dịch đường tĩnh mạch. Biện pháp này còn có tác dụng ức chế và phá vỡ sự liên kết của các kháng thể có hại với nhau, đồng thời giảm phản ứng viêm với những kháng thể này.
Nếu sau khi đã áp dụng những phương pháp điều trị đầu tay nêu trên nhưng bệnh nhân không được cải thiện triệu chứng, hoặc ngay từ đầu viêm não tự miễn đã bộc lộ các biểu hiện nghiêm trọng thì có thể cân nhắc phối hợp thêm các thuốc ức chế miễn dịch. Đây là các thuốc hoạt động theo phương thức giảm thiểu số lượng cũng như chức năng của các tế bào miễn dịch, bao gồm các thuốc như CellCept, Rituximab và Cytoxan.
Bên cạnh đó người bệnh cần bổ sung thêm các thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng (nhất là tình trạng mất ngủ và kích động thái quá) do viêm não tự miễn gây nên. Các thuốc phổ biến thường được chỉ định đó là thuốc thuộc nhóm benzodiazepin, trong đó tiêu biểu là Lorazepam liều cao sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.
Dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải là gì, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Chỉ nên sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng sau khi tình trạng viêm đã được kiểm soát ổn định, bởi lẽ nếu dùng trước khi áp dụng liệu pháp miễn dịch sẽ khiến bệnh nhân gặp phải nhiều tác dụng phụ. Ngược lại nếu dùng sau thì sẽ giúp kiểm soát hiệu quả những biểu hiện khó chịu của bệnh, đồng thời hỗ trợ khả năng hồi phục các chức năng của não bộ và hạn chế biến chứng về sau.
Nhìn chung bệnh viêm não tự miễn sẽ khó được phát hiện sớm ngay từ đầu và đây là một bệnh lý có diễn biến phức tạp với mức độ tổn thương nghiêm trọng. Do đó nếu bệnh nhân được thăm khám, chẩn đoán càng sớm sẽ giúp kịp thời xác định được tình trạng bệnh và áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả, thích hợp nhất. Người bệnh nhờ đó sẽ bảo vệ được chức năng của hệ thần kinh và nâng cao được chất lượng sống.
Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên
Công dụng của BENCEDA:
+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.
+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.
+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não
+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.
+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.
Đối tượng sử dụng:
+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.
+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Khái niệm của bệnh viêm não tự miễn Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này