Các rối loạn tâm thần trong bệnh Động Kinh

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 01/03/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Các rối loạn tâm thần trong bệnh Động Kinh Mời các bạn cùng theo dõi

1. Hành vi gây hấn và bạo hành

Vấn đề bạo hành hay gây hấn là biểu hiện tâm thần của 1 cơn động kinh vẫn còn đang tranh cãi. Về phương diện pháp y đôi khi động kinh được viện dẫn như là lý do bảo vệ để làm nhẹ tội trạng của hành vi bạo hành hoặc trong án mạng. Bực bội hoặc kích động có thể được xem như là dấu hiệu tiền triệu. Cơn thoáng và trong cơn động kinh có thể có cảm xúc giận dữ và sau cơn có thể có lo âu đi kèm lú lẫn trong khi các chức năng vận động vẫn còn giữ tốt. Mặc dù bạo hành có thể được xem như là một phần của động kinh thì vẫn còn ít chứng cớ chứng minh cho việc này. Các hoạt động tự động của bạo hành xuất hiện trong cơn thường ngắn, rời rạc, không chủ đích và thường xuất hiện khi phản ứng lại các hoạt động gây kích thích hoặc bực mình.

Bệnh nhân thường hằn học, chửi bới và đập phá. Bạo hành được xem như là một phần của động kinh khi nó khởi đầu và chấm dứt rõ ràng và đi cùng với các triệu chứng lâm sàng khác như lú lẫn, tiêu tiểu không kiểm soát và các cử động có tính định hình. Để khẳng định hành vi bạo hành là hành vi trong cơn cần: (1) bệnh nhân phải được chẩn đoán là động kinh; (2) có các tài liệu ghi nhận các hành vi mang tính tự động, thí dụ qua băng ghi hình; (3) các hành vi mang tính tự động tương ứng với cơn trên EEG; (4) các hành vi gây hấn là hành vi thường xảy ra trên bệnh nhân; (5) chứng cớ lâm sàng cho thấy nó liên quan đến cơn động kinh.

2. Loạn thần trong cơn

Các trạng thái động kinh liên tục như trạng thái động kinh liên tục cục bộ phức tạp hoặc trạng thái động kinh liên tục cơn vắng ý thức có thể nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần.

Các triệu chứng thường xuất hiện trong thời gian ngắn khoảng vài giờ đến vài ngày. Khi kéo dài trên vài ngày, người ta xem như là sau cơn. Thường xuất hiện trong trạng thái động kinh liên tục cục bộ phức tạp với các rối loạn về tri giác, hành vi, nhận thức, cảm xúc kèm với các hành vi tự động ở miệng, bức áo quần, tư duy nghèo nàn hay không nói. Ý thức thường thay đổi trong cơn nhưng khó đánh giá được và bệnh nhân thường quên trong cơn. Trạng thái động kinh liên tục cục bộ đơn giản có thể gây nên các rối loạn cảm xúc, hành vi tự động và các triệu chứng tâm thần bao gồm ảo giác và rối loạn tư duy trong tình trạng ý thức tỉnh táo. Thường bệnh nhân ý thức được về bệnh và lâm sàng cũng không có biểu hiện loạn thần nhưng các triệu chứng thường được diển tả lệch lạc hoặc được tô vẻ thêm bởi bệnh nhân. Trạng thái động kinh liên tục cơn nhỏ có rối loạn ý thức và các triệu chứng vận động như chớp mắt và giật cơ, các triệu chứng này giống như tình trạng loạn thần với hành vi vô tổ chức nhưng không hề có có ảo giác cũng như hoang tưởng trong cơn.

4. Loạn thần sau cơn

Đó là các cơn loạn thần ngắn xuất hiện ngay sau cơn. Nó thường xuất hiện sau các đợt động kinh hoặc sau các đợt gia tăng số cơn động kinh, hậu quả của việc giảm thuốc chống động kinh. Nếu tình trạng loạn thần xuất hiện dần dần và song song với việc gia tăng số cơn động kinh, người ta đúng ra coi đó là rối loạn gần sau cơn hơn là rối loạn sau cơn nhưng sự phân biệt này nói chung cũng không có ý nghĩa về mặt lâm sàng cũng như sinh lý bệnh.

5. Loạn thần ngắn giữa cơn

Xuất hiện khi cơn xảy ra thưa hoặc hoàn toàn bị kiểm soát. Các triệu chứng loạn thần có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thường tự khỏi và việc phân biệt nó với loạn thần sau cơn đôi khi rất khó. Về phương diện mô tả thì đây là loại loạn thần thay thế, nghĩa là các đợt loạn thần ngắn thay thế cho các cơn động kinh và động kinh cùng loạn thần được xem là 2 mặt đối kháng nhau. Nó được đặc trưng bởi nhiều hoang tưởng và ảo thanh nhưng cũng có các rối loạn khác như các triệu chứng về cảm xúc. Tellenbach đã ghi nhận sự xuất hiện các triệu chứng như mất ngủ, lo âu, cảm giác đè nặng và thu rút xuất hiện trước triệu chứng loạn thần và Wolf cho rằng điều trị với thuốc giải lo âu trong giai đoạn này có thể ngăn cản được tình trạng loạn thần. Không giống như loạn thần sau cơn, tình trạng loạn thần này sẽ mất khi xuất hiện một hoặc nhiều hơn các cơn động kinh.

6. Loạn thần mãn giữa cơn

Theo công trình nghiên cứu của Slater và cộng sự thì tỷ lệ loạn thần giống phân liệt trên bệnh nhân động kinh từ 6 – 12 lần cao hơn so với tỷ lệ tâm thần phân liệt trong dân số chung.

Một số công trình cho thấy các bệnh nhân bị động kinh thái dương có tỷ lệ loạn thần cao nhưng mẫu nghiên cứu còn ít. Theo tác giả Stevens thì tỷ lệ loạn thần trong động kinh thái dương cũng không thấy cao hơn so với tỷ lệ loạn thần trong động kinh nói chung. Một nghiên cứu của Mendez và cộng sự lại cho thấy tỷ lệ loạn thần cao ở nhóm động kinh cục bộ phức tạp hơn là động kinh thái dương. Các công trình nghiên cứu của Kristensen và Sindrup đã ghi nhận tổn thương phần lớn ở vùng mediobasal temporal. Tác giả Flor và Henry lại nhận thấy phần lớn tổn thương ở bán cầu trái. Thường các triệu chứng xuất hiện sau 10 – 14 năm và thường ghi nhận trên các trường hợp bị động kinh nặng, thường có cùng lúc nhiều loại động kinh, trong tiền sử đã từng bị trạng thái động kinh liên tục hoặc động kinh kháng trị. Tần số cơn động kinh lúc xãy ra triệu chứng loạn thần cũng thay đổi. Một số tác giả ghi nhận thấy có tình trạng cải thiện cơn động kinh trong khi một số lại thấy có sự liên hệ giữa biểu hiện loạn thần và tần số cơn động kinh. Thường ghi nhận loạn thần ở phái nữ, nhân cách trước khi bệnh bình thường.

7. Rối loạn khí sắc

Có thể xuất hiện ở giai đoạn tiền triệu, cơn thoáng, trong cơn hoặc sau cơn. Cơn thoáng trong động kinh thái dương có thể đi kèm với rối loạn khí sắc thường lo âu hoặc sợ hãi mặc dù đôi khi có thể có trầm cảm và hiếm hơn là cảm xúc hưng phấn.

Trầm cảm sau cơn thường được ghi nhận. Chúng thường xuất hiện trong các giai đoạn ngắn kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Rối loạn khí sắc trong giai đoạn giữa cơn không được hiểu biết nhiều như trong biểu hiện loạn thần. Nhiều tác giả cho rằng ở các bệnh nhân đều có xu hướng lo âu hoặc trầm cảm. Trên 1 nghiên cứu các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn trầm cảm nặng ở bệnh nhân động kinh người ta nhận thấy ít nhất ½ bệnh nhân có tiền sử có rối loạn khí sắc và không thấy có sự tương quan giữa mức độ trầm cảm và loại động kinh, tần số động kinh, ổ động kinh hoặc tuổi phát bệnh động kinh. Một số công trình lại không thấy có sự tăng cao trầm cảm ở bệnh nhân động kinh. Theo tác giả Nowack, trầm cảm trong động kinh có những nét sau: có nhiều triệu chứng loạn thần, triệu chứng lo âu nổi bật, cảm xúc thù nghịch cùng mặc cảm tội lỗi gặp nhiều, xuất hiện đột ngột và các triệu chứng tồn tại trong một thời gian ngắn. Các bệnh nhân thường gặp là động kinh thái dương với các cơn thoáng có các triệu chứng thần kinh thực vật. Bệnh nhân có tiền sử gia đình bị trầm cảm. Nhiều tác giả ghi nhận ổ động kinh thường ở bán cầu chiếm ưu thế.

 

8. Rối loạn nhân cách

Mặc dù rất nhiều tác giả ghi nhận các rối loạn nhân cách trong bệnh động kinh, tuy vậy các ghi nhận này vẫn chưa được hệ thống hóa.

Các loại rối loạn hành vi giữa cơn ở động kinh thái dương đã được mô tả gồm 4 nhóm chính:

- Thay đổi về tính dục thường là giảm ham muốn nhưng đôi khi lại có gia tăng tình dục hoặc lệch lạc tình dục

- Tăng các hoạt động tín ngưỡng, đắm chìm trong các điều giáo lý hoặc đôi khi có hiện tượng rối loạn chuyển dạng mang màu sắc tôn giáo

- Say mê viết lách, bệnh nhân viết liên tục không nghỉ ngơi

- Tư duy lai nhai hoặc vòng vo

Hội chứng Geschwind gặp trong động kinh thái dương bao gồm tư duy lai nhai hoặc vòng vo, viết nhiều và hiếm gặp hơn là trở nên cuồng tín.

9. Rối loạn về nhận thức

Trước đây người ta nghĩ rằng trong động kinh có sự suy giảm tiến triển trong nhận thức. Tuy vậy, các nghiên cứu mới đây đã không chứng tỏ được điều này. Có 1 nhóm bệnh nhân động kinh có chỉ số IQ thấp hơn so với bình thường. Điều này có lẽ do nhiều yếu tố như do nguồn gốc tổn thương thực thể của não bộ, các rối loạn chức năng do động kinh và tác dụng phụ của thuốc. Nhiều loại thuốc chống động kinh như Ethosuximide, Phenytoin, Phenobarbital và Carbamazepine đã chứng tỏ có ảnh hưởng xấu trên sự tập trung, trí nhớ, tốc độ cử động nếu sử dụng lâu dài. Sa sút trong động kinh mặc dù hiếm, được mô tả ở bệnh nhân có tổn thương thực thể não bộ hoặc bệnh nhân không kiểm soát được cơn. Có lẽ do các cơn thiếu oxy kéo dài do các cơn động kinh hoặc do sử dụng các thuốc chống động kinh liều cao. Phenytoin đặc biệt có thể gây thoái hóa tiểu não nếu sử dụng sau một thời gian dài.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Các rối loạn tâm thần trong bệnh Động Kinh Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: Các rối loạn tâm thần trong bệnh Động Kinh
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: