BỆNH VIÊM MÀNG NÃO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? GÂY NGUY CƠ GÌ?

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 08/01/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết BỆNH VIÊM MÀNG NÃO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? GÂY NGUY CƠ GÌ? Mời các bạn cùng theo dõi

1. Viêm màng não là bệnh gì?

Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng, viêm lớp màng bao bọc não và tủy sống (màng não) với các triệu chứng điển hình gồm đau đầu, sốt, cứng cổ. Tình trạng này có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hay do các vấn đề sức khỏe khác. 

Trong đó, phổ biến nhất là viêm màng não do virus, tiếp đến là vi khuẩn và hiếm khi bệnh xảy ra do nấm, ký sinh trùng hay các nguyên nhân khác. Viêm màng não do vi khuẩn được đánh giá là có diễn tiến nhanh chóng, nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Viêm màng não do virus có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách.

2. Bệnh viêm màng não có nguy hiểm không?

là một bệnh lý có độ nguy hiểm cao, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân viêm màng não khi phát hiện và điều trị muộn lên đến 20 – 50%. Trường hợp bệnh nhân được cứu sống kịp thời, nguy cơ phải sống chung với các di chứng của viêm màng não là 30 – 50%.

 

3. Các biến chứng viêm màng não

 

Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, đa số các trường hợp mắc bệnh viêm màng não được phát hiện và nhập viện trong tình trạng nặng, đã xuất hiện biến chứng hoặc có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao. Điều này xảy ra do đây là một bệnh lý có diễn tiến nhanh, tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của bệnh khá giống với các bệnh nhiễm trùng thông thường. Các biến chứng phổ biến của bệnh viêm màng não gồm:

3.1 Hệ thần kinh

Viêm màng não gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và não bộ khiến bệnh nhân sốt cao liên tục, lú lẫn, mơ hồ, hôn mê kéo dài, thậm chí là rơi vào trạng thái nguy kịch. Thống kê cho thấy có khoảng 7% trường hợp do vi khuẩn xuất hiện biến chứng não úng thủy, phổ biến là não úng thủy giao tiếp (chiếm 52% trường hợp gặp phải biến chứng này).

3.2 Hệ tuần hoàn

Tác nhân gây bệnh viêm màng não có thể di chuyển vào máu, tiết độc tố gây nhiễm trùng huyết. Hơn nữa, khi máu chứa mầm bệnh theo hệ tuần hoàn, đi đến các cơ quan nội tạng, gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này, phá hủy mao mạch máu. Ban đầu người bệnh sốt, xuất huyết dưới da. Sau đó, các triệu chứng này trở nên nặng hơn, phát ban sẫm màu trên diện rộng, suy giảm chức năng, đe dọa tính mạng.

3.3 Xương khớp và cơ bắp

Viêm màng não ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống xương và cơ bắp của cơ thể, nhất là vùng cổ, vai và lưng. Điều này khiến bệnh nhân khó vận động, xoay cổ hay cúi người, về lâu, cơ và các khớp xương trở nên tê cứng, dị dạng.

4. Di chứng sau bệnh viêm màng não

Sau khi đã được chữa khỏi viêm màng não, người bệnh có thể gặp phải một số di chứng như:

4.1 Nhiễm trùng máu

Bệnh nhân xuất hiện nhiễm trùng máu do viêm màng não khi không được chữa trị tích cực có thể tử vong trong vài giờ khi phát bệnh. Bệnh nhân tuy được cứu sống nhưng có thể phải đối mặt với các di chứng nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt sau này như cắt bỏ tứ chi, ngón chân, ngón tay,…

4.2 Viêm khớp

Viêm khớp là một di chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm màng não. Bệnh khó điều trị, dễ tái phát hơn so với các dạng viêm khớp khác.

4.3 Đau nửa đầu

Viêm màng não khiến não bộ, hệ thần kinh bị tổn thương do đó mặc dù đã được chữa trị nhưng bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao gặp phải di chứng đau nửa đầu kéo dài. Về lâu, tình trạng này có thể gây nhồi máu não, co giật và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

4.4 Mất thính lực

Mất thính lực ở một hoặc cả hai tai do viêm màng não ở trẻ có tỷ lệ xuất hiện khoảng 10%. Trong đó, có 5% trẻ rơi vào tình trạng mất tính lực nghiêm trọng. Điều này khiến trẻ gặp phải các vấn đề về rối loạn thăng bằng, khả năng ngôn ngữ và hành vi khi trưởng thành.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, trong các tác nhân gây viêm màng não, tỷ lệ gặp di chứng mất thính lực do S.pneumoniae cao hơn nhiều so với N.meningitidis và H.influenza.

4.5  Suy giảm nhận thức

Một khảo sát được thực hiện trên 155 người mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn đã được chữa khỏi cho thấy có khoảng 1/3 người gặp phải di chứng suy giảm nhận thức. Điều này xảy ra bởi các tổn thương tế bào thần kinh vĩnh viễn do viêm màng não gây ra. Di chứng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn về sau, suy giảm chất lượng cuộc sống.

4.6 Co giật và động kinh

Co giật không chỉ là một trong những biểu hiện lâm sàng của viêm màng não do vi khuẩn. Đây còn là di chứng thường gặp của bệnh. Di chứng co giật, động kinh do bệnh viêm màng não thường kéo dài và khó kiểm soát.

5. Phòng ngừa viêm màng não

Tác nhân gây bệnh viêm màng não có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc với các giọt bắn có chứa mầm bệnh được phát tán trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hay sử dụng chung các vật dụng cá nhân, tiếp xúc với các bề mặt có chứa mầm bệnh. Do đó, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm màng não, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch là vô cùng quan trọng.

Một số biện pháp phòng ngừa viêm màng não được các chuyên gia khuyến cáo:

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ: 

  • Tập thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng khử khuẩn để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, ở các khu vực công cộng hay sau khi vuốt ve động vật. Khi ho, hắt hơi, trẻ cần dùng giấy che miệng, mũi, sau đó vứt giấy vào thùng rác và rửa tay kỹ với xà phòng. Các vật dụng cá nhân như ly, ống hút, thìa, bàn chải đánh răng,… nên tránh dùng chung với người khác.

  • Xây dựng lối sống khoa học: 

  • Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ. Do đó, bố mẹ cần cân chỉnh thời gian giấc ngủ, đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sâu. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp trẻ khỏe khoắn hơn, hạn chế mắc bệnh.

  • Đối với thai phụ: 

  • Trước và trong thời gian mang thai mẹ nên tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin được khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, “ăn chín uống sôi” là điều quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng gây viêm màng não.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng đầy đủ: 

  • Trẻ nên được tiêm phòng vaccine ngừa viêm màng não và các bệnh lý có thể gây viêm màng não. Ngoài thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường não, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về BỆNH VIÊM MÀNG NÃO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? GÂY NGUY CƠ GÌ? Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: BỆNH VIÊM MÀNG NÃO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? GÂY NGUY CƠ GÌ?
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: