CƠ HỘI SỐNG CHO NGƯỜI BỊ U NÃO GIAI ĐOẠN CUỐI LÀ BAO NHIÊU PHẦN TRĂM?

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 02/12/2023

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết  CƠ HỘI SỐNG CHO NGƯỜI BỊ U NÃO GIAI ĐOẠN CUỐI LÀ BAO NHIÊU PHẦN TRĂM?  Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Tổng quan về u não

U não là tình trạng trong não hình thành và phát triển khối u. Đó có thể là khối u lành tính hoặc ác tính. Đây là bệnh lý nguy hiểm và rất khó để nhận diện ngay ở giai đoạn đầu. Mỗi dạng u não sẽ bộc lộ những dấu hiệu đặc trưng riêng, do đó người bệnh cần hết sức cảnh giác trước các triệu chứng của bệnh.

1.1. U não lành tính

U não lành tính xuất hiện khá phổ biến nhưng lại không dễ phát hiện do những dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng. Vì vậy bệnh thường gây nhầm lẫn sang những triệu chứng của các bệnh lý khác và khiến bệnh nhân bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.

Để nhận biết được bản thân có đang bị u não lành tính hay không, người bệnh cần lưu ý những triệu chứng như sau:

  • Buồn nôn, nôn ói;

  • Thường xuyên bị đau đầu;

  • Vấn đề về tầm nhìn, thị lực;

  • Nói khó;

  • Thanh đổi hành vi lẫn nhân cách;

  • Động kinh;

  • Khả năng vận động và cảm giác ở một cánh tay hay một chân dần bị biến mất.

Thường xuyên bị đau đầu là một trong các dấu hiệu của u não

 

Càng về giai đoạn cuối tình trạng của bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp bệnh nhân càng sớm hồi phục chức năng não.

1.2. U não ác tính

U não ác tính hay não tiến triển theo từng giai đoạn. Tại mỗi thời kỳ bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy theo kích thước mà khối u phát triển.

  • Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân bị u não ác tính sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức đầu và biểu hiện này tăng nặng vào mỗi buổi sáng. Tiếp theo là triệu chứng ngưng thở, co giật dần xuất hiện. Đôi khi bệnh nhân còn trải qua những dấu hiệu nghiêm trọng khác như buồn nôn và ói mửa liên tục, thay đổi tính cách, rối loạn hoặc suy giảm khứu giác, thị lực;

  • Ung thư não giai đoạn cuối là khi tế bào ung thư thay vì chỉ khu trú ở não thì nay chúng đã bắt đầu lan rộng khiến não bị tổn thương nghiêm trọng. Không chỉ gia tăng về kích thước, khối u còn phân bào mạnh mẽ và di căn tới những cơ quan khác như xương, gan, phổi. Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng những cơn đau đầu dữ dội, liệt tứ chi, gặp nhiều trở ngại trong vận động cơ thể và thường xuyên bị co giật, nôn mửa nhiều hơn.

U não giai đoạn cuối có tính chất vô cùng nguy hiểm và nguy cơ tử vong luôn rình rập bên người bệnh, có thể cướp đi mạng sống của họ bất kỳ lúc nào. Các biện pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị thường được lựa chọn chỉ định cho bệnh nhân bị ung thư não giai đoạn cuối. Ngoài những phương pháp điều trị chính và bổ trợ thì điều trị giảm nhẹ cũng được áp dụng để giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

2. Nguyên nhân hình thành ung thư não

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ung thư não, mặc dù không thuộc nhóm các bệnh lý truyền nhiễm nhưng các chuyên gia cũng nhận định bệnh mang tính chất di truyền trong một số trường hợp. Ngoài ra những hội chứng dưới đây cũng liên quan tới bệnh ung thư não:

  • Hội chứng Neurofibromatosis:

  • Hội chứng Turcot:

  • Bệnh nhân nhiễm virus CMV (Cytomegalovirus) và EBV (Epstein-Barr virus) cũng có thể bị mắc ung thư não;

  • Người hay tiếp xúc với phóng xạ hoặc trước đây từng xạ trị ở những cơ quan vùng đầu, mặt, cổ, hoặc tiền sử tiếp xúc nhiều với những chất hóa học như dầu khí, thuốc trừ sâu, nhựa vinyl, hóa chất cao su, dung môi hòa tan,... thì nguy cơ bị ung thư, đặc biệt là ung thư não cũng cao hơn so với người không có những yếu tố này.

U não khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn ói thường xuyên

2. Tiên lượng sống cho bệnh nhân bị u não giai đoạn cuối

Nhìn chung thời gian bệnh nhân u não sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể là mức độ nghiêm trọng của bệnh, thể trạng của bệnh nhân, phương pháp điều trị và sự đánh giá, tiên lượng của bác sĩ. Nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lượng kết hợp chỉ định thực hiện xét nghiệm và thăm dò cần thiết khác.

Đối với những bệnh nhân bị u não giai đoạn cuối thì việc điều trị thường gặp rất nhiều khó khăn. Tiên lượng ở giai đoạn này là rất thấp do bệnh đã ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

3. Những biện pháp điều trị được áp dụng cho bệnh nhân u não giai đoạn cuối

Tương tự như khi điều thông thường, ở giai đoạn cuối của ung thư não bác sĩ cũng chỉ định cho bệnh nhân điều trị theo các phương pháp sau:

  • Biện pháp phẫu thuật: đối với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ khối u, giảm áp lực đang ngày càng gia tăng do khối u chèn ép các tổ chức bên trong não. Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi dài ngày kết hợp cùng chế độ chăm sóc đặc biệt;

  • Hóa trị liệu: là dùng các loại thuốc để điều trị ung thư. Hiện nay các loại thuốc được dùng để chữa trị ung thư não là Steroid có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời cải thiện triệu chứng cho người bệnh;

  • Xạ trị: đây là biện pháp được chỉ định trong trường hợp không thể loại bỏ khối u bằng phẫu thuật hoặc áp dụng đối với những ca hậu phẫu để loại bỏ nốt số tế bào ung thư còn sót lại;

  • Sử dụng để cải thiện triệu chứng: ung thư não khi đã phát triển đến giai đoạn cuối thì sẽ khiến bệnh nhân phải chịu rất nhiều đau đớn. Do đó để giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng này bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau dựa trên biểu hiện và mức độ cơn đau mà người bệnh đang gặp phải. Những loại thuốc giảm đau phổ biến bao gồm: aspirin, paracetamol, manh hơn là morphine.

Bệnh nhân nhiễm virus CMV và EBV cũng có thể bị mắc ung thư não

 

Như vậy có thể nói u não giai đoạn cuối mang tính chất vô cùng nguy hiểm, bên cạnh những phương pháp điều trị khắc phục bằng y khoa thì bệnh nhân cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống, chăm sóc và duy trì một tinh thần thoải mái, lạc quan để cải thiện triệu chứng cũng như kéo dài thời gian sống.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về CƠ HỘI SỐNG CHO NGƯỜI BỊ U NÃO GIAI ĐOẠN CUỐI LÀ BAO NHIÊU PHẦN TRĂM? Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: CƠ HỘI SỐNG CHO NGƯỜI BỊ U NÃO GIAI ĐOẠN CUỐI LÀ BAO NHIÊU PHẦN TRĂM?
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: