4 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO NGƯỜI NHÀ CẦN BIẾT

Tác giả: Bích Ngọc Ngày đăng: 19/07/2024

Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà rất nhiều người gặp phải đặc biệt là người lớn tuổi. Vì vậy để có cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về các giai đoạn của bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết 4 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO NGƯỜI NHÀ CẦN BIẾT  Mời các bạn cùng theo dõi

1. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não

Chăm sóc tốt cho bệnh nhân là điều mà người nhà mong muốn, cũng giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn, giảm áp lực tinh thần và có niềm tin vào cuộc sống.

2.  Chế độ dinh dưỡng

Đối với người bị xuất huyết não không bị biến chứng liệt cơ hầu họng, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống và hấp thu dinh dưỡng đầy đủ qua thực phẩm. Chế độ ăn cho bệnh nhân cần lưu ý:

3. Giảm lượng muối:

Giảm lượng muối sử dụng trong các món ăn giúp phòng ngừa tăng huyết áp tim mạch, rối loạn mỡ máu, giảm nguy cơ xuất huyết não tái phát.

4. Thức ăn chế biến dạng mềm:

Cháo và các loại súp rất thích hợp cho người bệnh vì dễ ăn, dễ tiêu hóa lại giàu dinh dưỡng.

5. Chia nhỏ các bữa ăn:

Người bệnh xuất huyết não có thể gặp khó khăn khi ăn uống, không tự chủ được bản thân trong nhiều mặt, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng cung cấp đều đặn.

6. Tăng cường hoa quả và rau xanh:

Nên sử dụng nước ép rau củ quả và kết hợp rau xanh trong các món súp, canh để bổ sung Vitamin và khoáng chất, bệnh nhân cũng dễ tiêu hóa hơn.

7. Hạn chế chất béo, mỡ động vật, các chất kích thích khác:

Nguy cơ xuất huyết não tái phát sẽ được hạn chế nếu kiểm soát tốt vấn đề mỡ máu và ổn định mạch máu. Điều này cũng cần được thực hiện ngay trong các món ăn hàng ngày, hạn chế sử dụng mỡ động vật và chất béo không tốt.

Bệnh nhân xuất huyết não bị biến chứng liệt cơ hầu họng không thể ăn uống bình thường, tuy nhiên cơ thể vẫn cần đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Vì thế những bệnh nhân này sẽ cần cấp dinh dưỡng qua ống xông. Lưu ý cần nâng bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi khi ăn, theo dõi cẩn thận phản ứng cơ thể người bệnh. Khi cung cấp dinh dưỡng quá nhanh, bệnh nhân sẽ bị nôn và đầy bụng.

8. Hỗ trợ vệ sinh cá nhân

Nếu bệnh nhân sau xuất huyết não không bị biến chứng rối loạn đại, tiểu tiện thì có thể tự chủ động trong việc chăm sóc bản thân này. Nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi đi tiểu, đại tiện thì người nhà cần hỗ trợ người bệnh trong vệ sinh cá nhân.

Nếu chế độ ăn của người bệnh thiếu chất xơ từ rau củ quả, tình trạng táo bón có thể xảy ra. Nếu táo bón nặng khiến bệnh nhân không thể đi đại tiện thì cần có biện pháp hỗ trợ.

Những bệnh nhân xuất huyết não bị rối loạn đại tiểu tiện thường có tâm lý tự ti về bản thân, dễ cáu gắt khó chịu, vì thế việc chia sẻ và hỗ trợ từ người thân rất quan trọng.

9. Tập luyện và vận động phục hồi

Với bệnh nhân bị biến chứng nhẹ sau xuất huyết não, nếu có kế hoạch luyện tập và vận động phù hợp có thể phục hồi được một phần. Mức độ vận động cho người bệnh nên từ nhẹ đến nặng, người nhà nên để bệnh nhân tự làm tối đa để phục hồi tốt hơn.

Nếu gặp khó khăn trong việc xây dựng bài tập phục hồi chức năng, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phục hồi chức năng. Việc động viên tinh thần cho người bệnh trong suốt quá trình khó khăn này cũng rất quan trọng.

10. Biện pháp phòng xuất huyết não tái phát

Bệnh nhân xuất huyết não có nguy cơ bệnh tái phát rất cao, vì thế bên cạnh việc chăm sóc đảm bảo sinh hoạt hàng ngày, người chăm sóc cùng người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

11. Không tắm khuya và hạn chế tiếp xúc gió lạnh:

Đây là hai yếu tố dễ gây xuất huyết não, đặc biệt ở người huyết áp cao.

12. Giữ thân nhiệt ổn định:

Cần giữ ấm cơ thể tốt khi thời tiết chuyển lạnh, hạn chế ra nắng quá lâu vào thời gian trưa - chiều để tránh sốc nhiệt. Thân nhiệt biến chuyển nhanh khiến mạch máu không kịp thích ứng rất dễ gây vỡ và xuất huyết.

13. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan:

Tỉ lệ tái phát xuất huyết não cao hơn ở những người làm việc quá sức, thường xuyên căng thẳng, stress, đặc biệt là khi xúc động mạnh và ngủ thiếu giấc.

14. Không vận động thể lực quá mạnh:

bệnh nhân xuất huyết não cần lựa chọn các hình thức thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,… hạn chế việc chạy nhanh, đá bóng hay mang vác nặng.

15. Kiêng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích:

Những chất gây hại trong những thực phẩm này làm tăng nguy cơ xuất huyết não tái phát.

16. Điều trị tích cực các bệnh lý liên quan:

Bệnh nhân bị tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch,… cần điều trị triệt để và tích cực.

17.  Chẩn đoán và điều trị xuất huyết não

Chẩn đoán ban đầu xuất huyết não sẽ dựa trên dấu hiệu lâm sàng, sau đó bệnh nhân được chụp CT sọ não hoặc chụp MRI sọ não hoặc kết hợp cả hai để chẩn đoán chính xác. Hai phương pháp chẩn đoán này đều cho phép quan sát cấu trúc rõ nét bên trong não, phát hiện và xác định các vùng máu tụ, tổn thương não do xuất huyết.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương não và toàn trạng chung của người bệnh. Mục tiêu duy trì chức năng sống và điều chỉnh các hằng số sinh li, chống phù não tích cực và điều trị theo thể bệnh.

Để phục hồi những tổn thương não, người bệnh cần điều trị kéo dài với những biện pháp như vật lý trị liệu, tập nói đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi và sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Chi tiết xem thêm tại: >>> BENCEDA - Tăng cường chức năng não - Hộp 60 viên

Công dụng của BENCEDA:

+ Giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả nhanh chóng, học nhanh hơn và củng cố bộ nhớ hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, áp lực trong công việc.

+ Hỗ trợ hoạt huyết, tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não.

+ Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não

+ Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não.

+ Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

+ Phòng ngừa các chứng rối loạn trí nhớ bao gồm Alzheimer.

Đối tượng sử dụng:

+ Người bị thiểu năng tuần hoàn não có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

+ Người bị suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình, tê bì chân tay.

+ Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

+ Người bị bệnh rối loạn trí nhớ Alzheimer.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về 4 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO NGƯỜI NHÀ CẦN BIẾT Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp được các bạn trong việc phát hiện và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này 

Bạn đang xem: 4 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO NGƯỜI NHÀ CẦN BIẾT
Bài trước Bài sau
hotline 0866.106.088 hotline 0866.106.088
popup

Số lượng:

Tổng tiền: