-
- Tổng tiền thanh toán:
Động kinh dưới góc nhìn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 09/03/2024
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Động kinh dưới góc nhìn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần Mời các bạn cùng theo dõi
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một bệnh lý thần kinh phổ biến với tỷ lệ gặp khoảng 0,4% đến 1% dân số. bệnh thuộc phân loại mã G4 theo bảng phân loại ICD 10 là bệnh của chuyên khoa thần kinh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh với nhiều triệu chứng thần kinh như cơn co giật, cơn mất ý thức, cơn giật khu trú ở tay hoặc chân, mặt… nhưng bệnh cũng có rất nhiều biểu hiện triệu chứng về tâm thần khiến người bệnh được đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, chẩn đoán là các bệnh lý tâm thần như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh lo âu… dẫn đến người bệnh được điều trị như một bệnh lý tâm thần. Bệnh động kinh là một bệnh lý mạn tính, người bệnh bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố về tâm lý do sự kỳ thị của xã hội với bệnh này. Ngoài những biểu hiện về lâm sàng là những triệu chứng tâm thần, người bệnh còn gặp những vấn đề về tâm thần do bệnh động kinh gây ra như trầm cảm, lo âu, sự kỳ thị của xã hội với người bệnh động kinh. Việc điều trị lâu dài và toàn diện cho người bệnh là cần thiết. Người bệnh động kinh ở cộng đồng được quản lý bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, theo Chương trình Sức khỏe Tâm thần Quốc gia. Vì vậy sự kết hợp giữa bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tâm thần trong điều trị bệnh nhân động kinh là rất quan trọng. Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần cần phải có hiểu biết về bệnh động kinh để quản lý và điều trị tốt, toàn diện cho bệnh nhân động kinh.
2. Khái niệm về bệnh động kinh
Bệnh động kinh là một bệnh bệnh động kinh được định nghĩa là một trạng thái bệnh lý của não, được biểu hiện bằng sự phóng điện kịch phát của các tế bào thần kinh ở não, gây ra các cơn co giật hoặc cơn mất ý thức hay nhiều biểu hiện khác về thần kinh, tâm thần, các hệ thống cơ quan trong cơ thể.
Đây là một bức tranh được trưng bày ở bảo tàng Horne Foundation, Florence thể hiện một thầy tu đang dùng phép thuật để điều trị cho một người bệnh nhân động kinh mà biểu hiện là một cơn mất ý thức.
3. Biểu hiện về tâm thần của bệnh nhân động kinh
Bệnh động kinh với những biểu hiện về lâm sàng đa dạng và phong phú. bênh cạnh các triệu chứng về thần kinh như co giật, co cứng toàn thế, cơn co giật khu trú, cơn ngất… bệnh nhân còn có các biểu hiện rối loạn về tâm thần như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn cảm xúc lo âu, trầm cảm… khiến người bệnh có thể đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần đầu tiên hoặc được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần trong thời gian dài. Việc hiểu một cách chính xác, đầy đủ về mối quan hệ giữa các rối loạn tâm thần và động kinh là rất cần thiết để đảm bảo một phương pháp điều trị hiệu quả, tránh được những điều trị không cần thiết, có hại cho bệnh nhân.
Vì vậy bác sĩ chuyên khoa tâm thần cần biết về bệnh động kinh, cùng kết hợp với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có thể điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Bảng 1. những rối loạn tâm thần phổ biến xảy ra cùng với các bệnh lý thần kinh ở bệnh nhân động kinh
Bệnh lý thần kinh đồng mắc | Bệnh lý tâm thần phổ biến đi kèm | Mối liên hệ hai chiều g giữa động kinh và bệnh lý thần kinh kết hợp |
Đột quỵ | • Rối loạn trầm cảm
• Rối loạn lo âu • Rối loạn loạn thần |
Có |
Đau đầu migraine/ đau đầu | • Rối loạn trầm cảm
• Rối loạn lo âu |
Có |
Sa sút trí tuệ | • Rối loạn trầm cảm
• Rối loạn lo âu • Rối loạn loạn thần |
Có |
Chấn thương sọ não | • Rối loạn trầm cảm
• Rối loạn lo âu • Rối loạn hành vi |
Không |
Bại não (có hoặc không có kèm theo chậm phát triển trí tuệ) | • ADHD
• Rối loạn trầm cảm • Rối loạn lo âu • Rối loạn loạn thần • Rối loạn hành vi |
Không |
Rối loạn tự kỷ | • ADHD
• Rối loạn lo âu • Rối loạn trầm cảm • Rối loạn hành vi • Rối loạn loạn thần |
Có |
Bệnh xơ cứng rải rác | • Rối loạn trầm cảm
• Rối loạn lo âu |
Không |
4. Loạn thần
4.1 Biểu hiện lâm sàng của loạn thần
Loạn thần ở bệnh nhân động kinh có tỷ lệ cao gấp 7,8 lần ở quần thể chung, khoảng 2-9% bệnh nhân động kinh có loạn thần và một nửa số này được chẩn đoán nhầm là tâm thần phân liệt.
Loạn thần thường thấy ở những bệnh nhân động kinh triệu chứng có tổn thương cấu trúc não: do nhiễm trùng thần kinh, do bất thường trong quá trình phát triển não, do phẫu thuật thần kinh, chấn thương não – sọ não, đặc biệt là động kinh thùy thái dương.
Loạn thần được thể hiện trước cơn động kinh, trong cơn động kinh và sau cơn động kinh.
Biểu hiện của các triệu chứng loạn thần như sau:
– Những biểu hiện loạn thần như hoang tưởng, hội chứng paranoid, kích động, đôi khi có những biểu hiện như tâm thần phân liệt thể thanh xuân, hoặc hội chứng căng trương lực, kèm theo rối loạn ý thức.
– Ảo giác hoặc ảo tưởng: ảo giác thính giác, thị giác, khứu giác và xúc giác, đôi khi là về cảm giác cơ thể nói chung.
– Ảo giác có thể liên quan đến tiến trình thời gian, nhanh, chậm hoặc dừng lại, cảm giác đã thấy, chưa từng thấy…
– Biểu hiện giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại, cảm giác thần bí hoặc có ai áp đặt suy nghĩ cho mình.
– Người bệnh có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người xung quanh.
– Sau cơn động kinh có thể có những biểu hiện loạn thần sau cơn với những đặc điểm là xảy ra sau 24 giờ đến 7 ngày sau khi có một cơn hoặc nhiều cơn động kinh. bệnh nhân có thể có những biểu hiện như rối loạn cảm xúc: trầm cảm, hưng cảm, kích động và những hành vi phá hủy có thể dẫn tới tự hủy hoại bản thân ví dụ như tự sát hoặc làm tổn hại cho người khác, hoang tưởng hoặc ảo giác hiếm khi gặp ở giai đoạn này. Những triệu chứng âm tính như vô cảm, cùn mòn cảm xúc, thu rút quan hệ, không nói, thờ ơ không thấy ở giai đoạn này.
Đây là hình ảnh bệnh nhân được chẩn đoán là tâm thần phân liệt trong nhiều năm, nhưng sau đó chụp MRI là hình ảnh u não thùy thái dương.
Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:
Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên
Công dụng của BENCEDA:
+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.
+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.
+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não
+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.
+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.
Đối tượng sử dụng:
+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.
+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Động kinh dưới góc nhìn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này