DẤU HIỆU ĐỘT QUỴ KHI NGỦ

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 14/03/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết  DẤU HIỆU ĐỘT QUỴ KHI NGỦ Mời các bạn cùng theo dõi

1.Đột quỵ khi ngủ là gì?

Đột quỵ khi ngủ là tình trạng đột quỵ xảy ra trong lúc người bệnh đang ngủ. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể đi ngủ với cảm giác bình thường. Thế nhưng khi thức dậy, người bệnh có thể gặp các triệu chứng của đột quỵ. Bệnh lý này đôi lúc còn được gọi là đột quỵ đánh thức. Ước tính có khoảng 8 – 28% ca bệnh đột quỵ xảy ra khi ngủ. 

Một trong những khó khăn khiến việc cấp cứu cho người bị đột quỵ khi ngủ là người bệnh và người xung quanh khó nhận biết cơn đột quỵ đang xảy ra hay xảy ra từ lúc nào. Người bị đột quỵ lúc ngủ dễ bỏ qua “thời gian vàng” để cấp cứu, làm gia tăng nguy cơ gặp biến chứng, thậm chí là tử vong. Phần lớn người bệnh phải đối mặt với các di chứng nặng nề như liệt, méo miệng,… làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm lý, công việc. 

Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ khi ngủ. Vậy các dấu hiệu đó là gì?

2. Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Nhìn chung, các triệu chứng, dấu hiệu đột quỵ khi ngủ cũng giống như tình trạng đột quỵ xảy ra trong ngày. Thế nhưng, điểm đáng ngại chính là các triệu chứng có thể không được chú ý cho đến khi người bệnh thức giấc. Lấy ví dụ như người bị đột quỵ lúc ngủ khi thức giấc sẽ thấy thị lực giảm đi, ngồi dậy khó khăn, không thể tháo ga trải giường một cách thuận lợi,…

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta không bỏ qua “thời gian vàng” để dự phòng, cấp cứu kịp thời, hạn chế gặp phải biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo bệnh đột quỵ trong lúc ngủ có thể xảy ra mà bạn cần lưu ý. Các dấu hiệu này có thể nhận biết trong khi ngủ (ví dụ đang ngủ tỉnh giấc và nhận thấy) hoặc sau khi thức dậy:

  • Chóng mặt hoa mắt : 

  • Tình trạng hoa mắt, chóng mặt đột ngột là dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm lượng máu lên não. Điều này sẽ khiến người bệnh bị xây xẩm, choáng váng, đặc biệt là khi ngồi xuống hoặc đứng lên. Thậm chí một số người còn bị té ngã, gây ra tổn thương cho cả thể trạng và tinh thần.

  • Rối loạn giấc ngủ :

  •  Cơ thể mệt mỏi, cơn đau đầu xuất hiện dai dẳng, buồn nôn,… là các triệu chứng điển hình làm giấc ngủ gián đoạn. Lúc này, chất lượng giấc ngủ sẽ bị suy giảm, người bệnh sẽ khó ngủ hơn. Mất ngủ kéo dài sẽ làm suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung, khiến tâm trạng cáu gắt, cơ thể mệt mỏi,… và cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo trước của bệnh đột quỵ lúc ngủ. 

  • Buồn nôn, đau đầu dữ dội: 

  • Hoạt động của cơ thể sẽ bị giảm sút vào ban đêm, làm độ nhớt trong máu cao hơn dễ tạo ra huyết khối, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoặc thiếu máu não. Khi đó, người bệnh sẽ đối mặt với cơn đau đầu dai dẳng, dữ dội. Đây đều là những triệu chứng xuất hiện phổ biến ở người bị đột quỵ. 

  • Cơ thể tê cứng, mệt mỏi: 

  • Tay chân bị tê trong lúc ngủ cũng là một trong những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ cần lưu ý. Người bệnh phải đặc biệt cảnh giác nếu triệu chứng này xuất hiện ở một bên của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng không cầm, nắm đồ vật được. 

  • Chảy nước dãi một bên:

  •  Vùng vỏ não sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu oxy, thiếu máu. Từ đó làm chức năng dưới lưỡi rối loạn, dẫn đến triệu chứng chảy nước dãi một bên, mắt xếch, nhếch miệng. Đặc biệt, người bệnh có thể thường xuyên ngáp ngủ khi bị thiếu máu não, thiếu oxy nghiêm trọng, xơ cứng động mạch. 

  • Các dấu hiệu khác: 

  • Để phòng tránh đột quỵ khi ngủ, bạn cũng cần cảnh giác với các dấu hiệu như khó phát âm, bị ngọng bất thường, mắt mờ, giảm thị lực đột ngột,… 

3. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của đột quỵ trong lúc ngủ

Chúng ta đã biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ hoặc các dấu hiệu có thể cảnh báo nguy cơ này ra sao. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ trong lúc ngủ. Từ đó, mỗi người có thể chủ động phòng tránh, hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. 

4. Tắm đêm trước khi ngủ

Nhiệt độ cơ thể sẽ đột ngột thay đổi nếu bạn tắm đêm trước khi ngủ, làm cho mạch máu co lại. Điều này cũng sẽ tác động tiêu cực đến quá trình lưu thông máu lên não, khiến nguy cơ bị đột quỵ gia tăng.

5. Sử dụng rượu bia trước khi ngủ

Thường xuyên uống rượu bia trước lúc ngủ cũng là nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra bệnh đột quỵ khi ngủ. Thói quen này có thể làm tổn thương mạch máu, gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, gây ra cục máu đông. Ngoài ra, dùng rượu bia trước khi ngủ cũng có thể khiến huyết áp đột ngột tăng trong thời gian ngắn, dẫn đến đột quỵ.

6. Thói quen ăn đêm

Ăn đêm thường xuyên không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là khi bạn chọn dùng món chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nước có ga,… Nếu bạn duy trì thói quen này sẽ dễ gây ra tình trạng thừa cân, làm nồng độ mỡ máu tăng cao, thúc đẩy hiện tượng xơ vữa động mạch, hình thành những cục máu đông dẫn đến chứng đột quỵ. 

7. Căng thẳng, lo lắng

Lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện dấu hiệu đột quỵ khi ngủ. Hệ thần kinh sẽ bị kích thích khi tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra hormone làm huyết áp gia tăng, dễ bị co thắt mạch máu não trong một khoảng thời gian ngắn. Từ đó làm nguy cơ đột quỵ tăng cao hơn. 

8.Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Dùng các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại,… quá nhiều trước lúc ngủ sẽ khiến bạn thức khuya hơn. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, cảm thấy bị thiếu ngủ, làm gia tăng rủi ro gây đột quỵ. 

9. Sự khác biệt giữa đột quỵ khi ngủ và đột quỵ khi tỉnh

Một số chuyên gia đã tiến hành so sánh những ca bệnh gặp dấu hiệu đột quỵ khi ngủ với các trường hợp bị đột quỵ trong lúc đang tỉnh. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm người bệnh kể trên về giới tính, tình trạng hôn nhân, các yếu tố nguy cơ điển hình như hút thuốc, tiểu đường, cao huyết áp,… 

Tuy nhiên, các chuyên gia lại nhận thấy những khác biệt nhỏ về mặt tuổi tác cũng như mức độ nghiêm trọng ở những cơn đột quỵ xảy ra trong lúc ngủ. Độ tuổi trung bình ở người bị đột quỵ khi ngủ là 72 tuổi. Trong khi đó, các trường hợp bị đột quỵ lúc tỉnh có độ tuổi trung bình là 70 tuổi. Điểm trung bình về mức độ nghiêm trọng ở trường hợp đột quỵ trong lúc ngủ và khi đang tỉnh lần lượt là 4, 3. Thang điểm từ nhẹ đến nặng tương ứng với điểm từ 1 – 4. 

Yếu tố so sánh Đột quỵ khi ngủ Đột quỵ khi tỉnh
Độ tuổi trung bình Cao hơn Thấp hơn
Mức độ nghiêm trọng (thang điểm 1 – 4 từ nhẹ đến nặng) 4 3
Các yếu tố khác như giới tính, tình trạng hôn nhân, nguy cơ đột quỵ (hút thuốc, tiểu đường, cao huyết áp,…) Không có sự khác biệt

Trong số những người bị đột quỵ lúc ngủ được nghiên cứu có nhiều trường hợp đủ điều kiện để chữa trị bằng thuốc giúp phá cục máu đông hoặc can thiệp nội mạch lấy huyết khối nhờ vào việc nhận biết, phát hiện bệnh sớm ngay tại thời điểm bắt đầu gặp triệu chứng. Vậy chúng ta cần xử trí như thế nào nếu phát hiện dấu hiệu đột quỵ khi ngủ?

10.Cách xử trí khi phát hiện người bị đột quỵ khi ngủ

Nếu thấy người khác hoặc bản thân gặp dấu hiệu đột quỵ khi ngủ, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu ngay lập tức. Chuyên gia y tế sẽ hướng dẫn cụ thể về những bước cần thực hiện tiếp theo để có thể xử trí kịp thời, đúng cách. So với trường hợp bị đột quỵ đã biết thời điểm khởi phát sẽ có một số điều cần lưu ý thêm trong việc chữa đột quỵ khi ngủ, cụ thể như sau:

Thời điểm khởi phát đột quỵ trong lúc ngủ có thể không được xác định chính xác. Bác sĩ sẽ khai thác các thông tin liên quan để phần nào xác định gần đúng thời gian này, ví dụ thời gian người nhà thấy người bệnh bình thường hoặc có dấu hiệu bất thường là khi nào, người bệnh dậy lúc mấy giờ và khi đó có dấu hiệu gì không… 

Trong trường hợp xác định thời gian người bệnh đột quỵ nằm trong khung giờ vàng, từ 3-4,5 giờ sau khi khởi phát, có thể mở rộng lên 6 giờ, người bệnh sống sót sau đột quỵ lúc ngủ sẽ được cấp cứu bằng phương pháp tái máu tươi, sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (rTPA). Kỹ thuật điều trị này mang đến hiệu quả cao, có tác dụng phục hồi sự lưu thông máu lên não.

Kết quả chữa trị cho người bệnh đột quỵ sau khi tỉnh dậy có thể kém hơn vì thời gian phát hiện muộn. Trong trường hợp người bệnh đột quỵ khi ngủ được phát hiện từ sau 6 giờ và có thể mở rộng đến 24 giờ, người bệnh sẽ được áp dụng các kỹ thuật cấp cứu đột quỵ khác như can thiệp nội mạch lấy huyết khối, đặt stent, tiêu sợi huyết tại chỗ hoặc phẫu thuật…

Nếu sức khỏe của người bệnh trở nên ổn định hơn, việc chữa trị đột quỵ sau khi thức giấc sẽ diễn ra tương tự như việc điều trị các loại đột quỵ khác. Trị liệu về ngôn ngữ, áp dụng biện pháp vật lý trị liệu,… nên được tiến hành trong vòng 24 giờ và tiếp tục chữa trị theo kế hoạch lấy người bệnh làm trung tâm.

11. Cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ 

Ngoài việc tìm hiểu về những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ, bạn cần biết cách phòng tránh tình trạng này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Dưới đây là một số khuyến nghị giúp bạn ngăn ngừa hoặc hạn chế đột quỵ khi ngủ, cụ thể như sau:

12. Thực hiện lối sống khoa học

Áp dụng một lối sống khoa học sẽ giúp bạn có nhiều sức khỏe, hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm trong đó có đột quỵ lúc ngủ. Bạn được khuyến khích nên thực hiện những điều dưới đây:

  • Ngủ đủ giấc, quan tâm đến chất lượng giấc ngủ và bỏ thói quen thức khuya thường xuyên.

  • Bạn cần tránh làm bản thân căng thẳng, lo lắng, nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

  • Tắm gội lâu với nước lạnh, thời tiết lạnh… trước khi ngủ không phải là việc nên làm, bạn cần hạn chế.

  • Luyện tập thể thao mỗi ngày với tần suất, mức độ vừa phải. 

  • Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy chủ động bảo vệ cơ thể bằng cách giữ ấm để tránh nhiễm lạnh làm huyết áp gia tăng.

  • Trước khi ngủ, bạn nên hạn chế dùng thiết bị điện tử.

13. Ăn uống khoa học

Bổ sung cho cơ thể đầy đủ những dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Việc làm này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, tăng cường miễn dịch, hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh lý nền liên quan đột quỵ khi ngủ như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Cụ thể, bạn cần ăn đúng, đủ bữa trong ngày. Bạn không nên ăn vào ban đêm, hạn chế dùng món ngọt hay mặn quá, tránh xa thức ăn nhanh, chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ,… Song song đó, bạn cần bổ sung vào thực đơn nhiều loại trái cây, rau xanh, uống đủ nước, hạn chế dùng thức uống có chứa chất kích thích, rượu bia,…

14. Điều trị các bệnh liên quan

Một số bệnh lý có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ lúc ngủ, ví dụ như tiểu đường, vấn đề về tim mạch, thần kinh,… Do đó, nhóm người bệnh này nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám, chữa trị, kiểm soát bệnh và giữ cho thể trạng khỏe mạnh hơn. 

15. Khám sức khỏe định kỳ

Để biết rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn nên đến cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ. Thông qua việc thăm khám này, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ trong đó có đột quỵ khi ngủ. Ngoài ra, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về  DẤU HIỆU ĐỘT QUỴ KHI NGỦ Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: DẤU HIỆU ĐỘT QUỴ KHI NGỦ
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: