BỆNH VIÊM MÀNG NÃO CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? HẾT HẲN CÓ KHẢ NĂNG KHÔNG?

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 01/12/2023

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết  BỆNH VIÊM MÀNG NÃO CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? HẾT HẲN CÓ KHẢ NĂNG KHÔNG?  Mời các bạn cùng theo dõi.

Bệnh viêm màng não là gì?

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng lớp màng bao quanh não và tủy sống (màng não – chứa các dây thần kinh, mạch máu và dịch não tủy). Tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu, sốt và cứng cổ.

Bệnh có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc do các vấn đề sức khỏe khác như mắc bệnh ung thư, chấn thương đầu,… Trong đó, virus là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm màng não tại Hoa Kỳ.

Viem mang nao có diễn tiến nhanh chóng, có thể gây nhiễm trùng huyết và các tổn thương vĩnh viễn về thần kinh và não bộ người bệnh khi không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng và biến chứng gây ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống người bệnh: điếc, mù lòa, yếu chân tay,…

Bệnh viêm màng não có chữa được không?

Có. Khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh viêm màng não hoàn toàn có thể chữa khỏi, tránh được các biến chứng nguy hiểm và di chứng nặng nề có thể xảy ra.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp phát hiện viêm màng não, bệnh có diễn tiến nặng, cần được nhập viện và điều trị cấp cứu. Trong trường hợp bệnh được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ tử vong vẫn cao, dao động 5 – 10% trong vòng 24 – 48 giờ khi bệnh có triệu chứng đầu tiên. Nguyên nhân tử vong thường gặp có thể là do suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục,…

Viêm màng não điều trị bao lâu thì khỏi?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thời điểm phát hiện bệnh, thể trạng sức khỏe, phương pháp điều trị được thực hiện,… quá trình điều trị viêm màng não ở từng trường hợp sẽ mất một khoảng thời gian khác nhau, có thể là vài tuần hoặc vài tháng. Trong đó, thời điểm phát hiện bệnh là yếu tố tiên quyết lượng thời gian cần thiết để điều trị viêm màng não và hiệu quả của quá trình điều trị này. Do đó, khi nghi ngờ bị viêm não, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị sớm. (1)

Chẩn đoán viêm màng não

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, lấy thông tin về tiền sử bệnh, một số xét nghiệm có thể được yêu cầu thực hiện nhằm hỗ trợ chẩn đoán viêm màng não gồm:

  • Xét nghiệm dịch hầu họng;
  • Xét nghiệm máu;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT);
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI);
  • Chụp X-quang;
  • Chọc dò tủy sống;
  • Xét nghiệm phân.
 

Cách điều trị viêm màng não

Đối với từng trường hợp cụ thể, bệnh viêm màng não sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà hoặc nhập viện để được hỗ trợ tích cực từ y tế. Đồng thời, phương pháp điều trị bệnh sẽ dựa vào nguyên nhân gây viêm màng não nhằm rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và quay về cuộc sống bình thường.

1. Điều trị theo loại viêm màng não

Dưới đây là cách điều trị viêm màng não do 4 tác nhân phổ biến: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus:

1.1. Điều trị viêm màng não do vi khuẩn

Trong khoảng thời gian chờ kết quả xét nghiệm để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh cụ thể, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán căn nguyên và điều trị bằng thuốc kháng sinh sớm. Loại thuốc kháng sinh được sử dụng có tác dụng rộng, có khả năng ngấm tốt qua màng não và được bác sĩ chỉ định theo mầm bệnh và kháng sinh đồ. Thông thường, bệnh nhân sẽ được truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân có các triệu chứng đi kèm như phù não, co giật, sốc, trụy tim, suy hô hấp, sốt, loét,… bác sĩ sẽ kết hợp điều trị các triệu chứng phù hợp nhằm ngăn chặn bệnh gây biến chứng. Nếu bệnh gây biến chứng như viêm tắc tĩnh mạch não, đông máu nội mạch, dày dính màng não,… bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xử lý tối ưu nhất nhằm hạn chế sự để lại di chứng, ảnh hưởng nặng nề đến tương lai sau này của người bệnh.

1.2. Chữa trị viêm màng não do nấm

Viêm màng não do nấm không chỉ là có tỷ lệ tử vong cao mà nhiều trường hợp sau khi bệnh đã được chữa khỏi, bệnh nhân vẫn phải đối mặt với các di chứng như mù, suy giảm trí tuệ. Do đó, đa số các ca bệnh này đều sẽ được theo dõi, điều trị tích cực và chăm sóc cẩn thận tại bệnh viện trong một khoảng thời gian khá dài.

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm màng não do nấm, đặc biệt là nấm Cryptococcus:

  • Tiêm Amphotericin B qua đường tĩnh mạch là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu. Lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt, đau đầu, ớn lạnh, tụt kali và magnesi máu, thiếu máu, suy thận, sốc phản vệ, viêm cơ tim.
  • Thuốc Flucytosin thường được sử dụng kết hợp với Amphotericin B để tăng hiệu quả điều trị. Loại thuốc này có thể gây ức chế tủy xương, giảm các dòng tế bào máu ở người bệnh.
  • Thuốc Fluconazol có thể được chỉ định sử dụng ngay từ ban đầu nếu bệnh xảy ra ở mức độ nhẹ, không có biến chứng và không có sẵn thuốc Amphotericin B. Tuy nhiên, Fluconazol thường được dùng sau khi bệnh nhân được điều trị bằng Amphotericin B.

Đồng thời, bác sĩ có thể thực hiện thêm phương pháp chọc dẫn lưu dịch não tủy hàng ngày để giáp áp lực nội sọ. Số lần thực hiện phương pháp này sẽ được chỉ định dựa vào mức độ tăng áp lực nội sọ của bệnh nhân. Trung bình mỗi lần thực hiện sẽ dẫn lưu khoảng 15 – 20ml hoặc nhiều hơn cho đến khi người bệnh thấy bớt đau đầu.

1.3. Điều trị viêm màng não do ký sinh trùng

Viêm màng não do ký sinh trùng sẽ được điều trị bằng thuốc diệt ký sinh trùng. Nếu có thói quen ăn đồ sống, thức ăn chưa được nấu chín kỹ hay nhà có nuôi chó mèo và có các triệu chứng của bệnh như đau đầu không thuyên giảm sau khi dùng thuốc giảm đau, ngứa, nổi mẩn,… bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám để xác định loại ký sinh trùng gây bệnh, từ đó, chỉ định loại thuốc điều trị hiệu quả nhất.

1.4. Điều trị viêm màng não do virus

Nguyên tắc điều trị viêm màng não do virus là tập trung điều trị các triệu chứng và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Qua đó, cơ thể có thể tự tạo ra kháng thể phù hợp, chống chọi với virus. Một số loại thuốc kháng virus có thể được sử dụng như HSV, VZV, CMV. Bệnh thường sẽ khỏi hoàn toàn sau 10 – 14 ngày điều trị tích cực.

2. Phác đồ điều trị tại bệnh viện

Phác đồ điều trị viêm màng não cho từng trường hợp sẽ được xây dựng riêng nhằm mang đến hiệu quả điều trị tối ưu nhất, ngăn chặn sự xuất hiện của các biến chứng.

2.1. Kháng sinh điều trị viêm màng não

Điều trị viêm màng não bằng phương pháp kháng sinh sớm là phương pháp điều trị được sử dụng nhiều ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ gây tác dụng phụ nguy hiểm mà còn gây nên tình trạng kháng kháng sinh.

Nếu bệnh nhân kháng kháng sinh, thuốc kháng sinh được sử dụng theo kháng sinh đồ nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị. Thuốc có thể tác dụng với một số loại thuốc khác. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và phác đồ điều trị. Quá trình điều trị cần đảm bảo các biện pháp phòng ngừa bệnh, tránh lây nhiễm chéo hoặc để bệnh nhân bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh khác.

2.2. Khắc phục tình trạng mất nước

Các triệu chứng của viêm màng não có thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải. Để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để đo nước điện giải.

Nếu mất nước ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các chất bổ sung điện giải. Nhưng nếu mất nước diễn ra nặng hơn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp triều dịch qua tĩnh mạch kết hợp với thuốc uống để bù nước, bù điện giải.

2.3. Sử dụng thuốc Steroid

Steroid (Corticosteroids) là một loại thuốc kháng viêm, giảm đau, ức chế hệ miễn dịch, ngăn chạy giải phóng histamin. Thuốc có thể sử dụng theo đường uống, đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp nhằm điều trị các vấn đề về da, hệ miễn dịch và một số cơ quan. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, thời gian và đường dùng do bác bác sĩ chỉ định.

3. Phương pháp chữa trị viêm màng não ngay tại nhà

Viêm màng não ở mức độ nhẹ có thể được bác sĩ hỗ trợ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh có bất kỳ chuyển biến tiêu cực hay có dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần được đưa vào bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị ngay lập tức.

Cách phòng tránh viêm màng não

Bệnh viêm màng não có thể được phòng ngừa từ sớm bởi các biện pháp dưới đây:

  • Giữ khoảng cách với người bệnh, thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc bởi tác nhân gây bệnh viêm màng não có thể lây truyền qua đường giọt bắn khi người bệnh giao tiếp, ho, hắt hơi.
  • Tạo không gian sinh hoạt riêng, đặc biệt không dùng chung các vật dụng cá nhân để tránh nhiễm bệnh gián tiếp qua các đồ dùng cá nhân có chứa dịch tiết của người bệnh.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn đúng cách, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh mũi miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng theo hướng dẫn của chuyên gia.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển khỏe mạnh (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất). Trong các bữa ăn hàng ngày, nên ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khỏe khoắn bằng cách tham gia tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc, không sử dụng các chất kích thích, tiêu thụ thực phẩm độc hại.
  • Đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, không uống sữa chưa tiệt trùng và các chế phẩm được làm từ sữa chưa tiệt trùng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và có phương hướng xử lý sớm các nguy cơ tiềm ẩn và bệnh lý nguy hiểm nếu có.
  • Tiêm phòng vaccine phòng ngừa viêm màng não và các bệnh có thể gây viêm màng não như Hib, phế cầu khuẩn, khuẩn tuýp BC, ACYW,…

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về BỆNH VIÊM MÀNG NÃO CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? HẾT HẲN CÓ KHẢ NĂNG KHÔNG? Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: BỆNH VIÊM MÀNG NÃO CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? HẾT HẲN CÓ KHẢ NĂNG KHÔNG?
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: