-
- Tổng tiền thanh toán:
Covid-19 gây tổn thương gan như thế nào?
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 10/05/2023
Gan nhiễm mỡ là bệnh rất nguy hiểm đối với con người nếu chúng ta không biết phòng ngừa đúng cách. Sau đây bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Covid-19 gây tổn thương gan như thế nào?
1. Covid-19 gây tổn thương gan như thế nào?
Những tổn thương mà Covid-19 gây ra cho gan bao gồm rất nhiều tác động tiềm ẩn như:
- Tấn công gan một cách trực tiếp
Có một loại enzym chuyển Angiotensin II là thụ thể của virus SARS-CoV-2 ở trong 2.6% tế bào gan và 59.7% tế bào mật. Nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng, 11 ngày sau khi âm tính có đến 1/2 bệnh nhân “cựu F0” vẫn có virus ở trong mẫu phân của mình. Đây là bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 nhân lên ở đường tiêu hóa và gan.
Không những thế, khi phát hiện ra sự xâm nhập của virus gây bệnh Covid-19, tế bào Kupffer thường trú ở gan đã sản sinh ồ ạt hàng loạt chất gây viêm như TNF-α, TGF-β… để thiết lập quá trình tiêu diệt chúng, trong đó đặc biệt nhất là chất Interleukin. Quá trình này xảy ra liên tục trong thời gian dài khiến cho tế bào gan bị tổn thương nên gia tăng viêm đồng thời khiến cho gan bị hủy hoại nhanh chóng.
- Thông qua thuốc khiến gan bị tổn thương
Thuốc đưa vào cơ thể dù bằng con đường nào cũng sẽ được chuyển hoá tại gan. Khi sự tích tụ thuốc quá liều cộng với việc không được chuyển hoá qua hệ thống enzyme Cytochrome P450 ở gan thì nó rất dễ gây ra ngộ độc thuốc rồi tấn công gan gây ra viêm gan.
Trong quá trình bị Covid-19, nếu bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như paracetamol, recivir, mitifovir, tocilizumab,... hoặc các loại thuốc kháng viêm Corticosteroid có thể vô tình làm tổn thương và gây ảnh hưởng tới chức năng gan. Đặc biệt, tổn thương gan ở bệnh nhân mắc Covid càng dễ xảy ra khi tự ý dùng Corticosteroid quá liều lượng, không có chỉ định của bác sĩ vì nó khiến gan bị viêm, gây ra gan nhiễm mỡ cùng nhiều tổn thương khác khó hồi phục tại gan.
Thêm nữa, việc uống quá liều hay dùng một số loại thuốc trong thời gian dài khi bị Covid rất dễ khiến cho chức năng gan suy giảm, hoạt chất có trong thuốc không được gan chuyển hóa nên trở thành độc tố phá hủy tế bào gan. Mặt khác, có một số sản phẩm trung gian trong quá trình gan chuyển hóa thuốc làm kích thích tế bào Kupffer ở gan phóng tiết ra hoạt chất gây viêm cũng rất dễ làm cho tế bào gan bị hủy hoại nhanh hơn, kết quả là nhiễm độc gan lâu ngày và khi không được điều trị sẽ chuyển thành suy gan
Cuối cùng, khi bị nhiễm độc, suy giảm chức năng hoặc có bệnh lý bất kỳ, gan sẽ không thể thực hiện được tốt vai trò của mình, khả năng khử độc và chuyển hóa kém đi, giảm khả năng tiết mật. Tất cả những điều này chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người nôn, tiêu chảy, khó tiêu, ợ hơi,...
- Gặp cơn bão Cytokine
Phản ứng viêm nghiêm trọng do Covid-19 cũng có thể làm cho gan bị tổn thương. Đặc biệt, sự xuất hiện của cơn bão Cytokine nhanh chóng khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến xấu, gây suy đa tạng và viêm toàn thân. Những điều này có thể dẫn đến tổn thương gan thứ phát.
- Đối với người bị bệnh gan mạn
Tổn thương gan ở bệnh nhân mắc Covid kèm bệnh gan mạn tính nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những người không mắc bệnh gan. Đây cũng là nhóm bệnh nhân có tỷ lệ nhập viện và tử vong khá cao. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng bệnh gan mạn tính có thể khiến cho bệnh Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Hướng xử trí với tổn thương gan ở bệnh nhân mắc Covid
2.1. Những dấu hiệu tổn thương gan ở người bị Covid
Đối với bệnh nhân mắc Covid-19, tổn thương gan được xem là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng sắc tố và sạm da. Sự bất thường trong chức năng gan có khả năng ảnh hưởng đến sắc tố bằng cách:
- Suy giảm chức năng gan khiến cho chức năng của vỏ thượng thận cũng bị suy giảm. Chính vì gan không còn khả năng chuyển hóa hormone kích thích melanin tiết ra bởi tuyến yên trước nữa nên sẽ làm tăng bài tiết melanin.
Bất thường chức năng gan làm cản trở sự bất hoạt của estrogen và khiến nó gia tăng mức độ sản xuất. Nồng độ estrogen gia tăng làm giảm sự ức chế tyrosinase của thiamine nên khiến cho chuyển đổi tyrosine tăng lên thành melanin.
- Gan bị tổn thương khiến cho hàm lượng sắt ở trong máu tăng lên. Sắt được cung cấp cho da mặt nên kết quả là da mặt bị sạm đen.
2.2. Điều trị tổn thương gan do Covid gây ra
Có thể xem là một di chứng hậu Covid. Để quản lý những tổn thương gan do Covid-19 cần ngăn chặn phản ứng viêm đồng thời điều chỉnh giảm lượng oxy trong máu.
Trong số những người mắc phải tổn thương ở gan do bệnh Covid-19 thì số đông chỉ bị di chứng tạm thời và không cần điều trị bởi sau một thời gian nhất định chức năng gan sẽ bình thường trở lại. Những bệnh nhân có biểu hiện tổn thương gan rõ ràng do Covid-19 có thể sẽ được cân nhắc điều trị bằng thuốc chống viêm, chống vàng da hoặc thuốc bảo vệ gan.
Bệnh nhân có tỷ lệ tử vong tương đối cao. Trường hợp ghép gan và viêm gan B có khiến cho bệnh Covid trở nên nghiêm trọng không thì đến giờ vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Vì thế, để hạn chế tổn thương gan ở bệnh nhân mắc Covid-19 thì tốt nhất nên tránh lạm dụng thuốc để không tăng thêm gánh nặng cho gan.
Nếu sau khi mắc Covid-19 người bệnh xuất hiện các triệu chứng khác thường trên da, ở đường tiêu hóa thì tốt nhất nên gặp bác sĩ thăm khám để được đánh giá chính xác. Việc làm này sẽ giúp phát hiện sớm tổn thương gan do Covid-19 gây ra để có phương pháp điều trị phù hợp giúp bảo vệ tốt chức năng gan.
Nói tóm lại, ở những người bình thường là hạn chế nhưng những tác động lâu dài lên gan do bệnh lý này gây ra thì không nên bỏ qua. Vì thế, hậu Covid, bạn nên theo dõi sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện các bất thường và tìm hướng xử trí hiệu quả.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu Covid-19 gây tổn thương gan như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn va người thân.Cảm ơn bạn đã quan tâm.Chúc bạn va gia đình luôn mạnh khỏe,hạnh phúc.
Những người bị bệnh lý vê gan nên tham khảo sử dụng sản phẩm Nurasup giúp gan luôn khỏe mạnh:
NURASUP Giúp tăng cường chức năng gan, tái tạo và bảo vệ gan; giúp giải độc mát gan và hạ men gan; hồi phục các tế bào bị tổn thương do tác hại của các chất kích thích.
Đối tượng sử dụng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên muốn tăng cường chức năng gan, muốn độc gan, trẻ bị nhiễm các bệnh lý về gan. Người lớn hay uống rượu bia, muốn tăng cường chức năng gan, người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ và mắc các bệnh lý về gan.
Có thể bạn quan tâm :
>>> Gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không ?
>>> Thuốc lá và bia rượu ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào ?
>>> 13 bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ từ dân gian hiệu quả
Nguồn tham khảo : suckhoedoisong.vn , vinmec.com