-
- Tổng tiền thanh toán:
bệnh động kinh và bệnh trầm cảm
Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 05/03/2024
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết bệnh động kinh và bệnh trầm cảm Mời các bạn cùng theo dõi
1. BỆNH ĐỘNG KINH
Động kinh là những rối loạn kịch phát các chức năng của não về vận động hoặc cảm giác, giác quan, tâm thần, kèm theo mất ý thức vài giây đến vài phút, xuất hiện đột ngột, mất đi một cách tự nhiên, cơn nhắc đi nhắc lại mang tính chất định hình và chu kỳ.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (1993), tỉ lệ động kinh giao động từ 0,5% - 1,5% dân số. Năm 2001, trên thế giới có 50 triệu người mắc chứng động kinh. Ở nước ta, điều tra tỉ lệ mắc động kinh từ 0,3% - 0,6% dân số. Những nguyên nhân dẫn đến động kinh thường khác nhau, từ việc do nhiễm trùng trước khi sinh và chấn thương sọ não, đến những tổn thương về não do những tai biến, đột qụy, nhiễm khuẩn hay ngộ độc. Những yếu tố về gen, di truyền cũng đóng góp một phần quan trọng ở một số dạng động kinh.
Dấu hiệu nhận biết một cơn động kinh điển hình: Cơn xuất hiện đột ngột, người bệnh đang hoạt động bỗng nhiên rơi vào tình trạng mất ý thức ngã vật ra. Ngay lúc đó xuất hiện các hiện tượng sau: Giai đoạn co cứng, tay chân co rúm lại, cứng đờ, đồng tử co lại, mạch, huyết áp tăng. Giai đoạn co giật, giật đều các tay chân và các cơ. Giai đoạn doãi cơ, co giật giảm dần đến mất hẳn, cơ bắp doãi ra, đồng tử giãn ra, có thể đi tiêu, đi tiểu.
2. BỆNH TRẦM CẢM
Là một bệnh lý về tâm thần với biểu hiện rối loạn cảm xúc, xảy ra với một người ở thời điểm nào đó trong cuộc đời. Bệnh đặc trưng với cảm xúc trầm buồn, mất quan tâm hứng thú và mệt mỏi kéo dài. Bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi hoàn toàn, một số người có thể bị tái phát và trở thành mạn tính.
Tỷ lệ bệnh có khoảng 10 - 15% người lớn trong dân số chung có ít nhất một cơn trầm cảm trong giai đoạn nào đó của cuộc sống. Tuổi phát bệnh thường gặp nhất là 20 - 50, tuổi trung bình thường gặp là khoảng 40 tuổi. Trầm cảm thường gặp ở nữ gấp 2 lần so với nam. Trầm cảm thường gặp ở những vùng nông thôn hơn là ở thành thị. Tỉ lệ của bệnh trầm cảm cao hơn đáng kể ở người có mối quan hệ xã hội kém hoặc li dị, góa bụa.
Nguyên nhân của bệnh do di truyền: Người thân với người bị bệnh trầm cảm có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn trong dân số chung. Tỉ lệ bệnh trầm cảm ở sinh đôi cùng trứng là 65% - 75%, trong khi ở trẻ sinh đôi khác trứng chỉ 14% - 19%. Bất thường trong chất dẫn truyền thần kinh: Có 3 chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến bệnh lý trầm cảm đó là Norepinephrine, Serotonine và Dopamine. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, trong bệnh trầm cảm, cả ba chất dẫn truyền thần kinh này đều sụt giảm nồng độ đáng kể trong não bộ và dịch não tủy của người bệnh. Nội tiết: Bệnh trầm cảm liên quan đến trục tuyến thượng thận và trục tuyến giáp. Theo đó, bệnh trầm cảm thường xảy ra khi có sự tăng tiết Cortisol và giảm phóng thích Thyroid stimulating hormon (TSH). Các yếu tố tâm lý xã hội: Căng thẳng, stress, thất nghiệp…
Người mắc bệnh trầm cảm gồm 12 dấu hiệu sau: Cảm xúc trầm cảm chiếm khoảng 90% các trường hợp, người bệnh than phiền mình cảm thấy buồn, chán nản, trống rỗng, vô vọng hoặc không còn tha thiết điều gì nữa. Ở trẻ em thường xuất hiện tình trạng cáu kỉnh, bực bội, trốn học, không vâng lời. Các dấu hiệu khác như: Mất hứng thú, ăn mất ngon, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm thần vận động; mệt mỏi, mất năng lượng; mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội; thiếu quyết đoán và giảm tập trung chú ý; ý tưởng và hành vi tự sát; lo âu. Dấu hiệu cơ thể thường gặp đau đầu, đau lưng, chuột rút, buồn nôn, táo bón, thở nhanh, thở sâu, đau ngực; những triệu chứng này làm bệnh nhân trầm cảm thường tìm đến các cơ sở y tế đa khoa thay vì tâm thần. Dấu hiệu loạn thần: ảo giác và hoang tưởng; các bệnh nhân trầm cảm nếu có biểu hiện loạn thần thường khó đáp ứng với điều trị và cũng dễ tái phát hơn.
Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:
Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên
Công dụng của BENCEDA:
+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.
+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.
+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não
+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.
+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình
+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.
Đối tượng sử dụng:
+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.
+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về bệnh động kinh và bệnh trầm cảm Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này