6 NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN TỚI CẢM GIÁC BỊ MẤT THĂNG BẰNG

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 08/04/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết 6 NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN TỚI CẢM GIÁC BỊ MẤT THĂNG BẰNG Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Thế nào là cảm giác bị mất thăng bằng?

Mất thăng bằng là trạng thái cơ thể không giữ được cân bằng như bình thường. Tình trạng này thường xuất hiện khi cơ thể mệt mỏi, bị căng thẳng thần kinh hoặc mất thăng bằng khi thay đổi tư thế đột ngột. Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh liên quan đến thần kinh hoặc do nhiều nguyên nhân khác. 

Ở cơ chế bình thường, cơ thể người được giữ thăng bằng bởi sự phối hợp của hệ thống thần kinh, cơ quan cân bằng ở tai, tim và mạch máu nhằm duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nếu chức năng của hệ thống này kém đi, hoặc có bất cứ cơ quan nào gặp vấn đề có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất thăng bằng.  

Mất thăng bằng do bệnh lý có thể kèm theo các dấu hiệu khác như: hoa mắt,chóng mặt buồn nôn, đứng không vững, bị té ngã, thị lực kém, ù tai,… Đây đều là những dấu hiệu của mất thăng bằng, cảnh báo bất thường về sức khỏe không nên chủ quan.

Cảm giác mất thăng bằng có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột

Cảm giác mất thăng bằng có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột

2. Các nguyên nhân làm rối loạn thăng bằng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cảm giác bị mất thăng bằng của cơ thể. Trong đó có thể phân loại cùng với các nguyên nhân như sau:

2.1 Mất thăng bằng do bệnh lý về não, thần kinh

Biểu hiện thường thấy là cảm giác chóng mặt, buồn nôn, thậm chí nôn ói và không giữ được thăng bằng cơ thể. Kèm theo đó là hoa mắt, mắt nhìn đảo lộn hoặc quay cuồng. Xuất hiện các dấu hiệu gợi ý tổn thương thần kinh như: sốt, tư thế duỗi cứng mất não..., đau đầu. Nguyên nhân là do mắc bệnh lý về não hoặc tổn thương trong tai, hệ thần kinh. 

2.2 Chóng mặt do vấn đề ở ốc tai

Tai là cơ quan chính tác động đến sự thăng bằng của cơ thể. Nếu có vật thể lạ rơi vào ốc tai rất dễ dẫn đến tình trạng tổn thương tiền đình ốc tai, dẫn đến biểu hiện chóng mặt. Đây là biểu hiện lành tính, tình trạng sẽ hết khi vật thể lạ được lấy ra ngoài. 

Cảm giác mất thăng bằng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cảm giác mất thăng bằng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

2.3 Mất thăng bằng do viêm dây thần kinh tiền đình

Một nguyên nhân dẫn đến cảm giác bị mất thăng bằng là do nguyên nhân viêm dây thần kinh tiền đình. Tình trạng này xuất hiện do virus tấn công làm rối loạn kết nối giữa não bộ với tai trong. Biểu hiện của bệnh nhân là chóng mặt, bước đi loạng choạng, đau bụng,... 

2.4 Rối loạn cân bằng do thuốc

Rất nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ dẫn đến chóng mặt và mất thăng bằng. Điển hình là: thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, một số loại kháng sinh hoặc thuốc điều trị ,... Khi ngưng thuốc có thể hết được biểu hiện này. 

2.5 Mất thăng bằng do bệnh Meniere

Meniere là căn bệnh gây rối loạn thăng bằng, chóng mặt nghiêm trọng kéo dài, thậm chí kéo dài đến vài giờ. Kèm theo là triệu chứng nôn mửa, ù tai, giảm thính lực,…  

Mất thăng bằng do các bệnh liên quan đến thần kinh, tiền đình

Những người thường xuyên bị đau nửa đầu thường sẽ kèm theo cảm giác chóng mặt, ù tai, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, đồng thời mất thăng bằng nếu đứng lên, đi lại. Hay các bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh như: thoái hóa đốt sống cổ, đa xơ cứng, bệnh Parkinson,… cũng dẫn đến cảm giác bị mất thăng bằng và các biểu hiện nghiêm trọng khác. 

Khi có triệu chứng mất thăng bằng và các biểu hiện khác cần phải đi khám ngay

Khi có triệu chứng mất thăng bằng và các biểu hiện khác cần phải đi khám ngay

3. Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi bị mất thăng bằng

Với những dạng rối loạn thăng bằng lành tính thì triệu chứng có thể hết trong thời gian ngắn hoặc sau khi khắc phục được nguyên nhân. Ví dụ như: ngưng sử dụng thuốc, gắp vật thể lạ trong tai, điều chỉnh huyết áp,… Tuy nhiên, nếu cảm giác bị mất thăng bằng kèm theo những dấu hiệu sau đây thì đó là cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe: 

  • Bệnh nhân mất thăng bằng và nhìn mờ, nhìn kém, thậm chí mờ hai mắt. 

  • Có dấu hiệu liệt một bên cánh tay, liệt mặt, liệt 1 bên cơ thể.

  • Đau đầu dữ dội hoặc đau đầu không giảm khi sử dụng thuốc giảm đau. 

  • Mất thăng bằng kèm theo khó nói, nói ngập ngừng. 

  • Ngất xỉu hoặc quay cuồng, nôn mửa.

Tất cả đều là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe. Đặc biệt đây có thể là biểu hiện của các tình trạng trầm trọng như: vỡ mạch máu, đông máu làm tắc mạch máu, phình mạch máu, liệt dây thần kinh,… Do vậy, khi bệnh nhân gặp tình trạng này cần phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. 

Bất cứ dấu hiệu nào của mất thăng bằng cũng không nên chủ quan

Bất cứ dấu hiệu nào của mất thăng bằng cũng không nên chủ quan

4. Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị mất thăng bằng

Bệnh nhân khi có cảm giác bị mất thăng bằng hoặc kèm theo các triệu chứng khác sẽ được chỉ định làm các kiểm tra, thăm khám về thể chất và thần kinh để xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị:

Phương pháp chẩn đoán chung

  • Kiểm tra thính giác, thị lực.

  • Kiểm tra biểu đồ tư thế bằng thiết bị chuyên biệt.

  • Làm nghiệm pháp Dix-Hallpike để xác định xem bạn có cảm giác sai về chóng mặt hay không.

  • Xét nghiệm hình ảnh bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) và hay chụp CT cắt lớp để xác định bệnh lý hay tổn thương gây mất thăng bằng.

  • Kiểm tra huyết áp và nhịp tim trong khoảng thời gian nhất định hoặc trong các tư thế khác nhau.

5. Phương pháp điều trị

Việc điều trị cảm giác bị mất thăng bằng sẽ phụ thuộc và từng trường hợp với các nguyên nhân được xác định cụ thể sau khi thăm khám, kiểm tra và làm xét nghiệm cần thiết. Các phương pháp chính được sử dụng trong trường hợp này thường là: thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình nhằm cân bằng lại cơ thể, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống phù hợp, nhiều trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ. 

Cảm giác bị mất thăng bằng luôn là cảnh báo bất thường về sức khỏe. Do vậy, nếu có dấu hiệu gì liên quan đến các cảnh báo bất thường này, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị ngay từ sớm. 

Người bệnh tai biến mạch máu não tham khảo sử dụng sản phẩm Benceda:

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về 6 NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN TỚI CẢM GIÁC BỊ MẤT THĂNG BẰNG Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: 6 NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN TỚI CẢM GIÁC BỊ MẤT THĂNG BẰNG
Bài trước Bài sau
hotline 096.284.7373 hotline 0243.686.5568
popup

Số lượng:

Tổng tiền: