Dịch tễ và gánh nặng của tai biến mạch máu não 

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 04/06/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Dịch tễ và gánh nặng của tai biến mạch máu não  Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Dịch tễ và gánh nặng của tai biến mạch máu não 

Tai biến mạch máu não là vấn đề sức khỏe toàn cầu với khoảng 12,2 triệu ca mắc mới mỗi năm (theo thống kê của Hội đột quỵ Thế giới năm 2022) [1]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não mỗi năm là 161 trên 100.000 người, ước tính số bệnh nhân mới mắc bệnh vào năm 2021 là 157.295 trên tổng dân số là 98,32 triệu người [5]. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đàn ông có nguy cơ bị tai biến cao hơn phụ nữ. Bên cạnh đó, nguy cơ đột quỵ cũng tăng dần theo tuổi tác, hiện độ tuổi trung bình người Việt Nam bị tai biến là khoảng 65 tuổi [1]. 

Tai biến mạch máu là bệnh lý nguy hiểm và hiện đang tạo ra gánh nặng lớn cho toàn xã hội. Bệnh lý này không chỉ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới [17]. Theo thống kê, có đến 80% bệnh nhân sau tai biến chịu những di chứng với tổn thương nặng nề, đặc biệt là các rối loạn vận động như liệt, không thể đi lại; các rối loạn về nhận thức, giao tiếp, sinh hoạt, khó vận động, khó ăn uống… Trong đó, khoảng 30% trường hợp không thể phục hồi, dẫn tới việc chăm sóc người bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, thời gian chăm sóc càng dài cũng đồng nghĩa với việc gánh nặng kinh tế đối với gia đình người bệnh cũng càng cao [19].

2. Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não 

Cách dễ dàng nhất để mọi người có thể nhận biết các là ghi nhớ quy tắc BEFAST, ghép từ các chữ cái viết tắt tiếng Anh đại diện cho những dấu hiệu sau:

  • B – Balance (thăng bằng):

  • Người bệnh đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.

  • E – Eye (mắt):

  • Người bệnh bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.

  • F – Face (khuôn mặt):

  • Méo miệng biểu hiện rõ nhất khi cười. Yêu cầu bệnh nhân mỉm cười và kiểm tra xem mặt có bị xệ xuống không.

  • A – Arm (cánh tay):

  • Yếu hoặc liệt một bên tay chân. Yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay lên cao để đánh giá xem bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không.

  • S – Speech (ngôn ngữ):

  • Rối loạn ngôn ngữ. Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một cụm từ hoặc một câu. Đánh giá xem bệnh nhân có hiểu câu đó không? Có lặp lại được không? Giọng nói có bị đớ không?

  • T – Time (thời gian):

  • Khi đột ngột xuất hiện bất kỳ triệu chứng tai biến nào kể trên hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.

Tình trạng tai biến mạch máu não thoáng qua cũng có các triệu chứng như trên nhưng các dấu hiệu có thể chỉ kéo dài trong vài phút rồi biến mất. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát đột quỵ sau đó vài ngày là rất cao và có khả năng diễn tiến nặng hơn những đợt trước. Do đó, bạn không nên chủ quan, lơ là, thay vào đó, hãy lập tức có biện pháp hành động ngay để dự phòng trước các cơn tai biến nặng hơn có thể xảy ra trong tương lai.

3. Nên làm gì và không nên làm gì khi người thân có dấu hiệu tai biến mạch máu não?

Thực hiện đúng cách và kịp thời là vô cùng quan trọng nhằm tăng khả năng cứu sống người bệnh và giảm các biến chứng về sau. Đồng thời, việc này cũng giúp giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho gia đình và xã hội. Để sơ cứu người bị tai biến, bạn nên chú ý đến những việc sau [8], [9]:

  • Việc quan trọng nhất là xác định được các dấu hiệu tai biến theo nguyên tắc BEFAST, sau đó hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu người bệnh còn tỉnh táo.

  • Nếu bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê, hãy cho người bệnh nằm nghiêng đầu về một phía và gọi ngay cấp cứu. Hãy chú ý cho bệnh nhân giữ nguyên tư này trong suốt quá trình chở đi cấp cứu. 

  • “Thời gian vàng” để kịp thời chữa trị là 4.5 giờ sau khi đột quỵ và có thể kéo dài đến 24 giờ đối với những trường hợp đột quỵ nặng, tắc mạch máu lớn. Tuy nhiên, cấp cứu càng nhanh hiệu quả càng cao và giảm tối thiểu biến chứng. Nếu được hãy ghi lại thời gian khi dấu hiệu tai biến đầu tiên xuất hiện, điều này sẽ rất hữu ích để giúp các bác sĩ có phương pháp cứu chữa kịp thời.

  • Bệnh nhân mắc tai biến có thể không cần hồi sức tim phổi ngay tại chỗ, tuy nhiên nếu bạn nhận thấy người bệnh không thở hay mạch không còn đập, hãy thực hiện biện pháp hồi sức tim phổi (CPR) ngay nếu nắm rõ các kỹ thuật.

Bên cạnh đó, hãy hạn chế những hành động sau nếu không muốn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh tai biến mạch máu não [8], [9]:

  • Không chích máu, thoa dầu, cạo gió hoặc dùng các biện pháp gây ma sát lên da vì sẽ gây áp lực lên mạch máu, dễ làm người bệnh tăng huyết áp. 

  • Không nên đưa cho bệnh nhân bất kỳ thức ăn, nước uống hay loại thuốc nào khi chưa xác định được họ đang mắc loại đột quỵ gì.

  • Hạn chế việc chở người mắc đột quỵ hoặc để người bệnh tự đến các cơ sở y tế nếu không phải bắt buộc. Thay vào đó, hãy gọi cấp cứu vì các nhân viên y tế sẽ có biện pháp đúng đắn để sơ cứu người bệnh trên đường đi, đảm bảo phần trăm cơ hội sống và hồi phục cao hơn.

  • Nhiều trường hợp người bị tai biến cảm thấy mệt, buồn ngủ và đi ngủ thay vì gọi cấp cứu. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu bị tai biến, cần gọi cấp cứu ngay hoặc đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ bị cơn tai biến mạch máu não thoáng qua.

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Dịch tễ và gánh nặng của tai biến mạch máu não Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: Dịch tễ và gánh nặng của tai biến mạch máu não 
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: