Bệnh Parkinson và Chăm Sóc

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 30/03/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết Bệnh Parkinson và Chăm Sóc Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Chăm Sóc cho Người Mắc Bệnh Parkinson

Chăm sóc cho người thân mắc PD có thể là một công việc khó khăn, nhất là khi bệnh phát triển. Những người từng chăm sóc người thân mắc PD đã khuyến nghị thực hiện các bước sau (xem chi tiết hơn về các bước này ở phần cuối của tờ thông tin này): Chuẩn bị sẵn sàng, Giữ sức khỏe, Tìm kiếm sự trợ giúp (đừng cố gắng tự cáng đáng hết mọi việc), Nỗ lực duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người thân, và Động viên người mắc PD mà bạn đang chăm sóc phải luôn vận động.

Bước đầu tiên để chuẩn bị cho việc chăm sóc là học hỏi. Đọc tờ thông tin này cũng là một cách chuẩn bị cho khởi đầu của bạn. Bạn có thể tiếp cận thêm nhiều nguồn lực sẵn có trong mục Nguồn Lực của tờ thông tin này. Bệnh Parkinson (PD) giai đoạn đầu thường cần được hỗ trợ nhiều về mặt cảm xúc, hơn là sự chăm sóc thể chất. Đây là thời điểm thích hợp để các thành viên/người chăm sóc trong gia đình tự trau dồi vốn hiểu biết về căn bệnh.

2. Những Ai Mắc Bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson, được bác sĩ James Parkinson ghi chép lại vào năm 1817, là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai, sau bệnh Alzheimer. Theo ước tính, ở Hoa Kỳ hiện có khoảng 500.000 đến 1.500.000 người mắc bệnh Parkinson, mỗi năm lại có thêm 50.000 đến 60.000 ca được báo cáo mới. Hiện nay không có xét nghiệm khách quan nào cho bệnh Parkinson, do đó, tỷ lệ chẩn đoán sai có thể khá cao, nhất là khi một chuyên gia không tiếp xúc thường xuyên với căn bệnh này đưa ra chẩn đoán.

Do bệnh Parkinson ngày càng phổ biến ở người 60 tuổi trở lên, theo dự đoán, tỷ lệ người mắc bệnh Parkinson sẽ tăng nhanh khi dân số sinh ra trong thời kỳ bùng nổ tỷ lệ sinh già đi. Mặc dù PD xuất hiện phổ biến hơn ở người già, nhưng một số người trước độ tuổi 40 đã bắt đầu có những triệu chứng của bệnh. Các nhà nghiên cứu đã xác định những gia đình có tỷ lệ mắc PD tăng cao, và trong số đó, một vài gia đình cho thấy mối quan hệ di truyền từ các gen PD đã biết. Tuy nhiên, nguyên nhân di truyền gây bệnh Parkinson rất hiếm gặp, chỉ xảy ra trong khoảng
6–8% trên tổng số các ca bệnh. Hầu hết những người được chẩn đoán mắc PD đều không có người thân nào trong gia đình mắc PD. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể có một khuynh hướng di truyền làm phát triển PD, nhưng để phát triển bệnh thì có thể cần phải có sự tiếp xúc với một số chất độc hại trong môi trường (nhiều năm trước khi có triệu chứng). Người ta thường nói “di truyền nạp đạn cho khẩu súng, nhưng [sự tiếp xúc] môi trường mới là thứ bóp cò.” Các nghiên cứu dịch tễ học đang tích cực khám phá mối quan hệ giữa bệnh Parkinson và việc tiếp xúc với các tác nhân như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác.

3. Triệu Chứng

Không phải ai mắc bệnh Parkinson cũng có triệu chứng giống nhau và các triệu chứng có thể thay đổi theo diễn biến của bệnh. Mọi người đều sẽ có cả triệu chứng về vận động và không liên quan tới vận động. Thông thường, các triệu chứng vận động của PD khởi phát ở một bên cơ thể và có thể tiến triển dần sang cả hai bên. Thường thì có một bên cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn bên còn lại. Những triệu chứng chính phổ biến nhất liên quan tới bệnh Parkinson là:

  • Chứng run: 

  • Không phải ai bị PD cũng mắc chứng run, nhưng đây là một triệu chứng phổ biến. Chứng run được mô tả là hành động “vê viên thuốc” của bàn tay/ngón tay, thường nhận thấy rõ nhất khi nghỉ ngơi và có thể giảm bớt khi hoạt động hoặc chuyển động. Run thường bắt đầu ở một bên cơ thể—thường là bàn tay—nhưng cũng có thể bao gồm cả cánh tay, bàn chân, cẳng chân và cằm.

  • Căng cứng hoặc cứng cơ: 

  • Ngoài hệ quả khiến cho việc vận động trở nên khó khăn, hiện tượng cứng cơ còn gây đau cơ. Triệu chứng này lúc đầu thường được cho là do các hội chứng đau hoặc viêm khớp, và mọi người thường tìm kiếm sự chăm sóc y tế để điều trị các triệu chứng “viêm quanh khớp vai thể đông cứng” hoặc “viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay” và những lời than phiền kêu đau khác về vấn đề chỉnh hình.

  • Vận động chậm chạp (chứng vận động chậm)

  • Các triệu chứng xuất hiện với hiện tượng cánh tay của một bên cơ thể bị suy yếu hoặc suy giảm khả năng thực hiện các nhiệm vụ vận động thông thường ở tốc độ bình thường. Những bệnh nhân mắc triệu chứng này có thể mất khả năng biểu cảm bình thường trên gương mặt, trông giống như họ đang “đeo mặt nạ” khi nói chuyện với người khác. Gia đình và bạn bè có thể nhận xét rằng người đó cười ít hơn hoặc tỏ thái độ không quan tâm, trong khi thực tế là họ không thể chuyển động các cơ mặt để thể hiện cảm xúc của họ ra ngoài.

  • Khó khăn trong việc giữ thăng bằng và đi bộ

  •  Ban đầu, mọi người sẽ gặp khó khăn khi đi bộ ở tốc độ bình thường hoặc có thể thấy việc nhấc chân lên đã là rất khó, khiến bàn chân bên này “lê bước” đằng sau bàn chân bên kia. Hoặc họ có thể tiến về phía trước bằng cách đi những bước nhỏ bất thường hoặc quay lại bằng cách đi từng bước ngắn. Cuối cùng, các vấn đề về tư thế dẫn đến hệ quả là thân người khom xuống với dáng đi lê bước dễ nhận thấy. Hệ quả mất thăng bằng cơ thể có thể khiến người đó vấp ngã hoặc đi đứng khó khăn. Người bệnh có thể không còn khả năng vươn cánh tay ra theo bản năng để “chống” lại việc khi bị ngã, khiến họ có nguy cơ gặp thương tích cao hơn. Hầu hết mọi người sau nhiều năm kể từ thời điểm được chẩn đoán mắc bệnh mới gặp các vấn đề về tư thế. Một số cá nhân cũng trải qua các đợt “bất động” khi họ không thể di chuyển trong vài giây hoặc vài phút. Tình trạng này thường xảy ra nhất khi họ đang đi tới lối ra cửa hay một không gian nhỏ hoặc kín khác.

Mặc dù chưa có xét nghiệm đặc hiệu nào để xác định bệnh Parkinson, vẫn có một vài phương pháp giúp chẩn đoán bệnh. Thông thường, việc chẩn đoán được tiến hành dựa trên xét nghiệm thần kinh để đánh giá các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của chúng. Nếu triệu chứng đủ nghiêm trọng, người ta có thể tiến hành một xét nghiệm thử nghiệm thuốc chống Parkinson. Quét não có thể cũng sẽ được thực hiện để loại bỏ nguyên nhân do các bệnh khác có triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson. Luôn có ít nhất hai triệu chứng cơ bản trong số trên sẽ xuất hiện khi chẩn đoán bệnh Parkinson.

Theo thang đo Hoehn và Yahr, hệ thống thường được sử dụng để mô tả diễn tiến các triệu chứng của bệnh Parkinson,

4. bệnh Parkinson có các giai đoạn như sau:

  • Triệu chứng báo trước 

  • (những triệu chứng có thể xuất hiện nhiều năm trước khi bệnh được chẩn đoán): Trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi, rối loạn sắc giác, táo bón, mất năng lực khứu giác (suy giảm khứu giác), gặp vấn đề về giấc ngủ, suy nghĩ chậm chạp
  • Giai đoạn I:

  •  Triệu chứng vận động xuất hiện ở một bên cơ thể

  • Giai đoạn II: 

  • Triệu chứng lan ra cả hai bên cơ thể

  • Giai đoạn III: 

  • Khả năng thăng bằng bắt đầu bị suy yếu

  • Giai đoạn IV: 

  • Gặp khó khăn về dáng đi, bước chân bị đông cứng hoặc bước nhanh và ngắn. Nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến phần trung tâm hoặc đường giữa của cơ thể như khó nuốt, khó giữ thăng bằng và gia tăng các vấn đề không liên quan đến vận động

  • Giai đoạn V: 

  • Không thể di chuyển một cách độc lập, dần phụ thuộc vào xe lăn hoặc thiết bị hỗ trợ di chuyển khác

5. Người mắc bệnh Parkinson có thể biểu hiện một số triệu chứng như sau khi bệnh tiến triển:

  • Khó nuốt (thường là triệu chứng xuất hiện muộn hơn): 

  • Có ít nhất 50% bệnh nhân Parkinson gặp các vấn đề khi nuốt (chứng khó nuốt) có thể khiến họ chảy nước dãi, làm rớt thức ăn hoặc đồ uống từ miệng, hoặc đẩy thức ăn xuống họng trước khi thức ăn sẵn sàng để nuốt xuống. Người mắc bệnh Parkinson và người chăm sóc cần lưu ý dấu hiệu bị nghẹn do tắc thức ăn trong họng hoặc ứ lại sau khi ăn. Do gặp khó khăn khi ho và làm sạch phổi, bệnh nhân Parkinson cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm phổi. Có thể chữa các vấn đề về nuốt bằng trị liệu ngôn ngữ.

  • Các vấn đề về khả năng nói

  • Ước tính từ 60% đến 90% bệnh nhân Parkinson sẽ gặp khó khăn khi nói. Người mắc PD có thể nói rất nhỏ và có thể gây khó hiểu (chứng nói thều thào). Sự suy giảm khả năng nói được gọi là chứng loạn văn ngôn và thường được biểu hiện qua khả năng nói yếu, chậm hoặc thiếu sự liên kết trong lời nói, có thể ảnh hưởng đến âm lượng và/hoặc âm vực. Giọng nói có thể khàn đặc hoặc bật ra nhát gừng. Thông thường, các vấn đề về khả năng nói sẽ ngày càng nghiêm trọng. Có thể chữa các vấn đề về khả năng nói bằng phương thức trị liệu ngôn ngữ.

  • Vấn đề về nhận thức (xử lý và sử dụng thông tin): 

  • Đa phần những người được chẩn đoán mắc PD sẽ bị suy giảm nhận thức ở một mức độ nào đó với mức độ nghiêm trọng sẽ tăng dần theo thời gian. Một cá nhân có thể bị đãng trí, mất tập trung, suy yếu các kỹ năng điều hành của não bộ (giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đa nhiệm), hoạt động trí não chậm hơn (nhớ tên gọi, tiếp thu thông tin mới) và gặp khó khăn về ngôn ngữ và năng lực thị giác-không gian. Cần theo dõi việc sử dụng tất cả các loại thuốc, vì nếu sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson ở liều lượng cao thì có thể gây ra suy giảm nhận thức, như chứng ảo giác hoặc lú lẫn.

 

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về Bệnh Parkinson và Chăm Sóc Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: Bệnh Parkinson và Chăm Sóc
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: