Đau đầu và các bệnh liên quan

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 18/11/2023

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Đau đầu và các bệnh liên quan Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Đau đầu là gì?

Đau đầu là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. Theo khảo sát, cứ 10 người thì có 1 người bị cơn đau đầu hành hạ. Một vài người chỉ bị đau một bên đầu hoặc vùng thái dương, một số khác bị đau khắp đầu, kèm theo triệu chứng buồn nôn. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo dài nhiều ngày.

đau đầu là gì
Theo như nghiên cứu thì có khoảng 50% dân số thế giới bị đau đầu hàng ngày

2. Các loại đau đầu thường gặp

Đau đầu mang lại cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Có hơn 150 loại đau đầu nhưng 5 loại phổ biến nhất bao gồm:

2.1. Đau nửa đầu (migraine)

xuất phát từ thần kinh mạch máu và chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Người bệnh thường bị đau đầu dữ dội từng cơn và cảm thấy da đầu căng, rát như bị bỏng. Ngoài ra, đau nửa đầu còn có những triệu chứng như buồn nôn, ù tai, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng hay tiếng ồn… Nhiều người thường nhầm lẫn đau nửa đầu với đau đầu do căng thẳng, thế nhưng đau nửa đầu lại cảnh báo nhiều dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt là đột quỵ não.

 

Tình trạng cơn đau xuất hiện ở một bên đầu rồi dần lan rộng ra những vùng xung quanh như cổ, vai gáy… được gọi là chứng đau nửa đầu vai gáy. Đây là tình trạng hết sức phổ biến, có thể là triệu chứng của một số bệnh lý…

2.2. Đau đầu chuỗi (cụm)

Đau đầu chuỗi cũng xuất phát từ thần kinh mạch máu nhưng cơn đau tập trung theo từng cụm, chủ yếu ở nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt rồi lan ra trán, thái dương, ngoài ra còn có thêm những dấu hiệu như đau đầu chóng mặt, buồn nôn, chảy nước mắt hay ngạt mũi… Thông thường, các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ (khoảng 1-3 giờ) và . Loại đau đầu này thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên có hút thuốc, thế nhưng hiện nay tỷ lệ nữ giới bị chứng đau đầu này cũng ngày càng tăng cao.

2.3. Đau đầu dạng căng thẳng

Loại đau đầu này nguyên nhân do cơn đau thắt tại vùng da đầu và vai gáy, tập trung nhiều ở vùng trán, thái dương… và có thể thay đổi vị trí đau trong cùng một cơn đau. Những người bị chứng đau đầu dạng căng thẳng thường có vấn đề với cảm xúc như lo âu kéo dài, chủ yếu ở độ tuổi trung niên (nữ giới thường bị nhiều hơn nam giới). Đau đầu dạng căng thẳng có những biểu hiện như đau đầu âm ỉ kéo dài, có cảm giác bị bóp siết ở vùng đầu, cường độ đau tăng dần.

2.4. Đau đầu do xoang

Những người bị xoang thường có dấu hiệu đau đầu hay đau nửa đầu, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, sổ mũi. Nếu bạn muốn trị dứt điểm chứng đau đầu này thì cần phải chữa khỏi bệnh viêm xoang.

2.5. Đau đầu mãn tính kéo dài nhiều ngày

Đau đầu mãn tính là loại đau đầu kéo dài trên 15 ngày trong 1 tháng, thường có trong các bệnh lý kết hợp như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lưỡng cực, lo âu… Hơn nữa, loại đau đầu này khi chụp não sẽ không thấy sự bất thường nào và cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể gây mất ngủ, đau dạ dày hay những triệu chứng như lo lắng, tính cách thay đổi…

2.6. Đau đầu do lạm dụng thuốc

Cơn đau xuất phát từ việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều, thường khởi phát vào buổi sớm và kéo dài đến hết ngày. Đi kèm là các triệu chứng khó chịu như  nghẹt mũi, người bồn chồn không yên… Lúc này, nhiều người sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện nhưng khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn.

2.7. Đau đầu do đau dây thần kinh

Đau dây thần kinh chẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu. Tình trạng này có thể là nguyên phát hoặc thứ phát do các nguyên nhân như chấn thương, bị chèn ép, nhiễm trùng, viêm.

Ngoài ra, tổn thương ở các dây thần kinh sọ, dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh số VII phụ, dây thần kinh lưỡi – hầu… cũng là tác nhân dẫn đến cơn nhức đầu. 

2.8. Đau đầu căng cơ

Khi các cơ trên vùng đầu và cổ căng ra do một số tác động như thói quen sinh hoạt sai cách sẽ gây ra các cơn đau đầu.

có thể xuất phát từ hai bên đầu, đau âm ỉ hoặc tăng dần theo thời gian. Người bệnh sẽ có cảm giác thắt chặt quanh đầu, nặng ở đầu và mắt hay các cơ ở cổ và vai nhức mỏi.

2.9. Đau đầu do chấn thương sọ não

Cơn nhức đầu xảy ra do chấn thương sọ não thường xuất hiện kèm biểu hiện nôn mửa, thay đổi tri giác, động kinh, lơ mơ hay thậm chí là yếu liệt tay. Đây là một trong các loại đau đầu nguy hiểm, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý và thăm khám kịp thời. 

