BỊ PHÙ NÃO CÓ HỒI PHỤC ĐƯỢC KHÔNG? BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP LÀ GÌ?

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 22/07/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết BỊ PHÙ NÃO CÓ HỒI PHỤC ĐƯỢC KHÔNG? BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP LÀ GÌ?  Mời các bạn cùng theo dõi

1. Các biến chứng phù não thường gặp

 có thể xuất hiện ở toàn bộ não hay xảy ra tại những vị trí nhất định của não. Điều này còn phụ thuộc vào yếu tố hay nguyên nhân gây ra bệnh phù não.

Chứng phù não khiến áp lực trong hộp sọ gia tăng, làm hạn chế sự cung cấp máu cho não. Áp lực gia tăng có thể khiến các mạch máu nuôi não bị chèn ép, cản trở máu lên não, từ đó hạn chế nguồn cung cấp oxy cho tế bào não hoạt động. Tình trạng thiếu oxy có thể khiến tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí gây chết não. Phù não còn khiến sự lưu thông dịch não tủy bị gián đoạn, khiến chứng phù diễn ra nặng hơn. 

Nếu không được chữa trị, phù não có thể khiến não bị tổn thương vĩnh viễn hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng phù não người bệnh có thể gặp bao gồm: đau đầu nhức đầu, mất thị lực, động kinh, rối loạn ngôn ngữ/vận động, yếu liệt, gặp vấn đề về giấc ngủ, thay đổi trạng thái tinh thần, suy giảm nhận thức, trầm cảmtổn thương não không hồi phục, đột quỵ, thậm chí là tử vong. Vậy phù não có hồi phục được không?  

2. Phù não có hồi phục được không?

Phù não có hồi phục được không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Trên thực tế, phù não hoàn toàn có thể chữa được, giúp người bệnh hồi phục nếu phát hiện, can thiệp kịp thời. Thông thường, những trường hợp bị phù não do chấn động nhẹ có thể điều trị ổn định trong vài ngày, nhưng hầu hết các ca bệnh đều cần áp dụng thêm các phương pháp can thiệp chuyên môn. Người bệnh sẽ được điều  trị hồi phục an toàn hơn thông qua việc kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và điều trị y tế kịp thời. Để đạt được kết quả tối ưu, bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

3. Làm sao để hồi phục sau phù não?

Chúng ta đã biết phù não có hồi phục được không. Câu trả lời là có. Vậy làm sao để hồi phục sau phù não? Như đã đề cập ở trên, bác sĩ sẽ lựa chọn kết hợp các phương pháp phù hợp để chữa trị chứng phù não. Những lựa chọn điều trị được áp dụng nhằm mục đích giảm hoặc loại bỏ tình trạng phù, giảm áp lực nội sọ, khôi phục lưu lượng máu và oxy đưa lên não. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị phù não có thể được bác sĩ chỉ định: 

  • Dùng thuốc: 

  • Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc để làm giảm tình trạng phù, ngăn ngừa cục máu đông. Việc lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân cơ bản gây phù não.

  • Liệu pháp thẩm thấu: 

  • Não sẽ tích tụ chất lỏng dư thừa khi sưng lên. Do đó, liệu pháp thẩm thấu có thể được áp dụng để kéo dịch ra khỏi hộp sọ bằng cách dùng thuốc. Liệu pháp này cũng góp phần giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu, giảm áp lực nội sọ.

  • Tăng thông khí: 

  • Bác sĩ có thể tiến hành tăng thông khí có kiểm soát để giúp người bệnh làm giảm tình trạng phù thông qua cách cung cấp oxy bằng máy thở hay những thiết bị giúp thở khác. Việc làm này đảm bảo lượng máu giàu oxy được đưa lên não. Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh máy thở để làm giảm tình trạng phù não.

  • Hạ thân nhiệt: 

  • Hạ nhiệt độ của cơ thể giúp làm giảm sự trao đổi chất bên trong não. Đồng thời, phương pháp này có thể làm giảm tình trạng phù. Tuy nhiên, phương pháp hạ thân nhiệt vẫn đang trong quá trình được nghiên cứu thêm. Bác sĩ cần kiểm soát tốt khi áp dụng cách hạ thân nhiệt.

  • Dẫn lưu khoang dưới nhện:

  •  Đây là phương pháp xâm lấn. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ trên hộp sọ rồi đưa một ống dẫn lưu vào. Thông qua ống này, dịch não tủy được dẫn lưu ra bên ngoài, giúp người bệnh làm giảm tình trạng phù, giảm áp lực nội sọ.

  • Phẫu thuật: 

  • Nếu người bệnh bị phù não nghiêm trọng có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Cụ thể, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật mở hộp sọ, làm giảm áp lực nội sọ. Bên cạnh đó, cắt thông liên thất sẽ giúp dẫn lưu dịch và làm giảm chứng phù não

4. Chế độ dinh dưỡng giúp phục hồi sau điều trị phù não

Bên cạnh việc tìm hiểu phù não có hồi phục được không, mỗi người nên biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp phục hồi thuận lợi sau điều trị. Người bị phù não vừa được điều trị xong, đặc biệt là sau khi phẫu thuật nên dùng thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng và dinh dưỡng như cháo, súp, sản phẩm từ sữa… Trong trường hợp người bệnh bị khó ăn uống (do mất ý thức…) thì có thể cần áp dụng cách ăn qua đường sonde. Thực phẩm có thể cho người bệnh dùng qua sonde bao gồm cháo xay, súp nghiền, sữa…

Khi sức khỏe đã ổn định hơn, người bệnh phù não cần có chế độ ăn uống cân bằng, giàu dưỡng chất để đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Cụ thể, khẩu phần của người bệnh nên có những dưỡng chất dưới đây:

  • Protein (đạm): 

  • Protein có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, duy trì, thay thế những tế bào bên trong cơ thể. Protein cũng tham gia vào thành phần của máu, kháng thể, các tuyến nội tiết… Mọi chức năng sống của cơ thể đều có liên quan đến protein, trong đó bao gồm cả việc duy trì những chất dẫn truyền thần kinh ở mức bình thường. Người bệnh phù não cần nhận đủ lượng protein thông qua các thực phẩm như trứng, cá, thịt, đạm thực vật từ đậu…

  • Omega-3:

  •  Omega-3 là acid béo không no tham gia vào cấu trúc màng tế bào. Dưỡng chất này là thành phần quan trọng của cấu trúc màng nơ-ron, mô thần kinh, tham gia vào cơ chế cầm máu, ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch… Người bị phù não nên bổ sung omega-3 để giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ dây thần kinh… Omega-3 có nhiều trong cá béo (cá thu, cá mòi, cá hồi…), các loại hạt (hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân…), đậu hà lan, rau họ cải…

  • Các loại vitamin:

    • Vitamin A là vi chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Loại vitamin này có nhiều trong những loại hoa quả màu đỏ, vàng như đu đủ, cà rốt, gấc, bí ngô… hay các loại rau màu xanh đậm như rau diếp, rau muống, rau ngót…

    • Vitamin C hỗ trợ vận chuyển oxy đến tế bào, hạn chế hình thành sẹo… Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả như dứa, xoài, bưởi, cam… hay rau mùi, cần tây…

  • Các khoáng chất:

  •  Sắt, kẽm giữ vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh. Những khoáng chất này hỗ trợ và cũng là nguyên liệu tạo máu. Thịt đỏ, hải sản, một số loại đậu… là thực phẩm giàu sắt, kẽm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung canxi vào khẩu phần để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Canxi có nhiều trong cá biển, cải xoăn, trứng, sữa…

Phù não có hồi phục được không, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh những thực phẩm hữu ích nên đưa vào khẩu phần, người bệnh cần tránh dùng thức ăn chứa chất béo bão hòa (da/mỡ/nội tạng động vật, các loại dầu dừa, dầu cọ…). Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dùng thực phẩm chứa nhiều muối, chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu…

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về BỊ PHÙ NÃO CÓ HỒI PHỤC ĐƯỢC KHÔNG? BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP LÀ GÌ? Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: BỊ PHÙ NÃO CÓ HỒI PHỤC ĐƯỢC KHÔNG? BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP LÀ GÌ?
Bài trước Bài sau
hotline 0866.106.088 hotline 0866.106.088
popup

Số lượng:

Tổng tiền: