-
- Tổng tiền thanh toán:
BỆNH PARKINSON GIAI ĐOẠN ĐẦU: DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 29/03/2024
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết BỆNH PARKINSON GIAI ĐOẠN ĐẦU: DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Bệnh Parkinson giai đoạn đầu là gì?
Bệnh Parkinson giai đoạn đầu
là tình trạng bệnh khi mới bắt đầu xuất hiện, ở cấp độ đầu tiên trong 5 giai đoạn tiến triển của bệnh theo thang điểm đánh giá Hoehn và Yahr. Bệnh Parkinson giai đoạn đầu thường có quá trình tiến triển âm thầm và chưa ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người bệnh.
Parkinson thường gặp ở người cao tuổi, xảy ra khi các tế bào não bị thoái hóa (mất tế bào sản sinh chất dẫn truyền thần kinh dopamin). Khi đó, các nhóm tế bào thần kinh mất khả năng kiểm soát những hoạt động liên quan của cơ thể, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động, chân tay có hiện tượng bị run, cứng, cử động dần trở nên chậm chạp…
Theo thang điểm đánh giá của Hoehn và Yahr, bệnh được chia thành 5 giai đoạn phát triển chính, bao gồm:
-
Giai đoạn đầu (giai đoạn 1):
-
Xuất hiện các triệu chứng liên quan không quá rõ ràng ở một bên cơ thể.
-
Giai đoạn 2:
-
Các triệu chứng xuất hiện toàn thân tuy nhiên người bệnh vẫn còn khả năng phản xạ.
-
Giai đoạn 3:
-
Ở giai đoạn này, người bệnh dần bị suy giảm phản xạ vận động và gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng.
-
Giai đoạn 4:
-
Người bệnh bắt đầu bị hạn chế vận động, chỉ có thể tự di chuyển ở cự ly gần.
-
Giai đoạn 5:
-
Mất khả năng di chuyển, không thể tự đi lại.
Parkinson là căn bệnh có nguy cơ gây tàn phế đứng thứ 2 chỉ sau các bệnh về mạch máu não. Việc sớm can thiệp điều trị có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng sống đáng kể.
2. Triệu chứng của bệnh Parkinson giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, bệnh Parkinson có thể gây ra các triệu chứng liên quan ở một bên cơ thể, tuy nhiên biểu hiện thường không quá rõ ràng. Dưới đây là một số triệu chứng nhẹ, khó nhận biết có thể xảy ra của bệnh Parkinson giai đoạn đầu:
-
Triệu chứng run:
-
Run là biểu hiện ban đầu phổ biến ở giai đoạn sớm của bệnh Parkinson. Người bệnh có thể có các cơn co giật, run nhẹ thoáng qua ở cổ tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân… Đôi khi, người bệnh Parkinson giai đoạn đầu gặp phải hiện tượng run ở cằm, lưỡi và môi. Triệu chứng này có xu hướng xuất hiện vào thời gian nghỉ ngơi, gia tăng cường độ khi cơ thể bị căng thẳng hay mệt mỏi, giảm dần trong lúc vận động và biến mất khi ngủ.
-
Kiểm soát chuyển động có thể khó khăn:
-
Những thay đổi tại não do bệnh Parkinson giai đoạn đầu có thể khiến người bệnh gặp khó khăn nhẹ trong việc kiểm soát chuyển động của cơ thể, đặc biệt là các cử động tinh vi. Trong đó, khó khăn trong thao tác viết chữ là biểu hiện dễ nhận biết ở người bị Parkinson giai đoạn sớm. Ví dụ, ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson người bệnh có thể viết chữ chậm hơn, nét chữ đứt quãng, khoảng cách các chữ gần hơn và kích thước chữ nhỏ hơn so với trước kia.
-
Rối loạn giấc ngủ :
-
Sự suy yếu hệ thần kinh do ảnh hưởng của bệnh Parkinson giai đoạn đầu có thể khiến người bệnh gặp phải các vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ nhẹ như mất ngủ, thiếu ngủ, cử động trong lúc ngủ (vung tay, đá chân, mộng du…). Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, triệu chứng bệnh Parkinson liên quan đến rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra nhẹ, thoáng qua, thỉnh thoảng hoặc thường xuyên.
-
Hiện tượng tê cứng, cử động kém:
-
Ở giai đoạn sớm, người bệnh Parkinson dần bị suy giảm vận động. Các bộ phận trên cơ thể có thể có hiện tượng tê cứng. Tình trạng cứng khớp, cử động chậm ở người bệnh Parkinson giai đoạn đầu thường sẽ kéo dài với cường độ tăng dần.
-
Thay đổi giọng nói:
-
Bệnh Parkinson giai đoạn đầu ảnh hưởng đến hoạt động của não, trong đó có vùng não đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ, có thể gây ra một số thay đổi nhẹ về giọng nói như khó nói, giọng khàn đặc, tông giọng thấp hơn…
-
Ảnh hưởng đến biểu cảm của gương mặt:
-
Người bị bệnh Parkinson giai đoạn đầu có thể gặp khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc trên gương mặt, khó nháy mắt, khó kiểm soát cơ mặt…
-
Thay đổi tư thế:
-
Ở giai đoạn sớm, bệnh Parkinson bắt đầu gây ra những thay đổi về tư thế như nghiêng người về phía trước, cúi thấp người vì mất trọng tâm cơ thể… Lâu dần, các triệu chứng này sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, các triệu chứng nói trên có thể không quá rõ ràng, người bệnh khó nhận biết. Đến khi tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng, triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện rõ ràng với tần suất thường xuyên hơn.
3. Bệnh Parkinson giai đoạn đầu có nguy hiểm không?
Bệnh Parkinson giai đoạn đầu chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Mức độ ảnh hưởng của bệnh Parkinson giai đoạn đầu đối với mỗi người bệnh có thể khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Như đã nói, ở giai đoạn sớm, người bệnh Parkinson có thể bắt đầu gặp phải các triệu chứng nhẹ như run, cử động khó khăn, tê cứng một bên cơ thể. Thế nhưng, lúc này người bệnh vẫn có thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu người bệnh chủ quan bỏ qua các triệu chứng ban đầu, làm chậm trễ việc chẩn đoán và chữa trị có thể khiến bệnh tiến triển nhanh. Khi đó, bệnh sẽ khó kiểm soát hơn và cuối cùng người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
4. Cách chẩn đoán bệnh Parkinson giai đoạn đầu
Để chẩn đoán bệnh Parkinson giai đoạn đầu, bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng liên quan đến vận động của người bệnh như giảm vận động, run cơ một bên cơ thể (khi thư giãn), vận động kém… Người bệnh cần thực hiện bài kiểm tra ngón tay chỉ mũi để bác sĩ đánh giá tình trạng run rẩy. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh Parkinson giai đoạn sớm dựa vào biểu hiện lâm sàng có thể gặp trở ngại. Vì triệu chứng của bệnh không rõ ràng hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Đối với người cao tuổi bị nghi ngờ mắc bệnh Parkinson, bác sĩ cần loại trừ các nguyên nhân gây giảm cử động tự phát như suy giáp, tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần,… Do đó, bên cạnh xem xét các triệu chứng lâm sàng, trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ hỏi thêm về bệnh sử, thói quen sinh hoạt của gia đình.
Trong một số trường hợp, để có thể chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson giai đoạn đầu, người bệnh cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI, chụp PET CT, siêu âm… Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có thể được áp dụng cho các trường hợp người bệnh có đặc điểm lâm sàng không điển hình như té ngã, tăng phản xạ, suy giảm nhận thức…
5. Cách điều trị bệnh Parkinson giai đoạn đầu
Bệnh Parkinson giai đoạn đầu thường chưa cần điều trị chuyên sâu, vì lúc này các triệu chứng vẫn chưa nghiêm trọng. Ở giai đoạn đầu, việc điều trị tập trung vào mục đích giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh.
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho người mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu sử dụng một số loại thuốc như thuốc đồng vận dopamine (rotigotine, pramipexole, apomorphine, ropinirole…), thuốc thay thế dopamine (madopar, syndopa, sinemer…), thuốc ức chế dị hóa dopamine (selegiline, tolcapone…), thuốc kháng cholinergic (benztropine)…
Để ngăn chặn bệnh Parkinson tiến triển, người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn chỉ định sử dụng thuốc kết hợp các biện pháp phục hồi chức năng (trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu, tập yoga, tập dưỡng sinh…) và chế độ dinh dưỡng chuyên biệt. Trong đó, một số nguyên tắc dinh dưỡng người mắc bệnh Parkinson cần lưu ý bao gồm ưu tiên thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, dopamine, omega-3 và chất xơ, đồng thời tránh tiêu thụ dư thừa protein, hạn chế dùng thực phẩm nhiều đường, chất kích thích…
Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:
Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên
Công dụng của BENCEDA:
+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.
+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.
+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não
+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.
+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.
Đối tượng sử dụng:
+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.
+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về phẫu thuật u não lành tính Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này