2.10. Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ

Cột sống cổ là nơi tập trung hệ thống dây thần kinh, dây chằng và các mạch máu quan trọng. Chính vì vậy, khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ gây chèn ép vào dây thần kinh hay động mạch, cản trở quá trình vận chuyển máu lên não. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh hay nhức đầu, hoa mắt và có nhiều biểu hiện khó chịu khác.

3. Các nguyên nhân gây đau đầu phổ biến

Nguyên nhân gây đau đầu được chia ra làm 2 loại là do bệnh lý và không do bệnh lý.

3.1. Đau đầu do bệnh lý

Nhóm bệnh lý không gây nguy hiểm

Tăng nhãn áp: Bệnh lý ở thần kinh mắt cũng gây nên tình trạng đau đầu, hơn nữa, những bệnh như rối loạn điều tiết, tăng nhãn áp… sẽ gây ra những cơn đau nửa đầu mạnh hơn và kèm theo xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt, giảm thị lực…

Thiếu máu: Thiếu máu lên não gây nên các cơn đau đầu dữ dội, đi kèm với các dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt…

Bệnh lý mãn tính: Các bệnh như lupus ban đỏ, đái tháo đường, tăng huyết áp… đều có thể gây nên chứng đau đầu.

Nhóm bệnh lý gây nguy hiểm

Tai biến mạch máu não: Những cơn đau đầu liên tục cùng với các dấu hiệu như nôn mửa, giảm thị lực, mất thăng bằng, khả năng nói suy giảm… có thể là biểu hiện của bệnh tai biến mạch máu não và cần phải được điều trị kịp thời trước khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

Khối u não: Người có khối u não thường bị đau đầu mà không xác định được nguyên nhân, cơn đau xuất hiện nhiều về đêm và tình trạng đau ngày càng tăng dần.

Nhiễm trùng não, màng não: Bệnh này gây nên cơn đau đầu liên tục với những dấu hiệu nhiễm trùng như cứng vùng gáy, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động…

Một số dây thần kinh cột sống cổ có liên quan đến nhiều chứng đau đầu. Các dây thần kinh cột sống là bộ phận truyền tín hiệu cho phép giao tiếp giữa não và cơ thể thông qua tủy sống. Ở mỗi cấp độ của cột sống cổ là một tập hợp các dây thần kinh cột sống, bên trái và bên phải cột sống. Đốt sống C1, C2 và C3 có thể liên quan đến sự phát triển của chứng đau đầu do cổ vì những dây thần kinh này kích hoạt chức năng (chuyển động) và cảm giác của đầu và cổ. Chèn ép dây thần kinh có thể gây viêm và đau.

đau đầu do bệnh lý
Một số dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến tình trạng đau đầu

3.2. Đau đầu không do bệnh lý

    • Stress/căng thẳng trong một thời gian dài.
    • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất kích thích như bia rượu, cà phê…
    • Cơ thể mất nước, gây nên thiếu máu, thiếu oxy lên não.
    • Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay đang trong chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi hormone.
    • Thường xuyên thức khuya hay rối loạn giờ giấc sinh hoạt.

4. Đau đầu có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Theo như nhiều nghiên cứu, các loại đau đầu trên sau 3 tháng đều sẽ có những thay đổi về cấu trúc và gây nên tổn thương não do các gốc tự do được sản sinh liên tục trong cơ thể.

Một số trường hợp người có bệnh đau đầu sẵn, chỉ cần có những yếu tố thuận lợi như căng thẳng, chế độ ăn uống, sinh hoạt không tốt… là sẽ làm tăng các gốc tự do, dẫn đến chứng đau đầu, tổn thương thần kinh và não.

Đau đầu trong một thời gian dài khiến người bệnh có thể bị trầm cảm, rối loạn trí nhớ, thiếu sự tập trung… Những dấu hiệu này càng nặng sẽ dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như đột quỵ não, sa sút trí tuệ, tàn tật và thậm chí là tử vong.

các loại đau đầu thường gặp
Điều đáng lo nhất là nhiều người bị đau đầu nhưng không xác định được nguyên nhân và không điều trị triệt để

Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức đầu. Thay vào đó, nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và thăm khám kịp thời khi có những biểu hiện bất thường như: 

  • Cơn đau dữ đội, đi kèm nhiều triệu chứng khác như sốt, cứng cổ, thay đổi cảm giác. 
  • Nhức đầu như sét đánh. Tình trạng này có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm như xuất huyết não, huyết khối tĩnh mạch não, viêm màng não, đột quỵ… 
  • Đau đầu và nhức mắt cùng lúc (nhức hốc mắt, đau mặt vùng quanh mặt, đỏ mắt, chảy nước mắt…).

5. Các cách xử trí tại nhà khi bị đau đầu

Với trường hợp bị đau đầu không do bệnh lý, bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng một số cách dưới đây:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng bằng cách làm nóng cơ vai và cổ.
  • Uống đủ nước, từ 1.5-2l/ngày.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Chườm đá vào vùng bị đau hay xoa bóp huyệt thái dương, vùng cổ gáy.
  • Hạn chế uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá…
  • Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Đau đầu và các bệnh liên quan Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này

Bạn đang xem: Đau đầu và các bệnh liên quan
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: