Có biết được dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày, 1 tuần hay 1 ngày không?

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 22/03/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Có biết được dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày, 1 tuần hay 1 ngày không?  Mời các bạn cùng theo dõi. 

1. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu báo trước đột quỵ

(hay còn gọi tắt là TIA) theo quan niệm gần đây không còn đơn thuần chỉ là một hiện tượng thoáng qua hay người bệnh có thể không cần quan tâm đến. Thiếu máu não thoáng qua cảnh báo cho người bệnh biết đây có thể là những triệu chứng báo trước đột quỵ hoặc có thể xem nó như một cơn đột quỵ nhẹ.

Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua tương tự như dấu hiệu ban đầu của đột quỵ  Điểm khác biệt duy nhất chính là thời gian tồn tại những triệu chứng đó. Các triệu chứng của cơn TIA chỉ diễn ra thoáng qua, không để lại di chứng, hầu như sẽ biến mất trong khoảng 10 đến 20 phút và tối đa không kéo dài quá 1 giờ.

Những dấu hiệu ban đầu bao gồm:

  • Tê, yếu hoặc liệt tay chân 1 bên cơ thể, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác nặng;

  • méo miệng;

  • Xuất hiện những thay đổi về tri giác như lừ đừ, lơ mơ hay thậm chí hôn mê;

  • Thay đổi dáng đi, mất đồng bộ và khả năng phối hợp vận động;

  • Rối loạn giọng nói, nói đớ lưỡi, nói khó hoặc nặng hơn là không thể nói chuyện được;

  • Chóng mặt, choáng váng, xây xẩm hoặc có thể ngất xỉu;

  • Một số trường hợp có thể bị đau đầu nhẹ;

  • Rối loạn trí nhớ, quên thoáng qua;

  • Co giật.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng xuất hiện những triệu chứng điển hình . Rất nhiều người bệnh vào bệnh viện và trao đổi với bác sĩ về việc bản thân đang nói chuyện bình thường nhưng đột ngột đớ lưỡi hoặc gọi sai tên những người thân quen xung quanh. Mặc dù tê yếu tay chân là dấu hiệu rất điển hình của nhồi máu não nhưng đôi khi bệnh nhân không nhận ra, họ chỉ cảm thấy những dấu hiệu tương đương như đang ăn cơm bỗng dưng rớt đũa hay rớt chén hoặc chữ viết bình thường lại trở nên nguệch ngoạc, viết chữ rất xấu và không thể kiểm soát được vận động của tay. Đây có thể là dấu hiệu báo trước đột quỵ hay là biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua.

 

dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày

Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày được nhiều người quan tâm

 

 

2. Xử trí đột quỵ như thế nào?

Trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ dạng nhồi máu não, nghĩa là các mạch máu não bị tắc nghẽn, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc làm tan cục máu đông hoặc can thiệp lấy huyết khối. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được cân nhắc khi thời gian từ khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của đột quỵ đến khi được đưa đến bệnh viện diễn ra trong vòng 4.5 giờ. Thời gian này được gọi là thời gian vàng trong điều trị, khi đó não bộ được tái tưới máu trở lại, các tế bào não vẫn chưa hoại tử hoàn toàn và các triệu chứng bệnh có thể phục hồi. Nếu quá thời gian này thì khả năng đột quỵ hồi phục gần như không còn. Do đó, trong bệnh lý đột quỵ nhồi máu não, thời gian chính là yếu tố quyết định lớn nhất đến mức độ hồi phục. Nếu chúng ta nhanh hơn chỉ 1 phút thì 2 triệu tế bào thần kinh của người bệnh sẽ được bảo vệ.

Đột quỵ nhồi máu não không thể phòng ngừa hay kiểm soát hoàn toàn, bởi bệnh lý này còn liên quan nhiều yếu tố khác như lối sống (sử dụng rượu bia, hút thuốc lá) (rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường...), tuổi tắc (những người trên 50 tuổi có mạch máu não bước vào giai đoạn lão hóa). Đồng thời, bệnh lý này thường để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí tử vong và nếu may mắn sống sót thì chi phí điều trị cũng rất cao. Do đó, nếu nhận biết được những dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày và tìm các biện pháp hỗ trợ thì chúng ta hoàn toàn có thể ứng phó với căn bệnh này.

 

dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm nhiều rau xanh để phòng bệnh đột quỵ

 

3. Một số biện pháp dự phòng bệnh đột quỵ

Bên cạnh cảnh giác với những triệu chứng báo trước đột quỵ, chúng ta cần áp dụng cần biện pháp sau đây để phòng ngừa tối đa khả năng đột quỵ xảy ra:Cơn thiếu máu não thoáng qua là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ. Do đó, hãy thận trọng nếu bạn đã từng có các dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua để tránh các biến chứng nguy hiểm đột quỵ xảy ra.

Để tầm soát đột quỵ sau khi xuất hiện các dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua, các bác sĩ Vinmec có thể chỉ định chụp MRI não không bơm, với chuỗi xung MRA TOF 3D, bổ sung chuỗi xung Axial T2W và hoặc axial FLAIR trong thời gian 7 phút, giúp phát hiện tổn thương túi phình động mạch não, ổ dị dạng thông động tĩnh mạch não, rò động tĩnh mạch màng cứng, hẹp động mạch não và một số bất thường trong nhu mô não. Khi có phát hiện bất thường trên mạch máu não, bác sĩ sẽ chỉ định thêm bơm thuốc đối quang từ để khảo sát thêm hình ảnh mạch máu não (MRA). Từ đó, có đánh giá chính xác về hình dạng, kích thước của bất thường để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Có biết được dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày, 1 tuần hay 1 ngày không? Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: Có biết được dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày, 1 tuần hay 1 ngày không?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: