BỆNH THẦN KINH LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT VỚI BỆNH TÂM THẦN?

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 02/12/2023

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết  BỆNH THẦN KINH LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT VỚI BỆNH TÂM THẦN? Mời các bạn cùng theo dõi.

Bệnh thần kinh là bệnh gì?

được gọi với cái tên khác là rối loạn thần kinh (loạn thần). Bệnh đề cập đến các trường hợp bất thường của hệ thần kinh bao gồm não, các rễ, đám rối và các dây thần kinh. Từ sự bất thường kể trên, các bộ phận khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, biểu lộ ra bằng các triệu chứng khác nhau.

Bệnh thần kinh nguy hiểm với tất cả các độ tuổi, với số lượng hàng trăm loại bệnh với các cách điều trị khác nhau. Thậm chí, tỉ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh lý này khá cao, vào khoảng hơn 11.000 người.

 

Phân loại bệnh thần kinh

Các bệnh thần kinh phổ biến nhất là:

Tai biến mạch máu não

 còn có tên gọi khác là đột quỵ. Đây là một trong các bệnh thần kinh nghiêm trọng. Bệnh xảy đến khi mạch máu bị nứt vỡ, hoặc bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục máu đông, gây ra hiện tượng chảy máu trong não.

Hậu quả là một phần của não không nhận được đủ lượng máu cần thiết gây nên tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho các tế bào. Phần não gặp tổn thương nặng, có thể bị tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.

Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh nhân mắc bệnh thần kinh. Khi bị đột quỵ, bệnh nhân cần được sơ cứu, cấp cứu và can thiệp chính xác để giảm tối đa nguy cơ tử vong.

Bệnh Parkinson

 là một dạng bệnh thần kinh khi các bộ phận trong não bị thoái hóa. Từ đó gây ảnh hưởng nhiều tới các chức năng vận động, sinh hoạt, làm thay đổi tính cách người bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều không có đủ dopamine trong não khiến cho quá trình cử động, kiểm soát cơ hay giữ thăng bằng rất khó khăn.

Khi không được điều trị sớm, bệnh thần kinh này gây ra nguy cơ sa sút trí tuệ, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu. Từ đó, các nguy cơ suy kiệt, khó khăn trong sinh hoạt, vận động hàng ngày cũng xảy đến.

Bệnh Alzheimer

là bệnh thường gặp với độ tuổi từ 65 trở lên. Bệnh gây sa sút trí tuệ do rối loạn thần kinh ảnh hưởng lên tư duy, trí nhớ, các kĩ năng xã hội của người bệnh.

Bệnh có các biểu hiện như: mất trí nhớ, khó khăn khi sử dụng từ ngữ, suy giảm khả năng phán đoán,… Người bệnh còn gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày: quên đường về nhà, quên cách vệ sinh cá nhân, quên mặt họ hàng,…

Với bệnh thần kinh này, bệnh nhân gặp nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng sống của người bệnh và những người xung quanh.

Bệnh đau nửa đầu

Hội chứng đau nửa đầu migraine là bệnh thần kinh với các cơn đau đầu dữ dội, nhói đau theo từng hồi, thường chỉ xuất hiện ở một bên nửa đầu. Bệnh nhân còn đi kèm với cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.

Người bệnh thường gặp các triệu chứng bất ngờ, khi không kịp chuẩn bị hay lường trước hậu quả. Khi phát bệnh, bệnh nhân bị bị đau liên tục từ 4 – 72 giờ tiếp theo.

Đa xơ cứng

Khi bệnh nhân gặp tình trạng não và tủy sống sẽ bị tổn thương gây nên các ảnh hưởng tới cơ thể. Bệnh xảy đến khi lớp bảo vệ myelin của các dây thần kinh bị tiêu diệt, khiến các dây thần kinh bị tổn thương.

Bệnh thần kinh này đặc trưng với các triệu chứng: rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ, nhận thức, suy yếu cơ dẫn đến khó khăn khi vận động, cử động. Tuy nhiên, mức độ bệnh còn tùy thuộc vào độ tổn thương thần kinh, kèm theo vị trí thần kinh bị ảnh hưởng. Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị nặng hơn hoặc thuyên giảm sau một thời gian dài.

Cách phân biệt giữa bệnh thần kinh và bệnh tâm thần

Các bệnh nhân mắc bệnh thần kinh và tâm thần đều có những bất thường từ mô não, vỏ não. Ngoài ra, các triệu chứng: rối loạn trí nhớ, rối loạn cảm xúc và rối loạn ý thức đều xảy ra ở các bệnh nhân bệnh thần kinh và tâm thần.

Cách phân biệt về các mặt bệnh thần kinh và tâm thần là: căn cứ vào mức độ tổn thương thực thể. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh khi tiến hành chụp chiếu, xét nghiệm và làm các bài trắc nghiệm tâm lý.

Trên thực tế, người bệnh thần kinh thường có tổn thương thực thể tại các vị trí như: tủy sống, não bộ, thần kinh ngoại vi,… Còn đối với bệnh tâm thần, bệnh nhân không có những tổn hại thực thể ở hệ thần kinh.

 

Bệnh nhân cũng có thể căn cứ vào các biểu hiện sau đây:

  • Bệnh thần kinh: Choáng váng; chóng mặt; tê bì chân tay, nửa người, nửa mặt; nôn mửa; co rút chân tay; đau đầu dữ dội; lú lẫn; sa sút trí tuệ; giảm trí nhớ,….
  • Bệnh tâm thần: Gặp ảo giác, hoang tưởng; hoảng hốt; khó kiềm chế cảm xúc; hay lo lắng, mất tập trung; cười nói một mình; gặp rối loạn giấc ngủ; khó tập trung tâm trí;…

Bởi vì các mối liên hệ như vậy, mà các bệnh nhân có thể không lựa chọn đúng chuyên khoa để khám. Do vậy, bệnh nhân có thể lựa chọn phương án khám tổng quát, hoặc thăm khám liên chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh.

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về BỆNH THẦN KINH LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT VỚI BỆNH TÂM THẦN?  Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: BỆNH THẦN KINH LÀ GÌ? CÁCH PHÂN BIỆT VỚI BỆNH TÂM THẦN?
Bài trước Bài sau
hotline 0866.106.088 hotline 0866.106.088
popup

Số lượng:

Tổng tiền: