Dấu hiệu u não do vị trí khối u

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 15/12/2023

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Dấu hiệu u não do vị trí khối u Mời các bạn cùng theo dõi.

Tùy theo vị trí khối u mà triệu chứng của bệnh u não cũng rất đa dạng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác nhau. Cụ thể:

  • Các dấu hiệu u não thùy trán: Thùy trán kiểm soát chuyển động như đi bộ và là một phần tính cách của bạn. Một khối u ở thùy trán có thể gây ra:
    • Tay và chân: Tê tay, tê chân, run tay, run chân, chuyển động tay không thể kiểm soát, đi lại khó khăn.
    • Tai – Mũi – Họng: Suy giảm khả năng nghe, vị giác hoặc khứu giác. Dễ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục. Thay đổi giọng nói, ăn không ngon, mất mùi, sụt cân.
    • Cơ thể: Tê hoặc ngứa ran ở một bên của cơ thể,  yếu một tay, một chân hoặc co giật (đặc biệt ở người lớn).
    • Bất ổn hành vi: Thay đổi tính cách, cư xử theo cách mà bạn không thường làm.
  • Các triệu chứng u não thùy thái dương: 
  • Thùy thái dương là nơi bạn xử lý âm thanh và là nơi bạn lưu giữ những ký ức. Một khối u ở khu vực này có thể gây ra:
    • Mất trí nhớ ngắn hạn.
    • Khó nghe và nói.
  • Các dấu hiệu u não thùy đỉnh: Thùy đỉnh cho phép bạn nhận ra các đối tượng và lưu trữ kiến ​​thức đó. Một khối u ở khu vực này có thể gây ra:
    • Khó viết, khó đọc, khó nuốt, khó hiểu những gì người khác đang nói.
    • Mất cảm giác ở một phần cơ thể.
  • Các triệu chứng u não thùy chẩm: Thùy chẩm xử lý những gì bạn có thể nhìn thấy. Một khối u nằm trong khu vực này có thể gây ra các vấn đề về thị lực như:
    • Tầm nhìn bị tối, hoa mắt, ảnh bị nhòe.
    • Khó xác định màu sắc và kích thước của vật thể.
  • Các dấu hiệu u não vùng tiểu não: Tiểu não kiểm soát sự cân bằng và tư thế của chúng ta. Vì vậy, một khối u ở khu vực này có thể gây ra:
    • Vấn đề với sự phối hợp đi đứng và cân bằng.
    • Chuyển động không kiểm soát của mắt như giật mí mắt.
  • Các triệu chứng u não vùng thân não: Thân não kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể như hô hấp. Một khối u ở khu vực này có thể gây ra:
    • Khó nuốt và khó nói.
    • Loạng choạng và đi lại khó khăn.
  • Các dấu hiệu u não tuyến yên: Tuyến yên tạo ra các hormone quan trọng cho cơ thể bạn hoạt động. Một khối u trong khu vực này của não có thể gây ra:
    • Tăng cân, lượng đường trong máu cao (tiểu đường).
    • Vô sinh, rò rỉ sữa từ vú dù bạn đang không cho con bú.
    • Thay đổi tâm trạng, tăng huyết áp.
  • Các triệu chứng  tạo ra một loại hormone gọi là melatonin phụ trách việc kiểm soát giấc ngủ. Các khối u trong khu vực này có thể gây ra:
    • Mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu.
    • Mất thăng bằng khi đi bộ.
  • Các dấu hiệu u não tủy sống: Tủy sống là một bó dây thần kinh dài trải dài từ não đến phần dưới của lưng. Một khối u trong tủy sống có thể gây đau và tê hoặc yếu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Bạn cũng có thể mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, ảnh hưởng đến bài tiết và tiêu hóa.

Nguyên nhân gây u não

Nguyên nhân gây u não chính xác trong hầu hết mọi trường hợp là không thể xác định. Tuy nhiên, nguyên nhân tiềm ẩn thì có rất nhiều. Bất cứ điều gì làm tăng khả năng mắc bệnh u não đều là có thể được xem là một yếu tố nguy cơ của bệnh (tức nguyên nhân tiềm ẩn). 

Việc bạn có một trong số các nguy cơ gây u não dưới đây không chắc chắn là bạn sẽ bị u não trong tương lai. Các yếu tố nguy cơ làm tăng rủi ro u não có thể là: (4)

Tuổi tác

Người càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị u não. Hầu hết các khối u não xảy ra ở người lớn tuổi từ 85 đến 89, mặc dù vẫn có một số loại u não phổ biến hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Tiền sử gia đình (di truyền)

  • Theo báo cáo, chỉ có từ 5-10% tổng số ca ung thư là do di truyền. U não chỉ chiếm 2% tổng số ca ung thư trên toàn thế giới, do đó tỉ lệ khối u não được di truyền là rất thấp.
  • Một số tình trạng di truyền được biết là làm tăng nguy cơ mắc khối u não, bao gồm: bệnh xơ cứng củ, bệnh u sợi thần kinh loại 1, loại 2, hội chứng Turner, hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Turcot, hội chứng Gorlin,…

Chế độ ăn thiếu khoa học

  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất N-nitroso trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các khối u não ở trẻ em và người lớn. 
  • Gần đây, Tiến sĩ. Lee Wrensch phát hiện ra rằng người mắc bệnh u thần kinh đệm có tỉ lệ lớn tiêu thụ chế độ ăn ít trái cây, ít rau quả, ít vitamin C mà chứa nhiều nitrit như phô mai, cá, thịt xông khói, thức ăn đã qua chế biến, lên men, ủ muối qua đêm (cá khô), đồ đóng hộp.

Thừa cân và béo phì

  • Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh u màng não. Khoảng 2% tổng số ca được chẩn đoán u não ở Anh mỗi năm là do thừa cân hoặc béo phì.
  • Cố gắng giữ cân nặng lành mạnh bằng cách tham gia các hoạt động thể chất và ăn uống điều độ là một việc làm cần thiết.

Không có tiền sử bệnh thủy đậu

Dựa theo một báo cáo năm 2016 được xuất bản trên tạp chí Cancer Medicine, những người chưa có tiền sử mắc bệnh thủy đậu ở thời thơ ấu nguy cơ phát triển u thần kinh đệm cao hơn 21% so với người đã nhiễm bệnh thủy đậu.

Phơi nhiễm hóa chất

Một số ngành nghề do môi trường làm việc đặc thù cần tiếp xúc với nhiều hóa chất có thể làm tăng nguy cơ chẳng hạn như:

  • Người làm nông nghiệp phải tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu.
  • Công nhân làm việc trong môi trường nhiều kim loại nặng (niken, thủy ngân).
  • Người làm ngành vật liệu xây dựng, tấm lợp, gạch lát, đóng tàu thuyền,..do tiếp xúc nhiều với chất amiăng có thể gây u não.
  • Người sống gần nguồn nước thải công nghiệp, bãi rác tập thể chứa Vinyl Clorua.
  • Nhân viên xăng dầu không bảo hộ kỹ hít phải hợp chất vòng thơm như benzene, ethylbenzene trong thời gian dài.

Tiếp xúc với bức xạ

  • Bức xạ ion hóa là một loại bức xạ được sử dụng bởi một số quy trình quét y tế, chẳng hạn như chụp X-quang và chụp CT. Những người đã tiếp xúc với bức xạ ion hóa có nguy cơ mắc các khối u não cao hơn người bình thường.
  • Do đó, nếu bạn đã có tiền sử xạ trị trước đây với các bệnh ung thư khác thì cũng có thể làm tăng nguy cơ bị u não của bạn lên một chút. Tuy nhiên, u não do tiếp xúc với bức xạ xảy ra với tỉ lệ rất hiếm (dưới 1%).

U não có nguy hiểm không?

Khối u não rất nguy hiểm dù là u não lành tính hay u não ác tính. Bệnh dù được điều trị kịp thời hay không đều có thể dễ dàng để lại những biến chứng nhất định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, có thể rút ngắn tuổi thọ bệnh nhân hay thậm chí đe dọa tính mạng. 

Những biến chứng này có mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào cơ địa, trong đó bao gồm:

  • Đau đầu – hoa mắt – chóng mặt: Là biến chứng phổ biến nhất sau khi điều trị u não. Tác dụng phụ này đến từ việc vết thương phẫu thuật chưa lành cũng như thuốc mê chưa hết tác dụng.
  • Mệt mỏi – buồn ngủ: Tác dụng của thuốc an thần sử dụng trong suốt quá trình phẫu thuật u não có thể đem lại cho bạn cảm giác uể oải và bủn rủn tay chân sau khi điều trị.
  • Đau họng: Trong khi phẫu thuật u não, bệnh nhân sẽ được đặt ống thở (thông vào cổ họng) để điều chỉnh nhịp thở và lượng oxy lên não. Do đó, khi phẫu thuật kết thúc, đau họng là biến chứng không hiếm gặp.
  • Suy giảm giao tiếp: Một số bệnh nhân sau khi điều trị u não thì chậm nói, chậm đọc, chậm viết, chậm hiểu, phản xạ giao tiếp kém, nói ngọng,… ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp hàng ngày.
  • Suy giảm giác quan và khả năng vận động: Mắt có thể mờ, tai có thể bị lãng nhẹ, vị giác ăn mất ngon, mũi mất vị, tay chân bị tê, liệt một phần, bị yếu, run hay khó kiểm soát, giữ thăng bằng là những biến chứng khác nhau xảy ra tùy cơ địa.
  • Giảm tuổi thọ hoặc tử vong: 
  •  
    • Với u não lành tính: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với u màng não, loại u não nguyên phát lành tính phổ biến nhất, là trên 96% đối với trẻ em từ 14 tuổi trở xuống, 97% ở những người từ 15 đến 39 tuổi và trên 87% ở người lớn từ 40 tuổi trở lên.
    • Với u não ác tính: Tỷ lệ sống sót trung bình sau 05 năm đối với tất cả các bệnh nhân u não ác tính ở Hoa Kỳ và Anh lần lượt là 33% và 10%. 

Biến chứng u não có thể thuyên giảm dần theo thời gian một cách tự nhiên hoặc nhờ vào các bài tập vật lý trị liệu, hoặc cũng có thể không thuyên giảm và trở nặng hơn, tất cả là tùy vào cơ địa mỗi người. 

Do đó, càng phát hiện sớm dấu hiệu u não hay triệu chứng u não bằng cách khám sức khỏe định kỳ thì càng có thể giúp hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn từ bệnh u não!

  • Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

    Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

    Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về THẾ NÀO LÀ RỐI LOẠN LO ÂU? NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ? Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này

Bạn đang xem: Dấu hiệu u não do vị trí khối u
Bài trước Bài sau
hotline 0866.106.088 hotline 0866.106.088
popup

Số lượng:

Tổng tiền: