Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 15/03/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Đột quỵ thiếu máu cục bộ Mời các bạn cùng theo dõi. 

1. Đột quỵ không biết nguồn gốc

Đột quỵ được phân loại là không biết nguồn gốc khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

  • Đánh giá chẩn đoán là không đầy đủ.

  • Không có nguyên nhân nào được xác định mặc dù đã được đánh giá rộng rãi.

  • Có nhiều hơn một nguyên nhân có thể xảy ra (ví dụ: rung nhĩ và hẹp động mạch cảnh cùng bên).

Đột quỵ do thuyên tắc mạch không xác định được nguồn gốc (ESUS), một phân nhóm của đột quỵ không rõ nguyên nhân, được chẩn đoán khi không có nguồn nào được xác định sau khi đánh giá chẩn đoán đầy đủ đã loại trừ đột quỵ ổ khuyết, các nguồn tắc mạch chính từ tim và bệnh tắc mạch máu cùng bên (tắc > 50%). Bằng chứng gần đây cho thấy bệnh động mạch cảnh không hẹp có triệu chứng với tỷ lệ tắc < 50% có thể là nguyên nhân quan trọng gây đột quỵ 

2. Tắc mạch do tim

Emboli có thể cư trú ở bất cứ đâu trong cây động mạch não.

Emboli có thể bắt nguồn từ huyết khối ở tim, đặc biệt là trong các tình trạng sau:

  • Rung nhĩ

  • Bệnh van tim do thấp (thường là hẹp van hai lá)

  • Sau nhồi máu cơ tim

  • Sùi van tim trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng hoặc viêm nội tâm mạc ở người bệnh suy kiệt

  • Van tim nhân tạo

  • Các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học (ví dụ, thiết bị hỗ trợ thất trái hoặc LVAD 

Các nguồn khác bao gồm các cục máu đông hình thành sau phẫu thuật tim hở và các mảng xơ vữa trong các động mạch vùng cổ hoặc cung động mạch chủ. Trong một số hiếm các trường hợp, huyết khối cấu tạo từ chất béo , không khí (trong bệnh chấn thương do giảm áp suất), hoặc cục máu đông tĩnh mạch đi từ tim phải sang tim trái qua lỗ bầu dục với luồng thông ngược chiều (huyết khối nghịch thường). Emboli có thể bong ra tự phát hoặc sau can thiệp tim mạch xâm lấn (ví dụ như đặt catheter). Hiếm khi, huyết khối động mạch dưới đòn gây ra đột quỵ do tắc mạch ở động mạch đốt sống hoặc các nhánh của nó.

3. Nhồi máu ổ khuyết

Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cũng có thể là nhồi máu ổ khuyết. Những ổ nhồi máu nhỏ này (≤ 1,5 cm) là do tắc không do huyết khối xơ vữa những động mạch xuyên và nhỏ cấp máu cho các cấu trúc vỏ não ở sâu; nguyên nhân thường gặp là thoái hóa mỡ - kính (thoái hoá lớp áo giữa của các động mạch nhỏ và thay thế bằng lipid và collagen). Thuyên tắc có thể gây ra nhồi máu ổ khuyết. Đột quỵ ổ khuyết > 1,5 cm ở bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ tim mạch (ví dụ: tăng huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá) gợi ý nguồn gốc cục nghẽn ở trung tâm.

Nhồi máu ổ khuyết có xu hướng xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường hoặc tăng huyết áp được kiểm soát kém.

4. Huyết khối mạch máu lớn

Xơ vữa động mạch lớn có thể ảnh hưởng đến động mạch trong hoặc ngoài sọ.

Mảng xơ vữa, đặc biệt nếu bị rách vỡ, có khuynh hướng tạo huyết khối. Xơ vữa có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch lớn nào trong não và thường gặp ở các khu vực có dòng chảy bất thường, đặc biệt là ở chỗ chia đôi động mạch cảnh. Tắc hoàn toàn hay một phần do huyết khối xảy ra nhiều nhất ở thân chính của động mạch não giữa và các nhánh của nó nhưng cũng thường gặp ở các động mạch lớn ở nền não, trong các động mạch xuyên sâu, và các nhảnh vỏ nhỏ. Các động mạch nền và đoạn động mạch cảnh trong giữa xoang hang và động mạch mắt cũng thường bị tắc.

5. Nguyên nhân khác

Bất kỳ yếu tố nào làm giảm tưới máu hệ thống (ví dụ ngộ độc carbon monoxide, thiếu máu hoặc thiếu oxy nặng, đa hồng cầu, hạ huyết áp) đều làm tăng nguy cơ của tất cả các thể đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Đột quỵ có thể xảy ra ở ranh giới giữa các vùng cấp máu của các động mạch (vùng giáp ranh); ở những khu vực này, lượng cấp máu thường thấp, đặc biệt nếu bệnh nhân bị tụt huyết áp và/hoặc nếu có hẹp các động mạch não lớn.

Ít gặp hơn, đột quỵ do thiếu máu não cục bộ là do co thắt mạch (ví dụ: trong migraine, sau chảy máu dưới nhện, sau dùng chất kích thích giao cảm như cocaine hoặc amphetamines) hoặc huyết khối xoang tĩnh mạch (ví dụ như trong trường hợp nhiễm trùng nội sọ, sau phẫu thuật, thời kỳ chu sinh, thứ phát do rối loạn tăng đông).

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Đột quỵ thiếu máu cục bộ Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: Đột quỵ thiếu máu cục bộ
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: